Thứ năm, 01 Tháng 12 2022 16:24

Quy trình tiến hành thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thanh tra Cộng hòa Pháp

Lĩnh vực thẩm quyền hoạt động của các cơ quan Tổng Thanh tra được chia thành 3 khu vực.

1. Cơ quan hành chính Trung ương

Ở đây vấn đề đặt ra là cơ quan hành chính Trung ương của một Bộ thông thường có nằm trong phạm vi thẩm quyền của một cơ quan Tổng Thanh tra khi nó thực hiện chức năng kiểm tra không. Về mặt lý thuyết và lôgíc, rất ít khi có một lý do nào có thể biện hộ cho một câu trả lời phủ định nhưng cũng không thể khẳng định một cách hoàn toàn. Một mặt, nó cần khẳng định sự tiếp cận thường xuyên giữa Bộ trưởng và các thủ trưởng các đơn vị thuộc bộ, mặt khác là với công chức cao cấp của cơ quan hành chính Trung ương. Sự tiếp cận thường xuyên đó đủ để đảm bảo một thông tin hợp lý đối với Bộ trưởng.

Thẩm quyền của các cơ quan Tổng Thanh đối với cơ quan hành chính Trung ương được thể hiện trong một số Sắc lệnh được ban hành dưới hình thức văn bản pháp quy về hành chính. Các văn bản đó quy định: “Các công chức chịu trách nhiệm kiểm tra có quyền tiến hành xem xétđối với tất cả các hoạt động của các cơ quan và công sở trực thuộc Bộ trưởng; được tự do vào tất cả các văn phòng, đơn vị hoặc cơ sở nào đó của các cơ quan bị kiếm tra. Nhưng cũng có một số những hạn chế trong những quy định chung của các văn bản này. “Họ chỉ được tiến hành việc kiểm tra các cơ quan hành chính Trung ương căn cứ vào các lệnh đặc biệt của Bộ trưởng”. Như ta đã biết, trong mọi Bộ, người ta lập ra một cơ quan thanh tra mà thẩm quyền của nó là kiểm tra việc thực hiện ngân sách. Chính cơ quan này sẽ tạo ra một cơ chế giám sát với sự can thiệp đặc biệt của Bộ trưởng nếu xảy ra vấn đề. Trên thực tế, các Kiểm tra viên chỉ được hành động trên cơ sở chương trình đã được Bộ trưởng phê duyệt.

2. Các cơ quan trực thuộc Bộ đóng ở địa phương

Thực tế cho thấy mối quan hệ giữa cơ quan kiểm tra và các cơ quan trực thuộc rõ ràng là đơn giản hơn so với mối quan hệ giữa cơ quan kiểm tra với cơ quan hành chính Trung ương.

Về mặt lịch sử, các cơ quan Tổng Thanh tra được lập ra là để kiểm tra các cơ quan trực thuộc Bộ đóng ở địa phương, nghĩa là các cơ quan năm ngoài tầm quản lý cơ quan quyền lực Trung ương. Chính vì vậy. trong một thời gian dài các cơ quan này là đối tượng chính của các cơ quan Tổng Thanh tra trong quá trình kiểm tra.

Tuy nhiên do phạm vi các khu vực rất rộng nên đã gây nhiều khó khăn cho việc tiến hành kiểm tra. Các khó khăn này do hai nguyên nhân chính: Do tính chất đặc biệt của một số công vụ và cơ quan; do ngạch bậc của các công chức cao cấp trong các cơ quan này. Song người ta cũng có thể chỉ ra nguyên nhân thứ ba, mang tính chất thứ yếu, do chính từ bản thân một số cơ quan Tổng Thanh tra.

Các khó khăn trên liên quan trước hết đến việc kiểm tra có hệ thống với mục đích phòng ngừa. Điều đó ngược với hình thức kiểm tra theo vụ việc.

Người ta nhận thấy rằng, khi một ngạch công chức hay một cơ quan đạt đến trình độ chuyên môn hoá nào đó thì nó có xu hướng tạo ra trong nền hành chính một loại tiểu xã hội, mà tính đồng nhất của nó thường xuyên được tăng cường bởi tính thống nhất trong các điều kiện tuyển dụng và có những “luật lệ” riêng.

Trong một Bộ do có sự đòi hỏi kỹ thuật cao khi thực hiện các chức năng mà nó phải đảm nhiệm, thì phần lớn (nếu không muốn nói là toàn bộ) các công việc do một đội ngũ các công chức có trình độ cao đảm trách. Có nghĩa là, tính chuyên môn cao đồng nhất với đội ngũ này và phần công vụ mà họ đảm nhiệm cũng đồng nhất với bản thân họ.

Khái niệm đồng nhất này phù hợp với tình hình của các sĩ quan tại Bộ Quốc phòng, các Thẩm phán Bộ Tư pháp, các nhà ngoại giao tại Bộ Ngoại giao, các kỹ sư cầu đường thuộc Bộ Thiết bị, các kỹ sư cấp thoát nước và rừng tại Bộ Nông nghiệp.

Cơ quan Tổng Thanh tra Nông nghiệp, ngay từ khi thành lập đã gặp phải khó khăn bởi sự tồn tại của một đội ngũ kỹ sư bậc cao tạo thành một bộ khung tại Bộ Nông nghiệp. Từ thực tế đó, việc kiểm tra các cơ quan trực thuộc Bộ đóng tại địa phương nằm trong tay các kỹ sư, có nghĩa là các công chức không có thẩm quyền quản lý chung tại Bộ.

Công văn ngày 31/10/1960 của Bộ Nông nghiệp quyđịnh: “Để đảm bảo hoạt động nề nếp của cơ quan hànhchính, về nguyên tắc không giao cho Tổng Thanh tra Nôngnghiệp điều tra hoặc thanh tra những đơn vị bình thườngthuộc thẩm quyền của các Tổng Kỹ sư trong các cơ quankhác nhau của Bộ Nông nghiệp”. Văn bản này đã thu hẹpđáng kể phạm vi thẩm quyền của Tổng Thanh tra Nôngnghiệp.

Tình hình tại Bộ Công nghiệp và Thương mại cũng có nào đó tự như tình hình của Nông nghiệp kể trên. Ở đây cũng có một đội ngũ kỹ sư mỏ có trình độ rất cao, thậm chí còn có uy tín hơn bởi họ được tuyển chọn trong số những học sinh ưu tú nhất của Trường Bách khoa, tạo ra một nhóm đồng nhất và có trình độ được nhìn nhận rất đặc biệt. Hậu quả là cơ quan Tổng Thanh tra Côngnghiệp và Thương mại không bao giờ tiến hành việc kiểm tra không thường xuyên đối với các đơn vị thuộc Bộ.

Đối với cơ quan Tổng Thanh tra Hành chính thì khó khăn cơ bản hiện nay là nó không tiến hành kiểm tra có hệ thống các cơ quan, đơn vị trực thuộc của ngành Cảnh sát (như các Ban Tổng thư ký hành chính của ngành Cảnh sát). Mặt khác, hiện nay lại đang tồn tại một cơ quan Tổng Thanh tra Cảnh sát quốc gia không thuộc Bộ mà thuộc Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia.

Việc kiểm tra các cơ quan thuộc Bộ đóng tại địa phương còn gặp khó khăn do hàm bậc của các công chức cao cấp. Điều đó làm hạn chế phạm vi áp dụng chức năng kiểm tra và thẩm quyền của các Đoàn kiểm tra. Trường hợp các Tỉnh trưởng là một ví dụ. Trên thực tế, các Tỉnh trưởng là các quan chức cao cấp trong thứ bậc của nền hành chính. Cũng như các nhà lãnh đạo hành chính khác, các điều kiện bổ nhiệm Tỉnh trưởng được quy định tại Hiến pháp. Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của họ. Chức năng của Toà thị chính là rất lớn. Khó khăn chủ yếu khi tiến hành thanh tra cơ quan này là do tâm lý liên quan đến mối quan hệ giữa người kiểm tra và người bị kiểm và do vị trí của các Tỉnh trưởng. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, cơ quan Tổng Thanh tra Hành chính đã có hệ thống kiểm tra đối với các công việc của Toà thị chính, bao gồm kiểm tra tính hợp thức và đánh giá chất lượng quản lý dưới nhiều góc độ: Các phương tiện vật chất, phương tiện nhân sự, tổ chức và phương pháp làm việc, các định hướng chủ yếu về kinh tế tài chính của v.v...

3. Kiểm tra các cơ quan không trựcthuộc

Các cơ quan không thuộc (hay còn gọi là cơ quan bên ngoài) thường được miễn kiểm tra thường xuyên, trừ hai trường hợp ngoại lệ.

Thứ nhất liên quan đến các cơ quan quản lý các nhà tập thể bình dân (Habitation à loyer modéré H.L.M) đặt dưới sự kiểm tra thường xuyên của Thanh tra Trang thiết bị và được thực hiện theo một chương trình sắp sẵn hàng năm và như vậy nó có đặc điểm là không bao giờ đột xuất. Các cuộc kiểm tra này xem xét tính hợp thức của việc quản lý (ký các hợp đồng), xem xét chất lượng (việc xây dựng và sử dụng công trình).

Trường hợp thứ hai liên quan đến các Công ty kinh tế hợp doanh, mà cộng đồng lãnh thổ địa phương thành viên, là đối tượng việc kiểm tra thường xuyên của Tổng Thanh tra Hành chính.

Việc miễn kiểm tra cho phần lớn các cơ quan không trực thuộc như vậy dẫn tới thực tế gây ra nhiều quan hệ khác nhau có tính xã hội trong nội bộ cơ quan hành chính. Song những mối quan hệ này có thể thay đổi: Chỉ cần theo ý chí và sự xác định của Bộ trưởng mà một cơ quan không trực thuộc đã tránh khỏi sự kiểm tra lại bị kiểm tra một cách thường xuyên có hệ thống.

Việc kiểm tra tình huống, gặp ít khó khăn hơn, nhất là khi có một sự việc phải cử đoàn xuống kiểm tra: Phạm vi của việc kiểm tra này rộng hơn nhiều so với kiểm tra có hệ thống. Chẳng hạn, Tổng Thanh tra Hành chính tiến hành thường xuyên kiểm tra việc quản lý của các đơn vị hànhchính địa phương (xã) hoặc do một sự kiện nào đó cần phải kiểm tra hoặc Xã trưởng mới được bầu muốn biết tình hình chung của xã mình và xác định các trách nhiệm vào đầu nhiệm kỳ. Nhưng cơ quan Tổng Thanh tra Hành chính thường yêu cầu kiểm tra có tính chất tình huống đối với nhiều cơ quan và cá nhân khác nhau Ban tương trợ của Cảnh sát, thái độ của một công chức cấp xã, việc chi tiêu quá tài khoản của một nhà điều dưỡng khí hậu hoặc các tổ chức khác được Toà thị chính Paris trợ cấp, v.v...

Cơ quan Tổng Thanh tra Tài chính trong trường hợp cần thiết tiến hành kiểm tra tình huống đối với các cơ quan không chịu sự kiểm tra định kỳ của mình, như kiểm tra việc quản lý một khâu giá lợi tức của một số các công sở sự nghiệp theo trách nhiệm của kho bạc Nhà nước.

Tổng Thanh tra Nông nghiệp vốn ít tiến hành kiểm tra, nhưng từ năm 1871 được Bộ trưởng Nông nghiệp giao cho nhiệm vụ kiểm tra các tập đoàn sản xuất được hưởng trợ cấp của Nhà nước. Việc kiểm tra này bao trùm lên các vấn đề pháp lý, kỹ thuật, kinh tế và tài chính.

Những nhận xét vừa nêu ra chỉ phản ánh tình hình của từng thời điểm, trạng thái mối quan hệ xã hội trong một thời ỳ nào đó. Tình hình và trạng thái đó có thể bị đảo lộn qua các năm, yếu tố quan trọng của nó là ý chí của Bộ trưởng.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành