Thứ năm, 06 Tháng 10 2022 01:41

Tổ chức và hoạt động thanh tra tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Do đặc điểm về dân số và sự phát triển kinh tế tăng cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà nước Lào được sắp xếp tinh gọn, tránh sự cồng kềnh trong bộ máy Nhà nước. Hầu hết các cấp, người đứng đầu tổ chức Đảng kiêm chức vụ đứng đầu cơ quan nhà nước cùng cấp như: Chủ tịch Đảng kê Thủ tướng Chính phủ, Bí thư tỉnh uỷ kiêm Tỉnh trưởng Bí thư huyện uỷ kiêm Huyện trưởng... Ủy ban Kiểm tra Đảng và Nhà nước của Lào cũng được tổ chức tương tự như vậy.

1. Tổ chức của Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước

Ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước thực hiện hai chức năng cơ bản: Kiểm tra Đảng và Thanh tra chống tham nhũng.

Ủy ban Kiểm tra Đảng và Nhà nước Trung ương do một Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng làm Chủ tịch, ở các địa phương do Phó bí thư hoặc Ủy viên thường vụ Đảng kiêm Phó tỉnh trưởng hay Phó huyện trưởng làm Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo thống nhất cả hai chức năng kiểm traĐảng và thanh tra Nhà nước. Với đặc điểm tình hình như: vậy nên cơ quan này có khá nhiều thuận lợi trong quá trình hoạt động, việc xử lý kết luận kiểm tra, thanh tra được đồng bộ và dứt điểm.

Bộ máy cơ quan Uy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước. được bố trí thành hai bộ phận riêng nhưng đều được sự chỉ đạo tập trung thống nhất của Chủ tịch Ủy ban, đó là Ủy ban kiểm tra Đảng và Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng:

1.1 Ủy ban kiểm tra Đảng

Ở cấp Trung ương, Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước do Đại hội Đảng toàn quốc bầu ra, gồm 8 đồng chí. Trong đó có 4 chuyên trách nằm trong biên chế Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước Trung ương. Trong số này có một uỷ viên Trung ương Đảng là Phó Chủ tịch thường trực, trực tiếp phụ trách công tác kiểm tra Đảng. Bốn đồng chí kiêm nhiệm là Trưởng hoặc Phó các ngành: Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Phụ nữ và Ủy ban kiểm tra Đảng lực lượng vũ trang. Cơ quan tham mưu giúp việc Ủy ban kiểm tra Đảng gồm 3 đơn vị cấp Vụ: Vụ kiểm tra Đảng các cơ quan Trung ương, Vụ kiểm tra Đảng các địa phương và Văn phòng.

1.2. Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng

Ở cấp Trung ương, Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng gồm 9 đồng chí do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm. Trong đó có hai chuyên trách nằm trong biên chế Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước Trung ương. Trong số này có một đồng chí là Phó Chủ tịch ủy ban trực tiếp phụ trách công tác thanh tra, 7 đồng chí kiêm nhiệm là trưởng hoặcphó các cơ quan: Toà án tối cao; Viện Kiểm tối cao; Bộ Nội vụ; Bộ Tài chính; Ban Tổ chức Trung ương; Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ.

Cơ quan tham mưu giúp Ủy ban chuyên trách chín tham nhũng cũng có 3 đơn vị cấp Vụ gồm: Bộ phận thu thập thông tin bao gồm cả đơn tố cáo tham nhũng, bộ phận thanh tra, văn phòng.

Cơ cấu các thành viên Ủy ban chuyên trách chống than nhũng như trên có điểm mạnh là:

Có sự chỉ đạo nhất quán của đồng chí Chủ tịch Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước là một Ủy viên Bộ Chính trị;

Có cơ cấu đầy đủ các thành viên, thực hiện khép kín mọi khâu của quá trình kiểm tra, thanh tra như: Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ. Các cơ quan này cung cấp cho Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng các chủ trương, quy định của Trung ương Đảng và Chính phủ làm căn cứ để thanh tra và xử lý kết quả thanh tra. Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng chịu trách nhiệm thanh tra, phát hiện vụ việc. Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Trung ương xem xét, xử lý công tác cán bộ, Bộ Tài chính xem xét xử lý về tài chính. Các phát hiện có dấu hiệu phạm tội được chuyển sang Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát để điều tra khởi tố, truy tố và Toà án xét xử theo chức năng

Hệ thống Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước tổ chức thành 4 cấp Trung ương, tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), quận huyện và cơ sở. Mô hình tổ chức nói trên đều có hai bộ phận kiểm tra Đảng và thanh tra Nhà nước như cấp Trung ương kể trên, nhưng biên chế gọn nhẹ. Biên chế cán bộ toàn ngành chỉ có 531 người. Trong đó Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước Trung ương có 49 người. Mỗi tỉnh có 12 đến 13 người. Mỗi quận huyện có 4 đến 5 người.

Tuy số cán bộ ít, nhưng ngành Kiểm tra Đảng và Nhà nước của Lào đã làm được khá nhiều công việc, áp dụng phương thức hoạt động kết hợp công tác kiểm tra Đảng với công tác thanh tra Nhà nước khá chặt chẽ. Là cơ quan chủ trì và chỉ đạo, nên khi tiến hành kiểm tra, thanh tra cơ quan này thường huy động thêm cán bộ các cơ quan chức năng chuyên ngành cùng tham gia.

2. Hoạt động kiểm tra Đảng và Thanh tra nhà nước

Do hai bộ phận kiểm tra Đảng và thanh tra chống tham nhũng nằm trong một ủy ban thống nhất, nên trong khi tiến hành công tác mỗi bộ phận đều thực hiện và kết luận trên cả hai mặt kiểm tra Đảng và thanh tra Nhà nước. Các kết luận của mỗi bộ phận đều có hiệu lực pháp luật cũng như về chấp hành Điều lệ Đảng.

Khi chuẩn bị kiểm tra, thanh tra ở một đối tượng cụ thể, hai bộ phận kiểm tra và thanh tra chống tham nhũng đều xây dựng đề cương riêng theo chức năng của mình: để cương kiểm tra công tác Đảng và đề cương thanh tra.

Sau khi xét duyệt từng đề cương một, Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước chuyển thành một kế hoạch tiến hành thống nhất, tuỳ tính chất vụ việc cụ thể của đối tượng cần kiểm tra mà giao cho Ủy ban kiểm tra Đảng hoặc Uỷ ban chuyên trách chống tham nhũng chịu trách nhiệm thi hành. Vì thực hiện được đồng thời cả hai nội dung nê giảm được chồng chéo và việc xử lý được đồng bộ, dứt điểm.

Căn cứ vào kết luận kiểm tra hoặc thanh tra, Uỷ ban kiểm tra Đảng tổ chức họp xem xét xử lý về mặt thực hiện Điều lệ Đảng. Ủy ban chuyên trách chống tham nhũng xem xét xử lý về mặt chấp hành pháp luật Nhà nước. Chủ tịch Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước là người chủ trì việc họp giải quyết của hai ủy ban nên những vướng mắc khí th ý kiến khác nhau sớm được khắc phục.

Do có sự thống nhất kết luận chung trong ủy ban nên các ngành chức năng (xử lý hành chính, xử lý về kinh tế và hình sự) tiến hành các công việc theo chức năng của mình khá tập trung dứt điểm, ít xảy ra những ý kiến khác nhau. Đây là một yếu tố làm cho việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra có hiệu lực kịp thời và nghiêm túc.

Qua thực tế hoạt động thanh tra của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào cho thấy việc kết luận các cuộc thanh tra khá nhanh gọn, xử lý kiến nghị thanh tra có hiệu lực, hiệu quả kịp thời và đồng bộ. Cụ thể:

Tổ chức kiểm tra Đảng và thanh tra Nhà nước chống tham nhũng tuy gọn nhẹ, nhưng được sự tập trung chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp nên khâu tiến hành thanh tra và xử lý kết quả thanh tra được dứt điểm và đồng bộ.

Việc điều hành một cuộc thanh tra bao giờ cũng hợp đồng thời giữa công tác thanh tra Nhà nước và côngkiểm tra theo Điều lệ Đảng và đặc biệt là sự phối hợp trong ở quan chuyên trách chống tham nhũng cũng có sự thống nhất cao từ khâu kiểm tra phát hiện đến việc điều tra khởi tỗ truy tố và xét xử theo pháp luật.

Việc xử lý kết luận kiến nghị của thanh tra được tập trung chỉ đạo bởi các cấp lãnh đạo. Các cấp uỷ Đảng và lãnh đạo chính quyền từ Trung ương đến địa phương rất tôn trọng kết luận, kiến nghị của thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, các cấp lãnh đạo chỉ yêu cầu thanh tra xác minh lại những vướng mắc chưa đủ chứng cứ. Các kết luận, kiến nghị của thanh tra bao gồm: Xử lý về kinh tế (phạt, tịch thu và thu hồi); xử lý kỷ luật hành chính (đối tượng thanh tra sai phạm và trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên): xử lý theo pháp luật hình sự đối với người có dấu hiệu phạm tội; kiến nghị việc bổ sung, sửa đổi các cơ chế quản lý, ban hành các văn bản pháp luật; các biện pháp thông báo kết quả xử lý sau thanh tra trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Chế độ, chính sách đối với cơ quan thanh tra và cán bộ làm công tác thanh tra

Để bảo đảm hiệu lực thi hành và tạo ra dư luận lành mạnh, ủy ban kiểm tra áp dụng chế độ tiền lương và phụ cấp đảm bảo cho người làm nhiệm vụ thanh tra. Đối với cán bộ thanh tra, ngoài tiền lương hàng tháng còn có mức phụ cấp, chi phí bình quân cho việc thuê nơi ở, phương tiện đi lại, thông tin. Những cán bộ đang đi thanh tra, gia đình gặp khó khăn sẽ được cơ quan xét trợ cấp.

Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước có những chính sách bảo vệ cán bộ thanh tra như quy định: Không ai có quyền cản trở hoạt động của cán bộ thanh tra, cơ quan thanh tra có quyền đình chỉ công tác của những cán bộ có hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra. Trong trường hợp nghiêm trọng đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thanh tra được quy định tương đối nghiêm ngặt. Những cán bộ thanh tra có công được khen thưởng về vật chất và tinh thần. Ngược lại, những cán bộ sai phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo các quy định của pháp luật.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành