Thứ năm, 20 Tháng 10 2022 22:31

Một số vấn đề về tổ chức của Thanh tra Quốc hội Thụy Điển

1.Thanh tra Quốc hội Thụy Điển theo quy định trong Hiến pháp

Điều 1 Chương 1 Hiến Pháp Thụy Điển quy định “Quyền lực công phải được thực thi theo Luật”. Nguyên tắc này chiếm một vị trí nổi bật trong Hiến pháp và được thực hiện ngay từ khi Hiến pháp được soạn thảo lần đầu tiên từ thời Nedieval.

Thụy Điển là một nước nhỏ nằm ở Bắc Âu với dân số gần 11 triệu người; là một nước quân chủ lập hiến. Hệ thống chính trị của là Dân chủ và Đại nghị, trong đó mọi công dân từ 18 tuổi trở lên được quyền bầu cử, trong một hệ thống bầu cử dựa trên chế độ bầu đại biểu theo tỷ lệ. Các quyền cơ bản và quyền tự do của công dân được Hiến pháp ghi nhận.

Theo nguyên tắc của chế độ Đại nghị, Quốc hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân. Chính phủ quản lý đất nước, nhưng phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nếu Quốc hội tuyên bố rằng một Bộ trưởng bất tín nhiệm thì người đó sẽ bị bãi nhiệm.

Quốc hội ban hành các luật, xác định thuế khoá và quyết định việc sử dụng công quỹ, Quốc hội giám sáthoạt động củaChính phủ. Việc thành lập Thanh tra Quốc hội là một biện pháp quan trọng mà Quốc hộisử dụng để giám sát việc quản lý đất nước. Thanh tra Quốc hội do Quốc hội bổ nhiệm và có nhiệm vụ giám sát theo chỉ dẫn của Quốc hội sự áp dụng luật và các quy chế khác.

Toà án là cơ quan độc lập. Toà án tối cao là Toà án cao nhất của hệ thống tư pháp chung. Toà án hành chính tối cao là cơ quan Toà án cao nhất về hành chính không một cơ quan nào, không một thành viên nào của Quốc hội và Chính phủ có thể can thiệp vào việc xét xử của Toà án trong bất kỳ một vụ việc cụ thể nào.

Các cơ quan trung ương là các cơ quan độc lập. Cả Chính phủ lẫn bất kỳ một Bộ trưởng nào đều không thể ra lệnh cho cơ quan hành chính trung ương, địa phương hoặc thành phố trong việc quyết định các trường hợp cụ thể khi thực thi quyền lực xâm hại đến quyền cá nhân công dân hoặc thành phố tự trị hoặc khi áp dụng pháp luật.

Các quyết định hoặc hành vi của các cơ quan quyền lực công trong mọi trường hợp đều rất quan trọng đối với công dân. Đó là lý do mà các cơ quan quyền lực công phải tôn trọng triệt để các nguyên tắc pháp luật. Trong Chương I của Hiến pháp có quy định rằng: Trong hoạt động của mình, các cơ quan phải tôn trọng nguyên tắc bình đẳng của mọi cá nhân trước pháp luật và bảo đảm sự khách quan và công bằng,

Nếu một công dân cảm thấy họ bị đối xử bất công bởi cơ quan quyền lực công, họ có thể khởi kiện tại Toà án cấptrên hoặc cơ quan hành chính cấp trên. Nhưng Hiến pháp cũng quy định một biện pháp khác. bất kỳ công dân nào cũng có quyền gửi đơn trực tiếp đến Thanh tra Quốc hội để khiếu nại những hành vi mà họ cho là đã xâm hại đến lợi ích hợp pháp của họ.

1.1 Tổ chức Thanh tra Quốc hội

Theo Điều 6 Chương 12 Hiến pháp Thụy Điển, Quốc hội phải chọn một hoặc nhiều Thanh tra Quốc hội. “Luật về Quốc hội” của Thụy Điển quy định có 4 Thanh tra viên Quốc hội, gồm: Chánh thanh tra và 3 Thanh tra viên - các Thanh tra viên Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 4 năm. Cuộc bầu cử này được Uỷ ban Hiến pháp chuẩn bị và trình ra cuộc họp toàn thể. Nó không có mối liên hệ gì với các thành viên của Quốc hội.

Văn phòng Thanh tra Quốc hội không mang tính chính trị. Theo truyền thống, tất cả các đảng phái chính trị có đại diện trong Quốc hội phải được loại trừ, không tiến cử. Mặt khác, từ trước đến nay, không có trường hợp nào một Thanh tra viên Quốc hội giữ chức vụ này cho đến lúc về hưu. Phần lớn họ chuyển sang Toà án làm thẩm phán. Trong suốt giai đoạn từ khi thành lập đến nay đã có 47 vị giữ chức vụ Thanh tra viên Quốc hội hoặc Thanh tra quân đội, hai người trong số đó là phụ nữ.

Ngày nay, không có một tiêu chuẩn thông thường đối với một Thanh tra viên Quốc hội. Kể từ khi Hiến pháp mới của Thụy Điển bắt đầu có hiệu lực năm 1975, theo quy định thì yêu cầu đối với Thanh tra viên Quốc hội là công dân có kiến thức pháp luật và có kinh nghiệm thực tiễn. Tiêu chuẩn cụ thể về sự hiểu biết pháp luật nghĩa là khả năng thực thi pháp lý là cốt yếu.

Các Thanh tra viên Quốc hội thường được tuyển dụng từ những người có tư cách như các thành viên của hai Toà án cao nhất là Toà án tư pháp tối cao và Toà án hành chính tối cao. Để việc tuyển dụng được đơn giản, ngày nay, các Thanh tra viên Quốc hội được hưởng lương cao hơn các thành viên của hai Toà án trên.

Theo Điều 10 Chương 8 của Hiến pháp Thụy Điển, Chánh Thanh tra Quốc hội là giám đốc hành chính của Văn phòng Thanh tra Quốc hội và quyết định các hoạt động của Thanh tra Quốc hội. Luật về Thanh tra Quốc hội còn quy định rằng, trong quá trình điều hành của mình, Chánh thanh tra có quyền ra các văn bản hướng dẫn hoạt động và chỉ định Thanh tra viên tham gia các vụ việc. Bên cạnh đó, Chánh Thanh tra Quốc hộikhông thể can thiệp vào việc giải quyết các vụ việc cụ thể đối với Thanh tra viên mà ông đã chỉ định, mỗi Thanh tra viên phải tự chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của mình.

Một Thanh tra viên Quốc hội sẽ không thể tiếp tục thực thi nhiệm vụ của mình nếu Quốc hội bất tín nhiệm. Hàng năm, Quốc hội có xem xét việc thực thi nhiệm vụ của các Thanh tra viên Quốc hội thông qua các báo cáo thường niên được trình lên Quốc hội. Uỷ ban Hiến pháp cũng có sự xem xét kỹ lưỡng về việc này. Theo đoạn 3, Điều 10, Chương 8 của Luật Quốc hội Thụy Điển, Quốc hội có thể theo yêu cầu của Uỷ ban Hiến pháp chấm dứt nhiệm kỳ của một Thanh tra viên Quốc hội trước thời hạn, nếu Thanh tra viên đó bị Quốc hội bất tín nhiệm. Nếu một Thanh tra viên bị bãi nhiệm, Quốc hội phải bầu một Thanh tra viên khác theo nhiệm kỳ 4 năm cho văn phòng càng sớm càng tốt. Song trên thực tế. không có một Thanh tra viên Quốc hội nào bị thải hồi vì những lý do trên. Nhưng cũng có những trường hợp, một Thanh tra viên Quốc hội xin từ chức vì phải điều trần trước những câu hỏi do Quốc hội đưa ra chuẩn bị cho sự tín nhiệm hay không tín nhiệm.

Việc giám sát của Thanh tra Quốc hội được chia thành 4 mảng trách nhiệm, ứng với 4 Thanh tra viên.Để giúp cho hoạt động của mình, Thanh tra Quốc hội có các trợ lý bao gồm một giám đốc hành chính, các chi nhánh trưởng và các nhân viên hành chính khác theo quy địnhcủa Quốc hội. Nếu cần và nếu có thể, Chánh Thanh: Quốc hội có thể sử dụng thêm các nhân viên khác, chuyên gia hoặc cố vấn.

Chánh Thanh tra Quốc hội bổ nhiệm Giám đốc hành chính và Chi nhánh trưởng Việc bổ nhiệm các nhân viên khác được Chủ tịch Thanh tra Quốc hội ủy nhiệm cho Giám đốc hành chính. Số nhân viên vào khoảng 50 người, trong đó có 30 người là Luật sư.

Ngoài Giám đốc hành chính và các Chi nhánh trưởng Thanh tra Quốc hội còn sử dụng các nhân viên hành pháp để chuẩn bị cho cuộc điều tra các khiếu nại và các vụ việc khác. Chủ tịch Thanh tra Quốc hội quyết định phạm vi trách nhiệm của các Trưởng phòng căn cứ trên khả năng và kinh nghiệm của họ. Mỗi Thanh tra viên đứng đầu một Cục để giải quyết các công việc.

Chánh Thanh tra Quốc hội cũng có thể sử dụng một đơn vị hành chính và các nhân viên trực thuộc để thực thi nhiệm vụ của mình trong trường hợp cần thiết. Chánh Thanh tra Quốc hội ban hành các quy tắc và quy định làm việc của các trợ lý theo quy định của Luật về Thanh tra Quốc hội và sự điều hành của mình.

Thanh tra Quốc hội cũng có thể sử dụng một đơn vị hành chính và các nhân viên trực thuộc để thực thi nhiệm vụ của mình, nếu ông ta cho là hợp lý. Chủ tịch Thanh tra Quốc hội ban hành các quy tắc và quy định làm việc của các trợ lý theo quy định của Luật về Thanh tra Quốc hội và sự điều hành của mình.

