Thứ sáu, 08 Tháng 7 2022 16:00

Chế định bảo đảm quyền công dân của Ba Lan – kinh nghiệm cho Việt Nam

Về thể chế: Ba Lan thiết lập khá đầy đủ hệ thống các quy định, nguyên tắc tầm Hiến định về bảo đảm, bảo vệ quyền công dân, quyền công dân cũng như thiết chế bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Về Quyền Tự do, các quyền và nghĩa vụ của con người và công dân được quy định tại Chương II của Hiến pháp Ba Lan. Trong đó, các quy định về quyền bắt đầu từ Điều 30 đến Điều 76 và chia thành các phần: Những nguyên tắc chung (Điều 30 đến Điều 37); Tự do nhân các quyền (Điều 38 đến Điều 56); Tự do các quyền trong lĩnh vực chính trị (Điều 57 đến Điều 63); Tự do các quyền trong lĩnh vực kinh tế, hội văn hoá (Điều 64 đến Điều 76); Trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân được khẳng định tại các Điều 5, Điều 30 và Điều 37, theo đó, “Cộng hoà Ba Lan (...) bảo đảm sự tự do và các quyền con người, quyền công dân, sự an toàn của người dân” (Điều 5). “Những phẩm giá vốn có và không thể tách rời của con người là nguồn gốc của tự do và các quyền của con người công dân. Điều này là bất khả xâm phạm. Việc tôn trng và bảo vệ các quyền này là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước” (Điều 30). “Bất kỳ người nào đang lãnh thổ thuộc chủ quyền của Nhà nước Ba Lan, sẽ được hưởng tự do và các quyền được Hiến pháp Ba Lan bảo đảm. Những ngoại lệ của nguyên tắc này đối với người nước ngoài sẽ do luật định” (Điều 37).

Các trường hợp hạn chế tự do và quyền con người, quyền công dân cũng như các quyền không được phép xâm phạm trong mọi tình huống cũng được quy định cụ thể tại Điều 233 của Hiến pháp.

Về thiết chế: qua nghiên cứu, có thể thấy các nhà lập hiến Ba Lan đã thể hiện cái nhìn mới và văn minh về vai trò, trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân trong thời đại mới và trong một trật tự Nhà nước pháp quyền. Ở đó, các thiết chế bảo đảm pháp lý cho công dân được thiết kế khá đầy đủ và được bảo đảm bằng hiệu lực pháp lý cao nhất thông qua Hiến pháp.

Ba Lan là một trong số ít các quốc gia quy định trực tiếp cơ chế pháp lý bảo đảm quyền công dân trong Hiến pháp của mình và được quy định cũng tại Chương II Hiến pháp, mục Các biện pháp bảo đảm tự do và các quyền (Điều 77 đến Điều 81).

Các thiết chế đặc thù cho bảo đảm pháp lý đối với công dân ở Ba Lan bao gồm: bồi thường Nhà nước, các toà án thường, toà án Hiến pháp, Cao uỷ viên về quyền công dân. Một điều dễ thấy là tuy quy định về trách nhiệm bồi thường Nhà nước, nhưng cơ quan phụ trách về trách nhiệm bồi thường Nhà nước không được quy định cụ thể trong Hiến pháp. Các thiết chế còn lại đều được thiết lập nền tảng hiến định vững chắc, đặt sở cho cơ chế pháp về bảo đảm quyền công dân ở Ba Lan phát huy hiệu quả trong thực tế.

Thiết chế Toà án ở Ba Lan thi hành công lý và được Hiến pháp quy định: “có thẩm quyền riêng biệt và độc lập với các nhóm quyền lực khác” (Điều 173). Để bảo đảm điều này, Thẩm phán trong hệ thống tư pháp Ba Lan được tạo điều kiện tối đa để bảo đảm sự khách quan, độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đồng thời, để giám sát tính độc lập của toà án và thẩm phán, Hội đồng tư pháp quốc gia thực hiện trách nhiệm “bảo đảm sự độc lập của toà án và thẩm phán” thông qua việc đề nghị Toà án Hiến pháp xem xét về sự phù hợp với Hiến pháp của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến sự độc lập của toà án và thẩm phán.

