Thứ tư, 09 Tháng 11 2022 22:44

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thanh tra Philippines

1. Tổng thanh tra và các chức danh quan trọng của cơ quan thanh tra Philippines

Tổng thanh tra, các Phó Tổng thanh tra bao gồm cả Công tố viên đặc biệt được Tổng thống bổ nhiệm từ danh sách ít nhất 21 người do Toà án và Hội đồng Luật Nhà nước đề cử và từ danh sách ít nhất 3 người được đề cử cho mỗi chỗ trống sau này, trong vòng 3 tháng sau khi có sự khuyết thiếu. Các danh sách đều phải được giới thiệu công khai để lấy ý kiến của nhân dân trên một tờ báo được lưu hành rộng rãi. Tổng thanh tra, các Phó Tổng thanh tra bao gồmCông tố viên, đặc biệt là công dân nước cộng hoà Philippines ít nhất 40 tuổi tại thời điểm được bổ nhiệm, tháng tháng trung thực, liêm khiết và tự chủ. Tông thanh tra phải có l nhất 10 năm làm việc ở Toà án hoặc làm việc trong lĩnh vực luật pháp ở Philippines. Nhiệm kỳ của Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra là 7 năm. Các yếu tố về khu vực, văn hoá và dân tộc cũng được tính đến khi bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo của cơ quan thanh tra đê cơ quan thanh trá có thể đại diện một cách tốt nhất cho các khu vực. dân tộc và văn hoá phổ biến của đất nước Philippines.

Tổng thanh tra có thể bổ nhiệm người trong cơ quan tra, Công tố viên Nhà nước hoặc Luật sư của các tổ chức của Chính phủ làm Điều tra viên hoặc Công tố viên đặc biệt để thay mặt Tổng thanh tra điều tra các vụ việc cụ thể.

Tổng thanh tra, các Điều tra viên, Công tố viên có quyền yêu cầu các bên liên quan trong các vụ việc tuyên thệ, ra lệnh cho các bên liên quan có mặt tại Toà án, triệu tập nhân chứng có mặt để đối chất, yêu cầu những người liên quan cung cấp các thông tin và giải trình các vấn đề có liên quan.

Tổng thanh tra và các Phó tổng thanh tra có địa vị lương và các quyền lợi khác tương ứng như Chủ tịch và các thành viên của Hội đồng Hiến pháp Philippines. Lương của Tổng thanh tra và các Phó Tổng thanh tra sẽ không bị giảm trong suốt thời gian giữ chức vụ.

Các Uỷ viên công tố, Điều tra viên và những công chức khác của cơ quan thanh tra nhận được mức lương khôngthấp hơn mức lương cho vị trí công tác tương ứng tại bất kỳ một cơ quan nào của Chính phủ.

2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thanh tra Philippines

Điều 13, Chương XI Hiến pháp Philippines năm 1987 và Điều 15 Luật thanh tra năm 1989 quy định cơ quan thanh ta Philippines có các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn chính sau đây:

Căn cứ vào các cuộc điều tra, thông tin thu thập được hoặc từ khiếu nại, tố cáo của bất cứ ai, cơ quan thanh tra có quyền điều tra và khởi tố bất cứ hành vi trái pháp luật hoặc sự tắc trách của mọi công chức, viên chức. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, cơ quan thanh tra có thể tiếp tục cuộc điều tra về các vụ việc nói trên trong bất cứ giai đoạn nào, của bất cứ cơ quan điều tra nào thuộc Chính phủ.

Căn cứ vào khiếu nại, tố cáo hoặc từ kết quả điều tra của mình, cơ quan thanh tra có quyền ra lệnh cho bất kỳ công chức hoặc viên chức của Chính phủ hoặc của mọi chi nhánh, cơ quan địa phương, các Tổng công ty thuộc sở hữu của Nhà nước hoặc thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ phải thi hành và thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật; hoặc phải đình chỉ, chấm dứt và khắc phục việc lạm dụng, làm trái chức trách, nhiệm vụ được giao.

Yêu cầu thủ trưởng cơ quan xử lý kỷ luật thích đáng đối với công chức, viên chức vi phạm, xao những việc thực thi nhiên vụ với các hình thức buộc thôi việc, đình chỉ, giáng chức, phạt tiền, khiển trách hoặc đưa ra khởi tố. Nếuthủ trương cơ quan từ chối không có căn cứ đối với yêu cầu của Tổng thanh tra về áp dụng các hình thức kỷ luật nên trên thì thủ trưởng cơ quan sẽ bị xử lý kỷ luật.

Đối với các vụ việc cụ thể trong trường hợp cần thiết cơ quan thanh tra có quyền ra lệnh cho các quan chức liên quan cung cấp các tài liệu về hợp đồng hoặc các văn bản liên quan đến việc chi tiêu hay sử dụng các nguồn quỹ hoặc tài sản công cộng, đồng thời, phải báo cáo ngay về những hiện tượng bất thường tới cơ quan kiểm toán để có những biện pháp xử lý thích hợp.

Yêu cầu mọi cơ quan thuộc Chính phủ giúp đỡ và cung cấp thông tin cần thiết thuộc trách nhiệm của các cơ quan đó. Khi cần thiết có quyền kiểm tra về tính trung thực của các tài liệu do các cơ quan này đã cung cấp.

Công khai những vấn đề đã thu thập được trong quá trình điều tra với các nội dung đã được nêu trong 4 nội dung đầu của mục này. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra có thể quyết định các trường hợp nào không phải đưa ra công luận, mặt khác những vấn đề đưa ra công khai phải đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác.

Xem xét những nguyên nhân của việc thiếu năng lực, quan liêu, quản lý kém, tiêu cực và tham nhũng trong đội ngũ công chức, viên chức của Chính phủ. Đưa ra các kết luận và kiến nghị để loại trừ các hành vi tiêu cực để nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ công chức, viên chức.

Thanh tra và tiến hành các hoạt động cần thiết để điều tra, xác minh các tài sản có nguồn gốc bất minh của côngchức, viên (kể từ ngày 25 tháng 2 năm 1986). Trong việc thực thì nhiệm vụ và quyền hạn của mình,

Tổng thanh tra đặc biệt chú trọng việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các quan chức cao cấp của Chính phủ, các quan chức có vị trí lãnh đạo; những khiếu nại, tố cáo liên quan đến những vụ phạm tội nghiêm trọng cũng như các vụ khiếu nại, tố cáo có liên quan đến số lượng lớn về tiền hoặc tài sản.

3. Đối tượng của cơ quan thanh tra

Cơ quan thanh tra Philippines có quyền xem xét về tư cách đạo đức, về tất cả mọi công chức, viên chức được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm của các cơ quan Chính phủ, bao gồm cả thành viên Nội các, Hội đồng địa phương, Tổng công ty thuộc sở hữu Nhà nước hoặc thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ, trừ các thành viên của Quốc hội và cơ quan tư pháp.

Cơ quan thanh tra có quyền điều tra mọi hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng hoặc sự quản lý kém của một quan chức khi bị tố cáo.

Trong các trường hợp có sự thông đồng giữa một quanchức hoặc công chức, viên chức Nhà nước với một ngườikhông phải là công chức, viên chức, Tổng thanh tra và cácPhó Tổng thanh tra có quyền điều tra cả người không phảilà công chức, viên chức. Cả quan chức Chính phủ và ngườikhông phải là công chức, viên chức sẽ phải chịu tráchnhiệm trước pháp luật và bị xử lý về hành vi trái pháp luậtcủa mình.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành