In trang này
Thứ năm, 07 Tháng 7 2022 00:16

Phân tích đặc điểm hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng trong xây dựng chế định pháp lý

Hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng là sự thỏa thuận giữa bên bán nợ bên mua nợ được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản,theo đó quyền đòi nợ của tổ chức tín dụng (và tài sản bảo đảm của khoản nợ nếu có) được chuyển giao cho bên mua nợ,còn bên mua nợ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán nợ theo thỏa thuận. Nếu như xem xét hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng trong mối tương quan với hoạt động mua bán các khoản nợ phát sinh trong các giao dịch dân sự khác thì nhận thấy giữa chúng có những đặc điểm chung sau đây:

Một là, về chủ thể của hoạt động mua, bán nợ luôn có sự tham gia của hai bên: Bên mua nợ và Bên bán nợ;

Hai là, về đối tượng mua bán là quyền đòi nợ - một dạng quyền tài sản;

Ba là, về cơ sở phát sinh khoản nợ, theo đó khoản nợ được phát sinh trên cơ sở sự thỏa thuận giữa các bên (bên có quyền sở hữu đối với tài sản và bên có nhu cầu sử dụng tài sản đó);

Bốn là, về hình thức pháp lý của quan hệ mua, bán nợ đó chính là hợp đồng mua, bán nợ.

Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung cơ bản đó, hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng còn có những đặc điểm riêng cơ bản là:

Thứ nhất, đặc điểm về chủ thể, tổ chức tín dụng (bên bán nợ) là chủ thể tham gia bắt buộc trong quan hệ mua, bán nợ của tổ chức tín dụng

Tính bắt buộc được thể hiện ở chỗ, trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì tổ chức tín dụng là chủ thể không thể thiếu. Đây được xem là chủ thể cung cấp “hàng hóa” cho thị trường mua, bán nợ. Sở dĩ có đặc điểm này là vì tổ chức tín dụng với địa vị pháp lý đặc biệt là định chế trung gian tài chính - đi vay để cho vay đã thực hiện chức năng quan trọng là cung cấp vốn cho nền kinh tế, chính vì vậy mà tổ chức tín dụng xuất hiện hầu hết trong các quan hệ cho vay đối với các doanh nghiệp và các chủ thể khác. Hoạt động bán nợ của các tổ chức tín dụng thực chất là một hình thức xử lý tài chính trong quá trình kinh doanh để làm tăng nguồn vốn hoặc là đối phó với những rủi ro có thể xảy ra cho chính tổ chức tín dụng thậm chí cho cả nền kinh tế nóichung.

Thứ hai, về đối tượng của hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng là quyền đòi nợ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Quyền đòi nợ được mua bán ở đây là quyền được phát sinh từ hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho khách hàng được thể hiện thông qua các hợp đồng cấp tín dụng khác nhau tùy thuộc vào từng nghiệp vụ cấp tín dụng cụ thể. Đối tượng của quyền này chính là các khoản nợ. Đồng thời, tùy từng trường hợp mua, bán nợ mà khoản nợ được mua bán có thể không hoặc có phải thỏa mãn những điều kiện nhất định, chẳng hạn như: Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợđượcmua,bán,hợpđồngbảođảm(nếucó)dobênbánnợcungcấpphảiphảnánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng qui định của pháp luật; Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ; Khoản nợ khôngđượcsửdụngđểbảođảmthựchiệnnghĩavụdânsựtạithờiđiểmmua,bánnợ trừtrườnghợpbênnhậnbảođảmđồngýbằng vănbảnvềviệcbánnợ[1][56].

Thứ ba, hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng là hoạt động phát sinh chủ yếu từ hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng

Điều đó có nghĩa là giao dịch mua, bán nợ của tổ chức tín dụng chỉ có thể đượcxác lậpdựa trên một giao dịch cơ sở đã được thực hiện trước đó và ghi nhận trong hợp đồng cấp tín dụng mà hệ quả của giao dịch cơ sở này là xác lập quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng đối với bên nợ (khách hàng). Hay nói cách khác, giao dịch cơ sở này chính là nơi “sản xuất” ra “hàng hóa” cho thị trường mua, bán nợ củatổ chức tín dụng.

Đây cũng chính là đặc điểm cơ bản để phân biệt hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng với hoạt động mua, bán tài sản và các quyền tài sản khác trong giao dịch dân sự. Bởi lẽ, với đặc thù là một hoạt động phái sinh nên khi thực hiện hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, bên mua nợ phải tiến hành kiểm tra, phân tích toàn diện về giao dịch cơ sở đã làm phát sinh quyền đòi nợ để đánh giá tính hợp pháp của giao dịch này, trên cơ sở đó xác định tính hợp pháp của khoản nợ được mua, bán.

Thứ tư, về hình thức pháp lý của quan hệ giữa các chủ thể tham gia hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng

Thỏa thuận của các bên trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng được ghi nhận thông qua hợp đồng mua, bán nợ. Hợp đồng này thường được thể hiện dưới hình thức văn bản. Không những vậy, hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng chỉ có hiệu lực khi nó vừa đáp ứng được các điều kiện chung như các điều kiện về mục đích, nội dung của hợp đồng; năng lực pháp luật, năng lực hành vi, yếu tố tự nguyện của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng… vừa phải thỏa mãn các qui định đặc thù đối với hợp đồng mua bán nợ của tổ chức tín dụng như: điều kiện về chủ thể có thẩm quyền kí kết hợp đồng - Hợp đồng mua bán nợ phải được kí bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ; nội dung chủ yếu của hợp đồng mua, bán nợ được pháp luật xác định trước và mang tính bắt buộc hay nói cách khác là pháp luật đã qui định những nội dung tối thiểu phải có trong loại hợp đồngnày.

Thứ năm, hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng là một hoạt động có tính rủi ro cao

Tính rủi ro của hoạt động này bắt nguồn ngay từ bản chất của hoạt động ngân hàng. Bởi lẽ hoạt động ngân hàng với đối tượng kinh doanh là tiền tệ được xếp vào loại hình hoạt động kinh doanh có độ rủi ro cao và thường có ảnh hưởng sâu sắc, mang tính dây chuyền đối với nền kinh tế. Tính rủi ro của hoạt động mua, bán nợcủatổ chức tín dụngđượcthểhiệnởchỗkhibênbánnợ(tổ chức tín dụng)thựchiệnchuyểngiaoquyền đòi nợ đối với khoản nợ thì kể từ thời điểm hợp đồng mua, bán nợ có hiệu lực pháp luật cũng là lúc toàn bộ các rủi ro gắn với khoản nợ (rủi ro tín dụng) - những tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng (con nợ) không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết cũng được chuyển giao sang cho bên mua nợ. Như vậy, mức độ rủi ro của hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng chủ yếu phụ thuộc vào tình trạng pháp lý của con nợ và tình trạng pháp lý này được phản ánh cụ thể thông qua Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng của từng tổ chức tín dụng. Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá của khoản nợ được mua báncũng nhưảnhhưởngđếnquyếtđịnhcủabênmuanợvềviệcmuakhoảnnợcủatổ chức tín dụng.

Rủi ro tín dụng này không chỉ có ở những khoản nợ xấu mà có thể xảy ra với bất cứ khoản nợ nào trong các nhóm nợ đã được phân loại. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay thông thường các tổ chức tín dụng chỉ bán những khoản nợ có vấn đề hay còn gọi là “nợ xấu” chính vì vậy mà càng dễ nhận thấy mức độ rủi ro cao ẩn chứa trong các khoản nợ được muabán.

Thứ sáu, hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng là một trong những cách thức xử lý nợ xấu có hiệu quả của tổ chức tín dụng

Trong việc xử lý các khoản nợ của tổ chức tín dụng nói chung và nợ xấu nói riêng, các tổ chức tín dụng thường có hai nhóm phương án để lựa chọn đó là đầu tư, khai thác và phát mại, thanh lý.

Trường hợp tổ chức tín dụng lựa chọn phương pháp đầu tư, khai thác. Theo đó, khách hàng vay được phép tự khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho tổ chức tín dụng càng nhanh càng tốt. Phương pháp xử lý này được mô tả như một chương trình phục hồi áp đặt lên khách hàng vay, với sự cộng tác và thỏa thuận của họ. Ở phương thức này, tổ chức tín dụng sẽ lựa chọn để áp dụng một trong số các biện pháp cơ cấu lại khoản nợ (gia hạn hoặc điều chỉnh kì hạn trả nợ); cấp phát thêm vốn cho khách hàng để thực hiện quá trình phục hồi; chuyển nợ thành vốn góp tại doanh nghiệp khách nợ. Và để lựa chọn phương pháp này đòi hỏi tổ chức tín dụng phải đánh giá, cân nhắc thật kĩ lưỡng, chính xác về tình hình thực tế của khách nợ vì nếu không thì rủi ro của tổ chức tín dụng lại càng tănglên.

Trường hợp tổ chức tín dụng lựa chọn phương pháp phát mại, thanh lý khoản nợ. Phương pháp này thường được tổ chức tín dụng lựa chọn khi tổ chức tín dụng thấy rõ là việc đầu tư, khai thác sẽ không mang lại hiệu quả và thanh lý khoản nợ dưới một vài hình thức được coi là biện pháp tối ưu để xử lý khoản nợ. Trong số đó, bán nợ là một cách thức xử lý nợ xấu hiệu quả bởi lẽ nó góp phần cải thiện nhanh tình hình tài chính đang bị báo động của tổ chức tín dụng; cải thiện khả năng thu hồi vốn từ các khoản nợ; giúp khơi thông dòng chảy tín dụng, hạn chế rủi ro thanh khoản và từ đó đảm bảo sự an toàn và tính lành mạnh trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự ổn định và sự phát triển cho cả hệ thống ngân hàng.

 


[1]Ngân hàng nhà nước (2015), Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2015 qui định về hoạt động mua, bán nợ của Tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, HàNội