Bên cạnh các toà án có thẩm quyền chung, hệ thống Toà án hành chính đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tư pháp Ba Lan. Theo đó, Toà án hành chính Tối cao và các toà án hành chính khác, trong phạm vi luật định, thực hiện kiểm soát đối với việc thực hiện quản lý hành chính công ở các cấp chính quyền địa phương.

Toà án Hiến pháp của Ba Lan, bên cạnh thẩm quyền xem xét tính hợp hiến của luật, các điều ước quốc tế Ba Lan phê chuẩn, tính hợp hiến của mục tiêu hoặc hành động của các đảng chính trị, còn có thẩm quyền xét xử những khiếu nại của công dân về một đạo luật hoặc văn bản quy phạm pháp luật bị nghi ngờ là vi hiến do xâm phạm các quyền tự do và các quyền hiến định của công dân.

Thiết chế Cao uỷ viên về quyền công dân có thể xem là một thiết chế đặc thù trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền công dân của Ba Lan. Đây là một thiết chế có trách nhiệm trợ giúp trong việc bảo vệ tự do và các quyền của công dân khi bị các cơ quan nhà nước xâm phạm. Theo Điều 208 Hiến pháp Ba Lan, Cao uỷ viên về quyền công dân có trách nhiệm bảo đảm tự do và các quyền con người và quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Để thực hiện phận sự của mình, thiết chế này có trách nhiệm thông tin cho Hạ nghị viện và Thượng nghị viện về các hoạt động của mình và báo cáo về mức độ tôn trọng tự do và các quyền con người và công dân. Cao uỷ viên về quyền công dân do Hạ nghị viện bổ nhiệm, với sự đồng thuận của Thượng Nghị viện, nhiệm kỳ 5 năm. Đây là một vị trí chuyên trách, do đó không giữ bất kỳ vị trí nào khác, trừ chức vị giáo sư tại một học viện của cơ sở giáo dục đại học, và cũng không thực hiện bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào khác. Đồng thời, Cao uỷ viên về quyền công dân không được phép thuộc đảng phái chính trị, tổ chức công đoàn nào hoặc thực hiện các nhiệm vụ công không phù hợp với chức trách của mình. Cao uỷ viên được Hiến pháp bảo đảm tính độc lập trong các hoạt động của mình, độc lập với các cơ quan khác của Nhà nước và chịu trách nhiệm trước Hạ nghị viện theo các nguyên tắc do luật định.

Để nâng cao tính chịu trách nhiệm và tính độc lập của Cao uỷ viên về quyền công dân Hiến pháp quy định người đảm nhiệm vị trí này không phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc bị tước tự do mà không được sự chấp thuận từ trước của Hạ nghị viện. Cao uỷ viên về quyền công dân sẽ không bị tạm giam hoặc bắt giữ, trừ trường hợp bị bắt quả tang đang thực hiện một tội phạm và việc giam giữ người đó là cần thiết để bảo đảm quá trình tố tụng phù hợp. Chủ tịch Hạ nghị viện sẽ được thông báo ngay về việc giam giữ và có thể ra lệnh phóng thích ngay người bị bắt.

Từ kinh nghiệm bảo đảm pháp lý đối với công dân của Ba Lan có thể thấy sự tôn vinh các giá trị của Nhà nước pháp quyền, cùng với đòi hỏi xuất phát từ tính chính đáng của Nhà nước, cần thiết phải xác lập những nền tảng hiến định vững chắc cho cơ chế pháp lý bảo đảm quyền công dân. Đáng chú ý là Hiến pháp Ba Lan xây dựng một thiết chế chuyên trách đặc biệt để giám sát về vấn đề này: Cao uỷ viên về quyền công dân. Đó không chỉ là việc ghi nhận các giá trị về tự do, quyền con người, quyền công dân phải có sự cam kết chính trị, pháp lý từ phía Nhà nước trong việc bảo hộ các quyền đó, trước hết là các quyền công dân trong mối quan hệ với Nhà nước. Đồng thời, cần phải tạo lập những cơ sở pháp lý vững chắc về các cơ chế quan trọng trong cơ chế pháp lý bảo đảm quyền công dân trong Hiến pháp, như các cơ chế dân nguyện, sự độc lập của tư pháp, tài phán hành chính, tài phán hiến pháp, cơ chế bồi thường Nhà nước.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành