Hoạt động phòng, chống tham nhũng với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương Đảng lần thứ 3 khóa X đề ra đó là phải ngăn chặn, thực hiện đẩy lùi tham nhũng và lãng phí. Hoạt động phòng, chống tham nhũng phải là tiền đề kiên quyết để tạo ra sự chuyển biến nhằm giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội. Bên cạnh đó, công tác phòng, chống tham nhũng góp phần giúp củng cố lòng tin của nhân dân nhằm xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh…
Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng đến 2020. Theo đó, phòng, chống tham nhũng được coi là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, người dân, của toàn xã hội. Dưới sự lãnh đạo tận tình của Đảng cùng với sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, vai trò của người đứng đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua tệ nạn tham nhũng đã được đầy lùi, nhiều vụ án tham nhũng trọng điểm đã được xét xử công khai, thể hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước trong việc tiên quyết xóa bỏ tệ nạn tham nhũng, thể hiện quan điểm của Đảng đối với việc nhất quán đấu tranh phòng, chống tham nhũng và đối với tham nhũng không có ngoại lệ.
Nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ (TTCP) trong phòng chống tham nhũng (PCTN) phải phục vụ mục tiêu PCTN của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Vì vây, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũngngày càng được nâng cao. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Thanh tra Chính phủ cần nghiêm túc thực hiện quan điểm của Đảng, đẩy mạnh và nhấn mạnh việc sử dụng tổng thể các giải pháp phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ phải tích cực, chủ động trong phòng ngừa, vừa kiên quyết trong phát hiện, xử lý với những bước đi vững chắc đặc biệt là những bước tiến trọng tâm, trọng điểm. Thanh tra Chính phủ nhất quán thực hiện tư tưởng chỉ đạo của Đảng đó là lấy phòng ngừa chống tham nhũng là cơ bản, lâu dài. Thực hiện gắn phòng, chống tham nhũng song song với thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng phí. Bên cạnh đó, cần phát huy sức mạnh tập thể, sức mạnh của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Trong thời gian qua, hoạt động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã từng bước có những kết quả khả quan, mang lại hiệu quả tích cực, rõ nét, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng có những luồng ý kiến trái chiều sợ rằng việc đấy mạnh phòng, chống tham nhũng, xử lý hành chính, hình sự đối với cán bộ, đảng viên có sai phạm sẽ làm mất uy tín của Đảng, ảnh hưởng tới sự phát triển cán bộ…..
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được khẳng định rõ đây chính là nguồn lực to lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, nâng cao uy tín và vị thế của Đảng[1].Thời gian qua, quan liêu, tham nhũng đã trở thành tệ nạn cùng với sự suy thoái về phẩm chất đạo đức của một bộ phận đảng viên, cán bộ đã làm cho bộ máy của Đảng, Nhà nước trở nên suy yếu, công tác quản lý nhà nước kém hiệu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng tới niềm tin của nhân dân vào hệ thống cơ quan nhà nước.
Như vậy, có thể thấy được vai trò quan trọng của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng một mặt giữ vững uy tín của Đảng và nhà nước đối với nhân dân, mặt khác góp phần đẩy mạnh sự tin tưởng của các nước trong khu vực và trên thế giới trong công cuộc hợp tác khu vực, hợp tác đa phương của nước ta với bạn bè quốc tế.
1. Phát huy sức mạnh tổng hợp, đặc biệt vai trò của cơ quan thanh tra chính phủ đối với công tác phòng, chống tham nhũng nhằm thực hiện tốt hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống cơ quan nhà nước
Có thể nói, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước chịu nhiều tác động từ nền kinh tế xã hội, chính trị và những đặc trưng, đặc điểm riêng của mỗi quốc gia nhưn lịch sử, văn hóa, đặc điểm địa lý….
Việc xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn. hiệu quả cùng với việc đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu… đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ…. đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.Theo đó, hiệu quả, hiệu suất hoạt động của cơ uan hành chính là mục tiêu và nhiệm vụ tiên quyết của Đảng, của nhân dân trong giai đoạn này.
Tại Điều 5, Luật Thanh tra năm 2010 quy định: “Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giảiquyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật”. Như vậy, chức năng phòng, chống tham nhũng là một trong những chắc năng cơ bản, quan trọng và được luật định của thanh tra nhà nước. Điều này dẫn tới việc cần thiết phải nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với công tác phòng, chống tham nhũng nhằm hạn chế tối đa các hành vi tham nhũng có thể xảy ra. PCTN là một trong số những chức năng cơ bản của cơ quan thanh tra nhà nước. Do vậy, vai trò của TTCP trong PCTN nếu được nâng cao thì chắc chắn sẽ hạn chế tối đa sai phạm có thể xảy ra. Thông qua hoạt động này, hoạt động của cơ quan nhà nước sẽ được đảm bảo hơn nhất là ở một số lĩnh vực trọng điểm quan trọng dễ xảy ra tham nhũng, nhũng nhiễu như thuế, hải quan, ngân hàng, quản lý đất đai, xây dựng….
Việc cải cách hành chính ở các quốc gia trên thế giới đều có sự khác biệt theo những cấp độ riêng với những nội dung khác nhau. Đối với nước ta, hoạt động cải cách hành chính được xem là trọng tâm của công cuộc đổi mới, cải cách. Những nhiệm vụ cơ ban nhằm xây dựng một nền hành chính năng động, trách nhiệm, hiện đại, xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đó là: Thứ nhất, đề cao vai trò, trách nhiệm chính trị của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trách nhiệm của cán bộ, công chức,
Thứ hai, đối với tổ chức bộ máy hành chính, khi thành lập mới các cơ quan, tổ chức hành chính cần thực hiện theo đúng quy định pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước
Thứ ba, cần có những quy định thống nhất về tổ chức bộ máy và viên chế trong hệ thống văn bản pháp luật, tránh tình trạng chồng chéo và xung đột lẫn nhau.
Thứ tư, đẩy mạnh việc phân cấp cho chính quyền địa phương cụ thể là các thẩm quyền liên quan đến việc giải quyết các vấn đề về phát triển kinh tế-xã hội, an ninh trật tự nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định của dịa phương
Thứ năm, tiếp tục thực hiện việc xã hôi hóa dịch vụ công
Cải cách hành chính phải song hành với công tác phòng, chống tham nhũng do đó vai trò của Thanh tra Nhà nước ngày càng được đề cao. Như vậy, tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ thời gian tới cần được hoàn thiện, xây dựng theo hướng linh hoạt, đồng bộ, gọn nhẹ. Đặc biệt là chất lượng của đội ngũ cán bộ Thanh tra ngày càng phải được nâng cao. Hoạt động của Thanh tra Chính phủ trong thời gian tới nhất thiết phải dựa trên nền tảng của khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ số, học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong phòng, chống tham nhũng.
Mặt khác, có thể thấy rằng ngày nay việc hội nhập quốc tế đã mang tới cho các quốc gia những lợi ích to lớn. Hội nhập quốc tế đang diễn ra là một quá trình tất yếu của sự phát triển, thể hiện bản chất của xã hội, lịch sử, mối quan hệ giữa con người với nhau, giữa cộng đồng với nhau và giữa các quốc gia với nhau. Ở trong một phạm vi nhất định, sự phát triển ghi nhận mối liên kết chặt chẽ giữa con người với con người, giữa các quốc gia này với quốc gia khác.
Theo đó, sự phát triển không ngừng của kinh tế- xã hội cùng với công nghệ số khiến cho thế giới trở thành thế giới phẳng, kinh tế thị trường phát triển dẫn tới sự hình thành và phát triển của thị trường khu vực và thế giới. Cũng như vậy, sự phát triển kinh tế quốc tế đó đã dẫn tới việc phát triển lực lượng sản xuất. Phân công lao động và xã hội hóa lao động không đóng khung trong phạm vi cộng đồng dân cư, phạm vi quốc gia mà đã lan toa khắp toàn cầu dẫn tới việc hình thành và phát triển quan hệ hợp tác song phương, đa phương trong khu vực và trên thế giới.
Nội hàm của hội nhập quốc tế phải kể đến hợp tác quốc tế mang tính có lợi cho các quốc gia tham gia nhưng bên cạnh đó nó cũng thúc đẩy sự phát triển chung của kinh tế thế giới mà kéo theo nó chính là sự phát triển của xã hội, của văn mình nhân loại. Xét trên phương diện tổng thể, hội nhập quốc tế có thể diễn ra hội nhập song phương, hội nhập khu vực, hội nhập toàn cầu. Ở nước ta, hợp tác quốc tế thường được diễn ra ở các bình diện chính như hợp tác kinh tế, hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, hợp tác về chính trị- quốc phòng, an ninh….
Cùng với sự phát triển của kinh tế quốc tế, một vấn nạn mà nhiều quốc gia, khu vực đang phải đối mặt đó là vấn đề tham nhũng. Do vậy, việc hợp tác giữa các quốc gia trong việc đấu tranh bài trừ tham nhũng là rất cần thiết. Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng mà Thanh tra Chính phủ của Việt Nam làm đầu mối đã đặt trách nhiệm quan trọng lên cơ quan Thanh tra Chính phủ. Theo đó, Thanh tra Chinh phủ phải tham gia với thái độ tích cực, trách nhiệm, đóng góp kinh nghiệm, sáng kiến vào các hoạt động chung của công ước.
Ngoài ra, thông qua quá trình hoạt động, việc đánh giá thực hiện Công ước của Liên hợp Quốc về chống tham nhũng của các nước thành viên sẽ cho các nước tự xem xét và rút ra những kinh nghiệm quý báu nhằm thực hiện hiệu quả Công ước. Theo đó, có sự trao đổi giữa các đoàn công tác mang tính quốc tế trong vấn đề phòng, chống tham nhũng giúp cho các nước thành viên có thêm kinh nghiệm trong việc thực thi công ước và trong việc phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt động của các diễn đàn hợp tác song phương và đa phương nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác giữa các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng ở các nước hết sức cần thiết.
2. Phát huy vai trò của Thanh tra Chính phủ trong phòng, chống tham nhũng nhằm góp phần xây dựng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế xã hội thì cũng nảy sinh ra nhiều vấn đề tiêu cực. Điển hình phải kể đến việc tham nhũng. Theo đó, một nền công vụ quan liêu, nhũng nhiễu không trong sạch, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây khó dễ cho nhân dân đặc biệt là đối với doanh nghiệp sẽ dẫn tới sự mất uy tín của Đảng, của chế độ, giảm vị thế cũng như cơ hội phát triển, uy tín của nước ta với bạn bè quốc tế.
Như vậy, có thể thấy rằng, cần thiết phải phát huy, nâng cao vai trò của cơ quan thanh tra đặc biệt là Thanh tra chính phủ trong phòng, chống tham nhũng nhằm làm trong sạch hệ thống cơ quan nhà nước, dần lấy lại lòng tin trong nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước cũng như từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Với chức năng, nhiệm vụ được luật định, các hoạt động về thanh tra, giải quyêt khiếu nại tố cáo, phòng, chống tham nhũng của Thanh tra chính phủ đã góp phần làm trong sạch hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương. Bên cạnh đó, cần thiết tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, giảm bớt thủ tục hành chính, cải cách điều kiện kinh doanh, chấm dứt tệ nạn nhũng nhiễu, hạch sách công dân, đặc biệt là doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
[1]Nguyễn Phú Trọng (2018), Phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú trọng tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ngày27/4/2018