Khi Chánh Thanh tra không thể thực thi nhiệm vụ củamình do ốm đau, nghỉ ngày lễ hay các lý do khác, chức vụ của ông ta được trao cho Thanh tra viên có thâm niên cao nhất. Nếu một Thanh tra viên không thể thực thi nhiệm vụ trong một thời gian dài do ốm đau hoặc các lý do khác, Chủ tịch Thanh tra Quốc hội sẽ báo cáo với Quốc hội và người khác có thể được bầu thay thế trong thời gian đó theo quy đình tại đoạn cuối của Điều 10, Muc 8 Luật Quốc hội Thụy Điển.

Trưởng phòng, các nhân viên hoặc Luật sư của Thanh tra Quốc hội thường được tuyển chọn từ các Toà án tư pháp, Toà án hành chính hoặc công chức các cơ quan. Đa số là các Thẩm phán trẻ và có kinh nghiệm thực tiễn trong việc giải quyết các mâu thuẫn giữa công dân với cơ quan Nhà nước. Theo thông lệ, các nhân viên hoặc thanh tra viên làm việc cho Thanh tra Quốc hội trong khoảng từ 4 đến 6 năm sau đó, họ thường trở lại làm nghề Thẩm phán hoặc ở một cơ quan nào đó thuộc hệ thống hành pháp.

Quỹ tài chính cho hoạt động của Thanh tra Quốc hội do Quốc hội trực tiếp quyết định mà không liên quan đến Bộ trưởng Bộ Tài chính. Điều này tách biệt rõ ràng giữa cơ quan lập pháp và hành pháp, tăng cường tính chủ động và giám sát của Thanh tra Quốc hội đối với hoạt động của Chính phủ.

1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Quốc hội

Những quy định liên quan đến chức năng của Thanh tra Quốc hội có thể tìm thấy ở Hiến pháp, Luật về Quốc hội và Luật về Thanh tra Thụy Điển. Các nguyên tắc cơ bản được ghi ở Điều 6 Chương 12 của Hiến pháp Thụy Điển,điều này quy định quyền lực của Quốc hội trong việc giám sát, cũng như các thủ tục đó.

Các nhiệm vụ của Thanh tra Quốc hội được ghi tại phá đầu của Điều 6 “Quốc hội sẽ bầu một hoặc nhiều Thanh tra Quốc hội đãgiám sát theo sự chỉ dẫn của Quốc hội sự thi hànhluật và các quy chế khác của các cơ quan công cộng. Thanhtra Quốc hội có thể tiến hành các thủ tục pháp lý trong những trường hợp được sự chỉ dẫn cụ thể”.

Vì một mục đích rõ ràng, trong điều khoản trên còn định rõ tiêu chuẩn của Thanh tra Quốc hội, bao gồm cả phụ nữ và nam giới.

Luật về Thanh tra Quốc hội đã quy định cụ thể hơn và nhiệm vụ của Thanh tra Quốc hội mà Quốc hội cho là cần thiết. Trong đó có quy định cụ thể về các vấn đề tổ chức khiếu nại, trình tự thủ tục và các vấn đề hành chính khác. Điều 1 của Luật này còn quy định rằng, các Thanh tra Quốc hội hoạt động theo Luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.Theo Điều 3 của Luật này, Thanh tra Quốc hội đảm bảo cho các Toà án và cơ quan hành chính trong quá trình thực thì nhiệm vụ phải tuân theo những quy định của Hiến pháp về tính khách quan và công bằng và các quyền của công dân không bị xâm hại bởi hoạt động hành chính công.

Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, nội dung của những quy mang tính nguyên tắc này được xuất hiện từ rất sớm và ngày càng hoàn thiện kể từ Hiến pháp năm 1809.Nội dung Điều 3 của Luật này cũng được quy định Điều 9 Chương 1 của Hiến pháp về tính khách quan và công bằng các Toà án, các cơ quan hành chính trung ương và các cơ quan khác cũng như các công chức trong hoạt động của mình phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, được đối xử khách quan và công bằng. Trong mọi trường hợp đều phải được áp dụng đúng như vậy,

Điểm 2 của Điều 3 Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển có hướng dẫn Thanh tra Quốc hội bảo đảm cho các quyền công dân được Hiến pháp ghi nhận, không bị xâm hại bởi hoạt động hành chính công. Các quyền đó cũng được quy định trong Chương 2 của Hiến pháp. Đó là sự đảm bảo cho mọi công dân. Ví dụ quyền tự do báo chí, tự do lập hội và tự do tín ngưỡng. Ngoài ra, Hiến pháp cùng bao hàm các quy định về bảo vệ công dân khỏi sự tước đoạt quyền tự do và khỏi các sự xâm hại khác đến tính toàn vẹn cá nhân của họ.

Ngoài ra, Điều 3 của Luật Thanh tra Quốc hội Thụy Điển nhấn mạnh rằng Trong việc giám sát các cơ quan của thành phố, Thanh tra Quốc hội sẽ áp dụng như đối với các cơ quan tự quản địa phương.


Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành