Thứ năm, 10 Tháng 11 2022 21:46

Khái quát chung về cơ quan Tổng Thanh tra của nước Cộng hòa Pháp

Ở Cộng hoà Pháp, xuất phát từ quan điểm riêng về phần chia quyền lực và sự phát triển của xu hướng phân quyền các cộng đồng lãnh thổ địa phương (vùng, tỉnh, công xã) được quyền tự quản trong nhiều lĩnh vực. Nhà nước Trung ương không trực tiếp can thiệp vào mọi công việc của cộng đồng lãnh thổ đó, mà chỉ giám sát, đảm bảo cho mọi hoạt động của nó tuân theo pháp luật, tránh tình trạng cục bộ cát cứ. Chính vì vậy, công tác thanh tra, kiểm tra của chính quyền địa phương hết sức được coi trọng.

Ở Pháp không có cơ quan Thanh tra của Chính phủ mà các cơ quan Tổng Thanh tra được thành lập ở các Bộ chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của Bộ trưởng. Hiện nay, Pháp có tất cả 18 cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành được chia theo các cấp độ cao thấp khác nhau.

Cơ quan Tổng thanh tra chuyên ngành ở cấp độ tối cao bao gồm: Cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính, Tổng Thanh tra Hành chính, Tổng Thanh tra Bảo hiểm xã hội, Tổng Thanh tra Xây dựng.

Cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành ở cấp độ cao Tổng Kiểm tra Quân đội, Tổng Thanh tra các thuộc địa.

Cơ quan Thanh tra chuyên ngành ở cấp độ trung bình: Tổng Thanh tra Công nghiệp và Thương mại, Tổng Thanh tra Y tế và dân số, Tổng Thanh tra Kinh tế quốc dân, Tổng Thanh tra Cựu chiến binh và nạn nhân chiến tranh.

Các cơ quan Tổng Thanh tra chuyên ngành ở cấp độ thấp: Tổng Thanh tra Bưu chính - Viễn thông, Tổng Thanh tra Lao động và nhân công, Tổng Thanh tra Thanh niên và thể thao, Tổng Thanh tra Du lịch, Tổng Thanh tra Nông nghiệp, Tổng Thanh tra Thiết bị, Tổng Thanh tra Giáo dục quốc gia, Tổng Thanh tra Hàng dân dụng, Tổng Thanh tra Mỏ, Tổng Thanh tra Hành chính về văn hóa.

Trong tiếng Pháp có nhiều từ để chỉ các hoạt động về thanh tra, kiểm tra. Qua phân tích của các nhà nghiên cứu, người ta nhận thấy một cách sâu xa rằng: Quản lý tức là trông coi. Nhiệm vụ của quản lý là xem xét việc áp dụng các quy định hiện hành, các chính sách của các cơ quan quyền lực trong thực tế có luôn được tôn trọng không, có được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả không, đã sử dụng có ý thức các biện pháp đã đề ra chưa? Mà quản lý thì có các chức năng: dự kiến, tổ chức, ra lệnh, phối hợp và thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là xem xét những sự việc diễn ra có đúng với các quy tắc đã xác lập và các lệnh đã ban ra hay không. Mỗi đơn vị phải tự tổ chức kiểm tra các hoạt động của đơn vị mình, gọi là kiểm tra nội bộ. Một cơ quan quản lý cấp trên có nhiệm vụ “kiểm tra nội bộ” trong phạm vingành mình, nhưng đối với các đơn vị bên ngoài thì “kiểm tra từ bên ngoài”.

Thuật ngữ “Inspection” (thanh tra) có nguồn gốc từ tiếngLatinh (Inspectare) có nghĩa là nhìn vào bên trong. Những nhân viên chuyên môn trong lĩnh vực này gọi là kiểm tra viên và Thanh tra viên. Thanh tra thực hiện từ bên ngoài, có mục tiêu kiểm tra xem việc kiểm tra nội bộ có thực hiện tốt hay không, các dữ kiện đưa ra theo cơ chế kiểm tra có đúng đắn hay không. Thanh tra viên ở ngoài đơn vị mà mình thanh tra không phải là một thành viên có mặt thường xuyên trong đơn vị đó. Thanh tra không được tham dự vào cơ quan chỉ đạo. Sự tách rời giữa cơ quan thanh tra với cơ quan được thanh tra là một nguyên tắc cơ bản, đồng thời thành viên của cơ quan thanh tra không tham gia vào cơ quan chỉ đạo mà nằm ngoài hệ thống đó. Cho nên cơ quan Tổng Thanh tra nằm ngoài cơ quan chỉ đạo của Bộ. Nhờ có tính độc lập này mà hoạt động thanh tra bảo đảm tính khách quan hơn. Cơ quan Tổng Thanh tra trực thuộc Bộ trưởng, chịu trách nhiệm thanh tra toàn bộ các vấn đề quản lý của Bộ trưởng trong cả nước. Từ “Tổng” trong thuật ngữ “cơ quan Tổng Thanh tra” xuất phát từ ý nghĩa đó.

Thanh tra có nhiệm vụ nguyên thuỷ là thanh tra tính hợp thức đối chiếu với quy định, mục tiêu hoạt động của đơn vị để xem đơn vị hay cá nhân có hoàn thành đúng hay không. Việc kiểm tra được tiến hành tại chỗ nhằm đánh giá liệu đơn vị đó có hoạt động phù hợp với quy định và quyết định của Bộ và Chính phủ hay không.

Nhìn một cách khái quát nhất, nội dung kiểm tra baogồm:

Kiểm tra tài chính là một công việc cơ bản. Tất cả cáccơ quan Tổng Thanh tra đều phải thực hiện nhiệm vụ này ngoài việc kiểm tra của Tổng Thanh tra Tài chính.

Kiểm tra về cơ sở vật chất, đối chiếu với yêu cầu nhiệm vụ, có đáp ứng yêu cầu chuyên môn kỹ thuật không, tình trạng bảo đảm an toàn của các cơ sở vật chất đó.

Về công tác tổ chức và cán bộ, xem xét tính hợp lý của bộ máy, trình độ cán bộ, việc phân công sử dụng, khối lượng công việc, ngay cả giờ giấc làm việc, tư cách xử bộ...

Các hoạt động kiểm tra này yêu cầu của nó là kiểm tra sau (à posteriorie) tức là kiểm tra sau quá trình thực hiện của đơn vị. Ngày nay người ta nhấn mạnh nhiều hơn đến việc kiểm tra diễn ra trong quá trình thực hiện nhằm phát hiện những hoạt động cần điều chỉnh và những quy định cần sửa đổi.

Việc kiểm tra trước đây chủ yếu là xem xét cụ thể từng mặt. Còn ngày nay trên cơ sở xem xét từng phần để kiểm tra tổng thể cơ quan, nghĩa là kiểm tra toàn bộ tổ chức và hoạt động của cơ quan. Việc kiểm tra này vượt lên trên yêu cầu kiểm tra tính hợp thức nhằm quan sát toàn bộ các mặt quản lý để đưa ra các khuyến nghị góp phần điều chỉnh toàn bộ tổ chức và hoạt động của cơ quan. Và như vậy, nó không chỉ đối chiếu với quy định mà còn xem cách thức mà đơn vị đó đã thực hiện và hiệu quả của nó. Chẳng hạn như, khi thanh tra tài chính, không phải chỉ xem việc thu chỉ cóđúng hay không mà còn phải xem tính hiệu quả của vốn đầu tư. Kết luận thanh tra chỉ có nhận xét với kết quả công việc mà còn phải xem xét số lượng và chất lượng cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất và vốn đầu tư, xem xét tính hợp lý và đầy đủ của các quy định về những công việc trên, v.v, để từ đó đưa ra các khuyến nghị cần thiết.

Như vậy, trong việc kiếm tra ngày nay, Thanh tra viên không phải chỉ đóng vai trò phán quyết mà còn đóng cả vai trò cố vấn.

Việc kiểm tra không thể thực hiện đối với toàn bộ các đơn vị, cơ quan dưới quyền trong cùng một năm, mà phải kiểm tra một số lượng có ý nghĩa để bảo đảm tính thường xuyên, liên tục và tạo nên một sự “răn đe” nhất định. Thanh tra phải lựa chọn giữa hai nguyên tắc:

Có thể kiểm tra tổng quát đối với các cơ quan, bằng cách kiểm tra nhanh chóng nhưng chắc chắn tuy nhiên không được triệt để và sâu sắc.

Lựa chọn một số ít, nhưng kiểm tra một cách sâu sát, coi như những điển hình tiêu biểu, từ đó rút ra những vấn để chung. Cách thứ hai này thường được áp dụng hơn.

Ngoài ra còn có những cuộc kiểm tra với các mục đích khác nhau: Kiểm tra những hoạt động không bình thường của các đơn vị không bình thường, những mâu thuẫn nội bộ, thành lập hay đóng cửa một cơ quan, đơn vị.

Do vai trò của thanh tra thay đổi, không phải chỉ là “cảnh sát” mà là những “cố vấn”, cho nên ngoài hình thức kiểm tra từng đơn vị, cá nhân nói trên, ngày nay còn có những hoạt động mang tính nghiên cứu, điều tra. Bộ trưởng giao cho Tổng Thanh tra những chuyên đề cần nghiên cứu hàng năm. Với lực lượng của mình và Thanh tra cấp dưới, cơ quan Tổng Thanh tra chọn mẫu các đơn vị đại diện cho các đặc điểm khác nhau và tiến hành kiểm tra các mặt cụ thể của chuyên đề, từ đó một bức tranh tổng thể về việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó của ngành. Hoạt động này không nhằm để biết tổ chức này hay tổ chức kia có thực hiện đúng quy định không, mà nhằm nghiên cứu những giải pháp cho quản lý. Thanh tra không chỉ nhằm nhận xét hay sửa chữa một hoạt động mà là trả lời những câu hỏi chung, liên quan đến sự phát triển sao cho phù hợp với công tác quản lý.

Hoạt động nghiên cứu, điều tra này của các cơ quan Tổng Thanh tra trên thực tế đều có xu hướng phát triển. Có ba tiến trình đặc biệt của các cơ quan Tổng Thanh tra: Nhận xét, chuẩn đoán, kiến nghị. Kết quả điều tra dựa trên những căn cứ xác thực do một cơ quan mang tính khách quan là những cứ liệu chính xác, từ đó tham mưu cho Bộ trưởng điều chỉnh sự chỉ đạo để đạt được mục tiêu hay đề ra những chính sách mới.

Nhờ các hoạt động điều tra, nghiên cứu nói trên của một cơ quan tương đối độc lập, đứng ngoài dây chuyền chỉ đạo, thực hiện đã đem lại cho cấp quản lý những hiểu biết chính xác về thực tế quản lý. Cho nên các Tổng Thanh tra luôn là các thành viên trong các uỷ ban, cung cấp những tài liệu phong phú cho các cuộc thảo luận của các uỷ ban. Cũng từ đó mà các Bộ trưởng, các cơ quan của Bộ có thể tham khảo Ý kiến các Tổng Thanh tra về tổ chức, về các quyết địnhmới, về công tác soạn thảo các văn bản pháp luật, về các dự án kinh tế v.v...

Nghiên cứu, điều tra là hướng vào việc tìm ra khuyết điểm trong cơ chế chính sách hoặc những điểm bất những ổn trong sự vận hành của cơ quan công quyền để từ đó giúp cho Bộ trưởng có sự tác động, điều chỉnh một cách kịp thời. Đây là một biện pháp phòng ngừa từ xa và thể hiện vai trò quản lý vĩ mô của một Nhà nước phát triển.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành