Thứ sáu, 25 Tháng 3 2022 23:38

Một số kinh nghiệm đổi mới sáng tạo khu vực công ở Nhật Bản trong thời gian qua

Các mục tiêu đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong khu vực công của Nhật Bản có định hướng nhiệm vụ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường một cách có hệ thống mà đất nước đang phải đối mặt, chẳng hạn như cải cách chăm sóc sức khỏe để hỗ trợ cải cách nhân khẩu học già, điện và năng lượng sau thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi, cũng như cải cách giao thông và du lịch.

Ví dụ: tốc độ ĐMST dịch vụ công đã được đẩy nhanh trong quá trình chuẩn bị cho Thế vận hội và đã tập trung vào việc làm thế nào để giới thiệu thể mạnh của đất nước cho hàng triệu du khách mới. Các mục tiêu đầy tham vọng đã được đặt ra trên phạm vi quốc gia và địa phương ngay cả đối với các mục tiêu không liên quan đến Thế vận hội. Trọng tâm ĐMST ở Nhật Bản tập trung vào chiến lược quốc gia sử dụng các công nghệ tiên tiến trong cung cấp dịch vụ công với tuyên bố đầy tham vọng trở thành “Quốc gia công nghệ thông tin tiên tiến nhất thế giới”. Điều này đã góp phần giúp Nhật Bản cải thiện từ vị trí thứ 18 lên vị trí thứ 10 trong xếp hạng Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc từ năm 2012 đến năm 2018[1].

ĐMST mạng được định hướng bởi các thành phố. Các thị trường sử dụng ĐMST để xây dựng thương hiệu thành phố của họ tầm quốc gia và toàn cầu. Khu vực tư nhân ít tham gia vào ĐMST dịch vụ công. Tuy nhiên, một số lĩnh vực, chẳng hạn như khắc phục hậu quả thiên tai, cho thấy tiềm năng hợp tác và hưởng lợi từ sự tham gia của khu vực tư nhân.

Đối với ĐMST cấp trung ương: Tại Nhật Bản, các dịch vụ công số hóa được điều hành bởi Văn phòng Công nghệ Thông tin, nằm trong Ban Thư ký Nội các. Trong bộ máy công chức, Giám đốc Thông tin Chính phủ đặt ra chiến lược phân phối, trong khi các bộ phận chịu trách nhiệm tạo và xây dựng các dự án cụ thể. Kế hoạch của Chính phủ trở thành quốc gia công nghệ thông tin tiên tiến nhất thế giới là cốt lõi của chiến lược ĐMST cấp trung ương trong khu vực công. Chính phủ đã thiết lập thời hạn cho Thế vận hội 2020 để sử dụng phân tích dữ liệu và AI trong tám lĩnh vực chính nhằm cải thiện quy trình và giới thiệu các dịch vụ mới. Đó là: chính phủ số; chăm sóc sức khỏe; chăm sóc y tế và điều dưỡng; du lịch; tài chính; nông nghiệp; chế tạo; phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; và giao thông vận tải. Các sáng kiến đáng chú ý bao gồm một hệ thống nhận dạng quốc gia mới; một nền tảng để chia sẻ dữ liệu và thông tin trong các thảm họa; và có kế hoạch giảm 30% chi phí hoạt động của Chính phủ bằng cách đơn giản hóa hệ thống.

Việc sử dụng AI là điểm nổi bật trong chiến lược ĐMST cấp trung ương của Nhật Bản và đang được sử dụng để tăng cường lực lượng lao động đang bị thu hẹp của đất nước. Ví dụ: Văn phòng Sáng chế Nhật Bản đang sử dụng AI để tự động hóa các nhiệm vụ “rườm rà” trong đăng ký bằng sáng chế, nhãn hiệu và thiết kế. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đang sử dụng AI để đẩy nhanh quá trình khám phá thuốc, sàng lọc các nghiên cứu y tế đầy hứa hẹn. Cuối cùng, Chính phủ đang sử dụng AI để soạn theo củu trả lời chạy thu câu hỏi của Quốc hội bằng cách sử dụng các chi trả lời trong quá khứ làm mẫu Sinh trác học cũng đóng một vai trò quan trọng trong tầm nhìn của đất nước, với các kế hoạch về hệ thống thành toán bằng vân tay cho khách du lịch. Các thử nghiệm đã được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp tiến hành tại các điểm nóng du lịch để giảm sự phụ thuộc vào tiền mặt.

Đấu thầu công khai cung cấp cơ hội ĐMST hơn nữa, với công nghệ blockchain được sử dụng để tạo ra quy trình đấu thầu đơn giản hơn. Bộ Nội vụ và Truyền thông đang xây dựng một nền tảng cho phép chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan để các doanh nghiệp có thể sử dụng các hồ sơ thầu hiện có để hỗ trợ thủ tục của họ thay vì phải soạn thảo từng cái từ đầu.

Người máy cũng được thiết lập để đóng một vai trò ngày càng tăng: Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp đã dành 18 triệu USD để trợ cấp cho 24 công ty sản xuất robot chăm sóc điều dưỡng, chẳng hạn như nhà vệ sinh tự hành và gấu robot để nâng người già lên giường.

Các thành phố là nền tảng cho ĐMST mạng lưới của Nhật Bản. Một số sáng kiến chính của chính quyền thành phố bao gồm hỗ trợ dân số già, thúc đẩy du lịch và thân thiện hơn với môi trường. Ví dụ, về chăm sóc sức khỏe, phường Kita City ở Tokyo đang tiến hành các thử nghiệm về AI để hỗ trợ các yêu cầu điều dưỡng và hợp lý hóa quy trình phúc lợi cho người cao tuổi. Trong khi đó, thành phố Iruma đang sử dụng thiết kế cho phép công dân cao tuổi giữ được sự độc lập của họ thông qua việc sử dụng các nhân dân mã QR có thể được dán vào móng tay, cho phép cánh sát truy cập thông tin về họ nếu họ bị lạc.

Tokyo đã sử dụng Thế vận hội Olympic để đặt ra tầm nhìn về một “xã hội hydro", liên quan đến việc lắp đặt các điểm sạc hydro trên đường phố cho ô tô chạy bằng pin nhiên liệu và Làng Olympic sẽ chỉ chạy bằng năng lượng hydro. Các nhà sản xuất ô tô Honda, Nissan Motor Co., Ltd. và Toyota đã đồng ý tài trợ 1/3 chi phí cho các trạm nhiên liệu. Đối với các thành phố hiện đang hoạt động tách biệt với chương trình nghị sự ĐMST quốc gia cũng được hưởng lợi tử Chiến lược thành phố thông minh.

Trong khu vực tư nhân lãnh đạo: Khu vực tư nhân muốn gắn kết chặt chẽ hơn với Chính phủ và tăng cơ hội cho ĐMST do khu vực tư nhân lãnh đạo. Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản gồm các công ty lớn đã liên hệ với Chính phủ để yêu cầu đưa ra các tuyên bố về vấn đề mà ngành công nghiệp có thể giải quyết. Vào cuối năm 2018, quốc gia này đã tiến hành các thử nghiệm về “mua sắm nhanh”, nơi đấu thầu không dựa trên các thông số kỹ thuật cụ thể mà dựa trên các yêu cầu rộng hơn. Các đấu thầu cũng được chia thành các phần nhỏ để một dự án có thể phát triển nếu các thông số kỹ thuật thay đổi. Cải cách đấu thầu sẽ cho phép nguồn cung ứng cộng đồng, nơi các thách thức được công bố và người dân cũng như ngành công nghiệp đề xuất ý tưởng của họ để giải quyết chúng.

Hệ thống khắc phục hậu quả sau thảm họa là ví dụ điển hình về ĐMST do khu vực tư nhân lãnh đạo, rút kinh nghiệm từ thảm họa sóng thần năm 2011 và tham họa hạt nhân Fukushima. Fujitsu đã hợp tác với Viện Nghiên cứu Quốc tế về Khoa học Thảm họa để xây dựng hai hệ thống mô phỏng lũ lụt sóng thần và mô phỏng sơ tán. Sáng kiến giảm thiểu tác động của sóng thần dựa trên các công nghệ tiên tiến, bao gồm AI và siêu máy tính. Hệ thống đã được ra mắt tại thành phố ven biển Kawasaki vào tháng 11 năm 2017. Công nghệ mô phỏng dự đoán nơi thiệt hại sẽ tập trung, ước tính các yếu tố, bao gồm chiều cao sóng và thời gian đến, bằng cách sử dụng các cảm biên ngoài khơi. Trong khi đó, công nghệ mô hình hành vi con người được sử dụng với dữ liệu lũ lụt để lập kế hoạch các tuyến đường sơ tán.

Trận sóng thần năm 2011 cũng thúc đẩy suy nghĩ lại về ngành năng lượng của đất nước, tạo ra những ĐMST trong lĩnh vực tiện ích nhằm đạt được các mục tiêu dịch vụ công cộng rộng lớn hơn. Công ty điện lực TEPCO (Tokyo Electric Power Company Holdings, Inc.) đã sử dụng AI để lập kế hoạch hoạt động dự đoán bảo trì, đối phó với tỉnh trạng giảm nhân lực khi lực lượng lao động của đất nước già đi. Nó cũng có kế hoạch lắp đặt đồng hồ thông minh từ năm 2020 đến năm 2024, cho phép người dân đo lường mức tiêu thụ năng lượng của họ và cho phép thanh toán hóa đơn.

Một số lợi thế đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ Nhật Bản:

Tận dụng lĩnh vực công nghệ tiên tiến

Nhật Bản có lợi thế là có các lĩnh vực công nghệ lớn mạnh, đặc biệt là về phần cứng công nghệ thông tin và tryền thông (ICT), giao thông vận tải và robot. Những lợi thế này cho phép thử nghiệm nhiều hơn để đáp ứng các mục tiêu xã hội trong chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Ví dụ, họ đang thí điểm nhiều sáng kiến dựa trên AI do cai cách công việc và hiệu quả của Chính phủ. Vai trò quan trọng của khu vực tư nhân trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ KCT vốn là những ngành quan trọng đối với hoạt động của Chính phủ điện tử.

Thiết lập các mốc và mục tiêu rõ ràng

Thời hạn chuẩn bị cho Thế vận hội đã thiết lập một cột mốc rõ ràng cho các mục tiêu ĐMST, dẫn đến việc đầu tư vốn, tài chính vào ĐMST dịch vụ công ở cả cấp quốc gia và địa phương. Hơn nữa, định hướng sứ mệnh của ĐMST khu vực công đã dẫn đến sự gắn kết hơn giữa các mục tiêu xã hội và môi trường với ĐMST dịch vụ công ở Nhật Bản.

 


[1] Evolution of Science, Technology and Innovation Policies for Sustainable Development: The Experiences of China, Japan, the Republic of Korea and Singapore, The Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (ESCAP), 2018

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành