Thứ sáu, 24 Tháng 3 2023 00:30

Một số vấn đề liên quan đến lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản công

Sau khi có quyết định của người có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản công, người có tài sản đấu giá phải lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản công. Theo quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình trang thông tin điện tử chuyên ngành về đấu giá tài sản. Việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thực hiện theo các tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật Đấu giá tài sản và Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 của Bộ Tư pháp hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản.

Trước đây, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã quy định về quyền lựa chọn tổ chức đấu giá thuộc về người tài sản đấu giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác[1]. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP không quy định về tiêu chí, cách thức lựa chọn tổ chức đấu giá để thực hiện việc đấu giá tài sản. Thực tế trong thời gian thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, việc lựa chọn tổ chức đấu giá phần lớn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người có tài sản đấu giá, dẫn đến hiện tượng có doanh nghiệp “sân sau” trong hoạt động đấu giá tài sản. Luật Đấu giá tài sản đã bổ sung quy định cách thức, tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản. Tuy nhiên, quy định tại Điều 56 Luật Đấu giá tài sản rất chung chung, khó đảm bảo cho việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện một cách khách quan, minh bạch, công bằng. Thực tế thời gian qua, việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản công vẫn mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Nhiều trường hợp, người có tài sản thông báo thời gian nộp hồ sơ quá ngắn, nhiều tổ chức đấu giá không kịp chuẩn bị và nộp hồ sơ. Các tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá quy định tại khoản 4 Điều 56 Luật đấu giá tài sản còn chung chung nên nhiều trường hợp, người có tài sản đấu giá đã đưa thêm “các tiêu chí khác” để làm khó các tổ chức đấu giá tài sản, dẫn đến nguy cơ thông đồng trong lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản công. Cũng theo quy định tại Điều 56 Luật đấu giá tài sản, trường hợp pháp luật quy định việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản thông qua đấu thầu thì việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản pháp luật về đấu thầu. Tuy nhiên, việc lựa chọn tổ chức đấu giá để đấu giá tài sản công lại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu.

Nhằm khắc phục phần nào những bất cập trong lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, ngày 08/02/2022, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2022/TT-BTP hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, trong đó đã quy định rõ hơn thời hạn thông công khai việc lựa chọn[2], các tiêu chí lựa chọn[3], việc đánh giá của người có tài sản và việc thông báo, hủy bỏ kết quả lựa chọn[4], v.v..

Trên cơ sở kết quả lựa chọn, người có tài sản đấu giá sẽ ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản công với tổ chức đấu giá được lựa chọn theo quy định tại Điều 33 Luật Đấu giá tài sản. Luật Đấu giá tài sản (Điều 33) đã kế thừa một số nội dung đã được quy định tại các Điều 25, 26, 27 và Điều 47 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, như: quy định về chủ thể ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản; trách nhiệm của người có tài sản đấu giá, của tổ chức đấu giá trong việc chứng minh quyền được bán tài sản; trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản đấu giá. Tuy nhiên, Luật Đấu giá tài sản xác định quan hệ giữa người có tài sản với tổ chức đấu giá để thực hiện việc đấu giá tài sản nói chung và đấu giá tài sản công nói riêng là quan hệ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản. Pháp luật về đấu giá tài sản trong các giai đoạn trước đây đã có những quy định khác nhau về hợp đồng này. Nghị định số 86/CP và Nghị định số 05/2005/NĐ-CP xác định đây là “hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản”. Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định chung là “hợp đồng bán đấu giá tài sản”. Trong thời gian thực tiễn thực hiện Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, có tổ chức đấu giá xác định đây là hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá tài sản, có tổ chức xác định là hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Pháp luật chuyên ngành có liên quan đến các loại tài sản đấu giá trong giai đoạn này, một số thì quy định là hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản[5], một số thì quy định là hợp đồng bán đấu giá tài sản[6].

Chủ thể ký hợp đồng để bán đấu giá tài sản nói chung và tài sản công nói riêng được quy định tương đối thống nhất trong pháp luật về đấu giá tài sản ở Việt Nam từ trước đến nay. Luật đấu giá tài sản (khoản 1 Điều 33) và các văn bản pháp luật đấu giá tài sản trong các giai đoạn trước đều quy định hợp đồng được ký giữa người có tài sản đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản[7]. Ngoài ra, pháp luật về đấu giá tài sản trong các giai đoạn trước còn có những quy định khá chi tiết về chủ thể ký hợp đồng là người có tài sản đấu giá[8]. Do đó, các tổ chức đấu giá tài sản tương đối thuận lợi trong việc xác định người có thẩm quyền ký hợp đồng đấu giá tài sản với tổ chức mình. Tuy nhiên, cách thức quy định như vậy cũng có những hạn chế, nhất là trong trường hợp pháp luật chuyên ngành về các loại tài sản đấu giá có sự thay đổi sẽ dẫn đến quy định về chủ thể ký hợp đồng đấu giá tài sản có thể sẽ “vênh nhau” giữa pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật chuyên ngành về các loại tài sản đấu giá.

Theo quy định của khoản 1 Điều 33 Luật đấu giá tài sản, hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự quy định của Luật đấu giá tài sản. Pháp luật nhiều nước trên thế giới cũng quy định tương đồng về hợp đồng đấu giá tài sản. Cộng hòa Liên bang Đức quy định người bán đấu giá chỉ được phép bán đấu giá trên sở hợp đồng ủy thác bán đấu giá. Nhật Bản, thủ tục yêu cầu bán đấu giá được thực hiện bằng văn bản (yêu cầu bằng miệng không được chấp nhận). Đạo luật Florida năm 2003, chương 468, mục 468.388 quy định trước khi tiến hành một cuộc bán đấu giá, đấu giá viên hoặc công ty đấu giá phải ký một hợp đồng bằng văn bản với chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu về loại tài sản được yêu cầu bán, v.v..

Luật Đấu giá tài sản không quy định về các nội dung cần có trong Hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản như pháp luật về đấu giá tài sản trong các giai đoạn trước[9]. Các bên thỏa thuận các nội dung và thực hiện hợp đồng hợp đồng theo quy định của Luật đấu giá tài sản, pháp luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan. Điều đó tạo thuận lợi cho các bên trong việc chủ động thỏa thuận và thực hiện hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc thù trong đấu giá tài sản công như: giá trị thanh toán thường lớn, việc đấu giá tài sản nhằm nhanh chóng thời thu tiền về ngân sách, việc bàn giao tài sản trúng đấu giá trong nhiều trường hợp cần kịp thời để thực hiện nhiệm vụ mới như đấu giá hàng dự trữ quốc gia cần xuất gạo ra khỏi kho để nhập gạo dự trữ mới, hàng hóa tồn đọng hải quan, v.v.., ngoài những điều khoản chung nhằm thực hiện dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản công cần có thêm những quy định đặc thù. Trên cơ sở các nội dung đã được ghi nhận trong hợp đồng dịch vụ, tổ chức đấu giá tài sản sẽ thông báo tới những người tham gia đấu giá được biết thông qua việc quy định trong Quy chế cuộc đấu giá, Thông báo đấu giá tài sản…, qua đó người tham gia đấu giá sẽ cân nhắc, tính toán phương án phù hợp nếu trở thành người trúng đấu giá, đồng thời cũng ràng buộc trách nhiệm của người có tài sản đấu giá trong việc ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, giao tài sản đấu giá và giấy tờ liên quan kèm theo. Pháp luật một số nước trên thế giới, như đạo luật Florida năm 2003 (chương 468, mục 468.388) và Luật về bán đấu giá tài sản của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1996 (Điều 44) cũng có quy định về nội dung hợp đồng đấu giá tài sản.

Luật Đấu giá tài sản cũng đã bổ sung căn cứ để người có tài sản đấu giá được hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá (khoản 6 Điều 33).

 


[1] Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản, Nội, Điều 22.

[2] Bộ Tư pháp (2022), Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, Nội, Điều 4.

[3] Bộ Tư pháp (2022), Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, Nội, Điều 3.

[4] Bộ Tư pháp (2022), Thông tư số 02/2022/TT-BTP ngày 08/02/2022 hướng dẫn lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, Nội, Điều 5 và Điều 6.

[5] Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Nội, khoản 1 Điều 101.

[6] Chính phủ (2013), Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/07/2013 quy định chi tiết một số điều biện pháp thi hành Luật xử vi phạm hành chính, Nội, khoản 1 Điều 12.

[7] Chính phủ (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 về việc ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản, Nội, khoản 1 Điều 7; Chính phủ (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản, Hà Nội,khoản 1 Điều 8; Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản, Nội, khoản 1 Điều 25.

[8] Chính phủ (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 về việc ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản, Nội, khoản 1 Điều 7; Chính phủ (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản, Hà Nội,khoản 1 Điều 8; Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản, Nội, khoản 1 Điều 25

[9] Chính phủ (1996), Nghị định số 86/CP ngày 19/12/1996 về việc ban hành Quy chế bán đấu giá tài sản, Nội, Điều 7; Chính phủ (2005), Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 về bán đấu giá tài sản, Hà Nội,khoản 2 Điều 7; Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 về bán đấu giá tài sản, Nội, khoản 2 Điều 25

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành