Thứ sáu, 02 Tháng 12 2022 16:04

Khái quát về thanh tra chuyên ngành giáo dục ở một số nước Châu Âu

1. Thanh tra giáo dục xứ Scotland (thành viên của Liên hiệp Vương quốc Anh)

Từ năm 1983, Chính phủ Scotland đã xác định 4 lĩnh vực trách nhiệm của thanh tra, đó là:

Thứ nhất, thanh tra các trường học và các điều kiện học đườngbáo cáo lên Bộ trưởng, với trường đó và với địa phương.

Thứ hai, đảm nhiệm việc thúc đẩy các kế hoạch giáo dục ở bình diện quốc gia (là lĩnh vực trọng yếu). Bên cạnh đó, thực hiện việc phối hợp giữa các Bộ trưởng (bên cạnh các Bộ trưởng thuộc Bộ các vấn đề xứ Scotland của Hoàng gia Anh) cũng như với các cơ quan quản lý giáo dục với các lãnh đạo giáo dục địa phương và các tổ chức giáo dục bằng cách dựa trên kết quả thanh tra.

Thứ ba, Cập nhật các dữ liệu thích hợp và sự đánh giá thường xuyên chất lượng các công việc đã làm.

Thanh tra giáo dục Scotland không tiến hành thanh tra cho điểm giáo viên. Thanh tra viên dựa vào sự quan sát dạy và học ở lớp mà hình thành các nhận định về chất lượng của công việc để nói với giáo viên Nguyên tắc cơ bản là luôn luôn khen ngợi những gì tích cực (với phương châm giáo dục của Scotland thì “người ta không cải thiện được gì trong chừng mực lý luận tiêu cực”).

2. Thanh tra giáo dục Rumanie

Sau khi thay đổi chế độ quản lý xã hội chủ nghĩa, giá trị của truyền thống giáo dục cũ đã được nhận thức lại theo hướng đồng nhất về cơ bản của giáo dục châu Âu trong nền kinh tế thị trường, lấy luật pháp bảo đảm cho sự tồn tại.

Bộ Giáo dục Rumanie đã tăng cường vai trò thanh tra bộ môn để bảo đảm sự tiến triển bằng cách thanh tra đánh giá, thúc đẩy, đào tạo và nhận thức về chương trình mới. Người ta coi thanh tra là giao điểm của hai trục quản lý và đánh giá. Thanh tra giáo dục Rumanie bao gồm:

Một là, thanh tra chuyên môn: Xác định chính xác sự phù hợp với chương trình chính thức; chất lượng và số lượng kiến thức, kỹ năng học sinh đã thu nhận thông qua việc giảng dạy của giáo viên.

Hai là, thanh tra đặc biệt: Để đánh giá giáo viên khi cần chuyển ngạch bậc: dự 4 tiết lên lớp; kiểm tra hồ sơ. Các mục tiêu được tăng lên từ lần kiểm tra này sang lần kiểm tra sau để phân tích phẩm chất giáo viên: Phong cách, sự tham gia nghiên cứu sư phạm và đổi mới giảng dạy.

Ba là, thanh tra chuyên đề: Nhằm vào một lĩnh vực hay một mặt của hoạt động sư phạm. Các chuyên đề hàng quý của thanh tra xác định thông báo cho các trường. Tổng hợp các báo cáo của Thanh tra viên thành bản báo cáo chung. Chủ đề quan trọng thường gặp là hoạt động quản lý của nhà trường. Thanh tra viên nhận xét trên những kết quả đã kiểm tra (bao giờ, như thế nào, cách đánh giá, học trò đã làm gì để cải thiện công việc của giáo viên).

Bốn là, thanh tra toàn diện: Thanh tra trên diện rộng hơn và đánh giá toàn bộ hoạt động của một nhà trường (2 năm/lần đối với bậc trung học) nhưng coi trọng chất lượng đánh giá và các kiến nghị thanh tra hơn là nhịp độ, tần suất thanh tra.

Người ta yêu cầu Thanh tra viên phải trực tiếp giảng dạy ít nhất 2 giờ/tuần để cập nhật chương trình, kiến thức.

3. Thanh tra giáo dục Tây Ban Nha

Văn bản quy phạm quy định vềthanh tra giáo dục của Tây Ban Nha có từ những năm 1370, trong đó xác định ba lý do chính để thự hiện thanh tra, đặc biệt là thanh tra giáo dục, theo đó:

Nhà nước có nhu cầu biết việc áp dụng các luật pháp;

Đánh giá các nhà trường để thúc đẩy sự cải thiện.

Sự cần thiết cải thiện chất lượng giáo dục của Nhànước dành cho người dân.

Năm 1981, Tây Ban Nha hình thành cộng đồng tự quản có đầy quyền lực trong các mặt giáo dục, do đó cần hình thành một cơ quan thanh tra mạnh để bảo đảm các địaphương trong toàn quốc tôn trọng các tiêu chuẩn giáo dục cơ bản làm cho nền giáo dục thống nhất và sự bình đẳng của công dân dù cho họ học ở đâu. Các Thanh tra được bổ nhiệm trong 3 năm, sau đó xem xét lại để tái bổ nhiệm hoặc không. Thanh tra viên có thể đượcbổ nhiệm lại lại nhiều lần.

Thanh tra giáo dụccó các chức năng như:

Nhằm bảo đảm sự tôn trọng luật pháp, các quy định đối với các trường, các cơ quan và việc thực hiện các chương trình và hoạt động giáo dục (đây là quy định duy nhất từ triều đại Felipe II duy trì đến nay).

Phối hợp để hoàn thiện giáo viên, đổi mới sư phạm và thực nghiệm (có cơ quan khác chịu trách nhiệm nhưng thanh tra phải góp phần).

4. Thanh tra giáo dục Đức

Thanh tra có nhiệm vụ can thiệp vào toàn bộ hệ thống giáo dục cũng như vào các trường học.

Mỗi Bang có một Bộ Giáo dục (16 Bang) trong đó thanh tra là một bộ phận của cấp trung gian giữa Bộ và địa phương. Các Thanh tra viên được giao liên hệ với cáctrường tương ứng. Đối với cấp 1 và cấp 2 do thanh tra cấp dưới phụ trách.

Đối với mỗi cấp quản lý, thanh tra viên được tuyển dụng, bổ nhiệm từ những giáo viên, nhà quản lý, giới luật học đại diện cho quyền lực của Nhà nước trên 3 lĩnh vực:

Bảo đảm quyền của các thành viên nhà trường (họcsinh, cha mẹ học sinh, giáo viên) được tôn trọng;

Bảo đảm giáo viên hoàn thành nghĩa vụ của mình;

Bảo đảm chất lượng giáo dục.

Mỗi Thanh tra viên có nhiệm vụ trên 3 lĩnh vực: Phụ trách trường, bộ môn, một mặt quản lý.

Đối với bộ môn, Thanh tra viên kiểm tra các đề kiểm tra viết, so sánh các đề để bảo đảm sự cân bằng về trình độ giữa các trường hợp với các cơ quan khác bồi dưỡng giáo viên, hoặc mời các giáo viên trao đổi kinh nghiệm, thanh tra đánh giá giáo viên.

Để giáo dục phát triển toàn diện và tốt nhất cần tăng tính tự quản của trường để tăng tính năng động, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu của các địa phương và có sự đồng nhất với hệ thống quản lý của địa phương. Việc quản lý tập trung sẽ kém hiệu quả hơn với những chính sách chung từ trung ương đôi khi không phù hợp với tất cả địa phương, tất cả các trường học trong cả nước khi có sự khác biệt lớn về điều kiện địa lý, sự phát triển kinh tế-xã hội.Việc tăng tính tự chủ cho trường học sẽ giúp các trường có trách nhiệm hơn trong việc quản lý giáo dục, nâng cao chuyên môn … và tăng cường hơn nữa sự hợp tác giữa giáo viên- phụ huynh và học sinh.

Tuy nhiên, Chính phủ không cho phép đổ toàn bộ trách nhiệm cho nhà trường, để bảo đảm sự công bằng cho cuộc sống của mọi công dân, tôn trọng các chuẩn mực và sựtương đồng của các kỳ thi, đồng thời bảo đảm sự công bằng về các phương tiện cho các trường. Do đó thanh tra phải bảo đảm sự kiểm tra theo yêu cầu đó.

Thanh tra phải xây dựng kỹ thuật đánh giá nội bộ và đánh giá từ bên ngoài, giúp nhà trường tự đánh giá, cách nhìn nhận những điểm mạnh, yếu.

Thanh tra sẽ có ít nhiệm vụ đánh giá tức thời, tại chỗ đối với giáo viên. Thanh tra phải quan sát lớp học để có những giải pháp cải thiện chung.

Tóm lại, có thể thấy rằng thanh tra giáo dục tại các nước châu Âu là một cơ quan hoạt động tương đối độc lập với các chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục tại trường học bao gồm cả về chuyên môn, nội dung giảng dạy, cơ chế quản lý tài chính vv… sau đó báo cáo với Bộ trưởng Bộ Giáo dục nhằm có những biện pháp thích ứng để cải cách, nâng cao cơ chế quản lý, chất lượng giảng dạy và chuyên môn trong mỗi trường học.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành