Thứ năm, 04 Tháng 8 2022 13:54

Kiến nghị giải pháp hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm quyền công dân

Nền hành chính được thiết lập ở mỗi quốc gia để thực hiện chức năng quản lý hành chính của nhà nước (hành chính công) và thường bao gồm các yếu tố hợp thành: tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực, nguồn tài chính và các thiết chế để điều chỉnh hoạt động của bộ máyđó.

Cải cách hành chính lần đầu được đề cập vào những năm 1980 với những nghiên cứu về quản lý hành chính mới. Theo cuốn Tái cơ cấu Chính phủ (Reinterventing Govenment) đã phản ánh và chịu ảnh hưởng quan điểm cải cách của Mỹ và các quốc gia khác trong những năm 1980 và 1990, David Osborne và Ted Gaebler đã tổng kết các nguyên tắc và đặc điểm của quản lý hành chính mới, đó là: chính phủ kiến tạo nên “điều hành/định hướng hơn là can thiệp” và quản lý các dịch vụ được cung cấp hơn là việc luôn luôn cung cấp các dịch vụ trực tiếp[1].

Bước sang thế kỷ 21, toàn cầu hóa đã đem lại sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong các doanh nghiệp và gây áp lực cho chính phủ để xây dựng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong đó khối tư nhân có thể cạnh tranh hiệu quả hơn và người dân cũng có thể phát triển nguồn nhân lực của mình để hưởng lợi từ các hoạt động sản xuất[2]. Hiện nay, việc đánh giá lại chức năng của nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức của các quốc gia xuất phát từ hai nguyên nhân: một là, toàn cầu hóa đòi hỏi chính phủ phải thay đổi và đáp ứng đối với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế, xã hội, chính trị và xu hướng công nghệ quốc tế; hai là, việc gia tăng sự không hài lòng củangườidân đối với chức năng của chính phủ và các dịch vụ do bộ máy hành chính cung cấp[3]. Tuyên bố Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc yêu cầu việc tôn trọng quyền con người, thúc đẩy dân chủ và quản trị công (bao gồm hoạt động quản lý hành chính hiệu lực và hiệu quả). Trong đó, quản trị tốt là điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ(MDGs).

Xu hướng chung của các quốc gia là chuyển đổi nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ, thay đổi cách thức quản lý hành chính nhà nước từ “truyền thống” sang cách “quản lý mới”. Quản lý hành chính nhà nước mới lấy nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân làm mục tiêu hoạt động và mọi hoạt động luôn hướng đến phục vụ lợi ích cơ bản của đại đa số nhân dân. Quản lý hành chính nhà nước mới hướng đến sự thay đổi mối quan hệ giữa nhà nước với người dân, chuyển đổi từ phương thức “cai trị” sang phương thức “phục vụ”, nghĩa là xây dựng nền hành chính phục vụ, trong đó Nhà nước phải quan tâm đến nhu cầu, mong muốn của người dân để không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng các dịch vụ công cho người dân, tổ chức. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước là một tiêu chí để xây dựng nền hành chính phụcvụ.

Nền hành chính phục vụ là nền hành chính mà ở đó người dân có quyền tham gia vào tất cả các hoạt động quản lý hành chính nhà nước từ quá trình ban hành chính sách, quyết định đến tổ chức thực hiện các quyết định đó trên thực tiễn. Do đó, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm sự tham gia của người dân bao gồm những nội dung sau:

-                  Các hình thức và cách thức tham gia của người dân vào quản lý hành chính nhà nước: cụ thể là quy định các hình thức như đối thoại, giải trình, đóng góp ý kiến của người dân trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách, quyết định.

-                   Hoàn thiện pháp luật về dân chủ sở, khiếu nại, tố cáo để đảm


bảo người dân có thể tham gia hiệu quả, thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo trên thực tiễn.

Có thể hiểu, quản lý hành chính nhà nước mới là thay đổi cách thức quản lý của nhà nước đối với người dân, lấy người dân làm trung tâm của hoạt động quản lý, vì lợi ích chung của người dân thông quan việc xây dựng nền hành chính phục vụ, bảo sự công khai, minh bạch thông tin, hoạt động đối với người dân, tổ chức và có trách nhiệm giải trình đối với người dân, bảo đảm sự thamgiacủangườidânvàoquátrìnhbanhànhthựchiệnquyếtđịnh.

Từ những phân tích nêu trên, trong chuyên đề này xin kiến nghị một số giải pháp cải cách hành chính Nhà nước nhằm bảođảm quyền công dân trên cơ sởquan điểmcải cách hành chính là một tất yếu khách quan trong giai đoạn hiện nay nhằm thực hiện dân chủ hóa xã hội và đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Mục tiêu của cải cách hành chính là hướng tới xây dựng một nền hành chính gần dân, trong sạch, hiệu quả; chuyển từ nên hành chính truyền thống, mang tính “quản lý”, “cai trị” sang nền hành chính phục vụ, phát triển, một nền hành chính của dân, do dân, vì dân; bảo đảm sự lãnh đạo củaĐảng.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh cải cách hànhchínhnhằmđạtđượcmụctiêuvàyêucầunướctacómộtnềnhànhchính dân chủ, đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Kết quả cho thấy, thể chế hành chính của nước ta đã đạt được những thành quả nhấtđịnh:

-                  Quyền chính trị của công dân đã được thể chếhóa;

-                  Quyền tự do lập hội và sự phát triển của các hội đã được mở rộng một bước quan trọng;

-                  Quyền tự do ngôn luận được mở rộng, đổi mới quản lý báo chí, sách thông tin theo hướng dânchủ;

-                   Nhiều hình thức dân chủ trực tiếp được quy định, dân chủ đại diện được từng bước đổi mới vềchất;

-                  Quyền tố tụng hành chính của dân đã được xác lập, mở rộng và được đảm bảo bằng thủ tục tư pháp hành chính (thể hiện qua việc thành lập ra Tòa lao động và Tòa hànhchính);

-                  Thủ tục hành chính đã được cải cách đáng kể theo hướng đơn giản và thuận lợi cho ngườidân;

-                  Quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, công chức hành chính trong việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, khắc phục được phần nào sự đùn đẩy tráchnhiệm.

Như vậy, thời gian qua thể chế hành chính trong mối quan hệ với nhân dân đang từng bước hướng tới đảm bảo dân chủ, phục vụ nhân dân, phúc đáp phần nào yêu cầu khuyến khích, hướng dẫn, hỗ trợ, đồng thời từng bước thực hiện một cách đầy đủ chức năng bảo vệ nhân dân.

Tuy nhiên, thể chế hành chính ở nước ta trong mối quan hệ với nhân dân còn nhiều hạn chế:

-                   Tính công khai trong hoạt động của chính quyền ở một số mặt, lĩnh vực còn còn yếu, làm hạn chế việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của nhândân;

-                  Còn thiếu một cơ chế pháp lý rõ ràng và cụ thể để các bảo đảm thực hiệnnguyêntắcsựthamgiacủanhândânvàohoạtđộngquảnlýnhànước.Nhân dân là người chủ của quyền lực nhà nước, quyền lực hành chính nhưng trên thực tế, ở một số nơi nhân dân đang bị chính quyền lực của mình chi phối, sáchnhiễu.

-                  Trong xây dựng thể chế hành chính, nhiều khi còn dân chủ hình thức, chiếu lệ, chẳng hạn như thể hiện qua việc tổ chức cho nhân dân đóng góp vào cáo dự án, dự thảo các văn bản phápluật.

-                 Chưađảmbảothựcsựquanhệbìnhđẳnggiữanhândâncáccơ quan hành chính Nhà nước. Điều này đã làm ảnh hưởng đến quyền dân chủ của nhândân;

-                   Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, chưa thuận tiện, dễ dàng lợi dụng hoặc lạm dụng để tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho nhândân.

Từ những hạn chế, bất cập nêu trên, nhận thấy cần tăng cường hơn nữa tính dân chủ, vì nhân dân phục vụ đối với cải cách hành chính trong lĩnh vực lập pháp, lập quy:

-                   Trước khi soạn thảo bất cứ một văn bản pháp luật nào cần phải xác định các quan hệ pháp luật cần điều chỉnh, ý chí nguyện vọng và sự ủng hộ của đại đa số nhân dân đối với việc ban hành văn bản pháp luậtđó.

-                  Tuân thủ nghiêm chỉnh thủ tục lấy ý kiến trong nhân dân khi ban hành các dự thảo, các văn bản pháp luật. Nói cách khác, cần phải thu hút đông đảo mọi người tham gia một cách dân chủ vào quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, để một mặt nâng cao chất lượng các văn bản, mặt khác nâng cao tinh thần tuân thủ của nhândân.

-                   Tùy vào tính chất và phạm vi tác động của văn bản quy phạm pháp luật ban hành người làm luật tìm kiếm các hình thức phù hợp để thu hút đông đảo ý kiến tham gia. Sau khi có ý kiến đóng góp của nhiều người, các nhà khoa học, chuyên môn, các viện nghiên cứu khoa học hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thông qua thực tiễn thì mới đi đến kết quả cuốicùng.

-                   Quy định cụ thể các thủ tục, giai đoạn của quy trình lập pháp,lậpquy chophépcáccơquanNhànướccóthẩmquyền,cáctổchứcquầnchúng,xã hộivàcôngdânthựchiệnkiểmtra,giámsátđốivớihoạtđộngcủacáccơ quan tham gia vào quá trình soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm phápluật.

Cải cách hành chính trong lĩnh vực lập pháp, lập quy nhằm đảm bảo tốt các cơ chế làm chủ của nhân dân, đảm bảo dân chủ trong quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tức là nhân dân làm chủ thông qua việc lập ra cơ sở chính trị, lập ra cơ quan Nhà nước thông qua đại diện là các cơ quan dân cử và các đoàn thể, làm chủ trực tiếp bằng các hình thức tự quản nhân dân, tham gia vào thực hiền quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước.

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước là một yêu cầu xuất phát từ quan điểm quan trọng có tính nguyên tắc về Nhà nước pháp quyền là làm cho Nhà nước ta trở thành Nhà nước của dân, do dân, vì dân, một Nhà nước vì nhân dân phục vụ. Yêu cầu này bắt nguồn từ nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Như vậy, những quy trình, phương thức, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, trong đó có hệ thống cơ quan hành chính, trước hết phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Để đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, hoạt động quản lý hành chính còn phải đáp ứng những yêu cầu:

-                  Hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức theo cơ chế dân chủ đạidiện.

-                  Các quan hành chính đều hướng tới chức năng phục vụ nhân dân, lợiíchnhândân,đảmbảosựgiámsátcủanhândânđốivớihoạtđộngcủamình.

-                    Dần dần loại trừ tác phong quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà cho nhândân.

-                  Bài trừ tệ tham nhũng, hốilộ.

-                  Thực hiện công vụ đúng với thẩm quyền, đúng với chức vụ đượctrao.

-                  Bảo đảm và tạo điều kiện cho nhân dân tham gia và phát huy tích cực vào công việc quản lý hành chính nhànước.

-                  Bảo đảm điều kiện để nhân dân thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo đối với công chức và cơ quan Nhànước.

Cải cách hành chính là yêu cầu bức xúc và trọng tâm của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Vì vậy, có thể nêu ra một vài giải pháp quan trọng và cấp bách nhằm phát huy dân chủ và đảm bảo quyền con người trong cải cách hành chính sau:

-                   Cải cách một cách căn bản thủ tục hành chính cả về thể chế lẫn tổ chức thực hiện, loại bỏ cơ chế “xin - cho”, loại bỏ các khâu xin phép, xét duyệt không cần thiết, giảm phiền hà, ngăn chặn tệ cửa quyền, sách nhiễu, tham nhũng, hối lộ, vi phạm pháp luật. Lập lại trật tự, quy trình ban hành thủ tục và quy định lệ phí. Quy định thủ tục quan hệ trong nội bộ cơ quan hành chính và giữa các cơ quan hành chính với nhau sao cho các cơ quan này giải quyết có hiệu quả các yêu cầu, công việc của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tập trung cải cách thủ tục trong các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước tác động trực tiếp tới đời sống và sản xuất, kinh doanh của nhân dân. Quy định chế độ công vụ và quy chế phối hợp với các cơ quan hành chính có trách nhiệm giải quyết yêu cầu của nhân dân một cách công khai, minh bạch và côngminh.

-                   Đẩy mạnh giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Hoàn thiện và hiện đại hóa các phòng tiếp dân cũng như quy chế tổ chức công dân tại các cơ quan hành chính. Hoàn thiện hệ thống Tòa hành chính để xét xử các khiếu kiện của nhân dân. Coi trọng hòa giải của cơ quan hành chính, kết hợp với Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở. Các tố cáo của công dân phải được các cơ quanhànhchínhcóthẩmquyềntráchnhiệmgiảiquyếtđưarakếtluận.Cần khắc phục triệt để, dứt điểm hiện tượng: những tố cáo của công dân không được giải quyết kịp thời, cố tình kéo dài thời hạn giải quyết. Khi đã có kết luận rõ ràng thì phải xử lý công khai, công minh, công bằng trước pháp luật.

-                   Có cơ chế tổ chức để nhân dân tích cực tham gia góp ý kiến vào những công việc chung của cả nước và của địa phương. Ý kiến của nhân dân phải được trân trọng lắng nghe, nghiên cứu và trả lời với thái độ khiêm tốn và thực sự cầu thị. Thái động này là biểu hiện của trình độ văn hóa, chính trị, văn hóa pháp luật. Đó chính là một hình thức phát huy dân chủ, phát huy quyền làm chủ một cách thiết thực, cụthể.

-                   Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, thiết lập và duy trì trật tự kỷ cương xã hội, kỷ luật trong bộ máy hành chính nhà nước. Làm trong sạch các cơ quan hành chính Nhà nước. Kiên quyết nghiêm trị những người lạmdụng

chức quyền để che chắn cho hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật, để tham ô, nhận hối lộ, kết bè phái để ức hiếp cấp dưới và quần chúng nhân dân.

-                  Tạo lập lòng tin đối với các cơ quan hành chính Nhà nước. Lòng tin của nhân dân là sức mạnh của các cơ quan hành chính Nhà nước, là điều kiện để các chính sách Nhà nước và quyết định hành chính nhà nước có hiệu lực và hiệu quả. Chính sự trong sạch, minh bạch, tận tụy và hiệu quả hoạt động quản lý hành chính là gốc rễ để củng cố niềm tinđó.

Tóm lại: xã hội hiện đại cùng với sự phát triển của văn minh, dân chủ đã thúc đẩy nhận thức và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sống, quyền được bảo đảm an ninh, an toàn trước những rủi ro và các nguy cơ xâm hại ngày một nhiều. Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Đặt trong bối cảnh Việt Nam, vấn đề càng trở nên ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian cũng như đối mặt với nhiều thách thức. Để đạt được những kết quả như mong đợi, chúng ta phải tiến hành một loạt những giải pháp đồng bộ, hệ thống, động chạm đến những vấn đề mang tính nền móng, cơ bản nhất về Nhà nước và pháp luật. Ở đó, trước hết, cần phải bắt đầu từ sự thay đổi về mặt duy, nhận thức đối với cả hai phía - Nhà nước và công dân. Tiếp đến là cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng caomối quan hệ chính trị - pháp lý giữa Nhà nước công dân, trong trật tự Nhà nước pháp quyềnvớimụctiêucaonhấtlàbảođảm,bảovệcácgiátrịnhânđạo,dânchủ,quyền con người.

 


[1]Osborne, David and Gaebler, Ted (1992), Reinterventing Government, Boston, MA: Addison-WesleyPublishing

[2]Rondinelli, Dennis A (2007), “Public Administration and Democratic Governance: Governments Serving Citizens - npan025063.Pdf,” 3”, web: http://unpan1.un.org/intradoc/groups/public/documents/un/unpan 025063.pdf, [accessed to June 5,2017].

[3]Rondinelli, Dennis A (2007), Public Administration and Democratic Governance: Governments Serving Citizens,Unpan025063.P.1

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành