In trang này
Thứ ba, 06 Tháng 6 2023 21:50

Giới thiệu khái quát về kinh tế thị trường trong xây dựng chính sách kinh tế

Theo định nghĩa trong cuốn Từ điển Kinh tế học hiện đại của Pearce[1]: Nền kinh tế thị trường (market economy) là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định về việc phân bổ nguồn lực và sản xuất được đưa ra trên cơ sở các mức giá được xác định qua những giao dịch tự nguyện giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng, công nhân và chủ sở hữu các yếu tố sản xuất. Việc ra quyết định trong một nền kinh tế như vậy là mang tính phi tập trung - nghĩa là các quyết định được đưa ra một cách độc lập bởi các nhóm và cá nhân trong nền kinh tế chứ không do các nhà lập kế hoạch ở trung ương đưa ra. Các nền kinh tế thị trường cũng thường có một hệ thống sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất - nghĩa là, đó là những nền kinh tế của các nhà tư bản" hay của “các doanh nghiệp tự do”. Tuy nhiên, về một phương diện nào đó, các nền kinh tế thị trường cũng có thể hoạt động được trên nguyên tắc sở hữu toàn xã hội.

Nền kinh tế thị trường gồm có chủ thể sau:

Thứ nhất là, người tiêu dùng. Người tiêu dùng cung ứng lao động trên thị trường lao động để nhận được thu nhập. San khi có thu nhập, người tiêu dùng mua sắm hàng hóa và dịch vụ từ doanh nghiệp sản xuất cung ứng. Khoản thu nhập còn lại sau khi chi tiêu cho tiêu dùng sẽ được tiết kiệm thông qua các hình thức khác nhau như gửi tiết kiệm, mua trái phiếu, cổ phiếu, mua vàng, bất động sản

Thứ hai là, doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng lao động, vốn, và công nghệ để sản xuất hàng hóa. Doanh thu từ bán sản phẩm sẽ được trả cho người lao động và người chủ sở hữu vốn.

Quốc gia có thể chế kinh tế hiệu quả thường sẽ tạo ra môi trường cho doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng; các doanh nghiệp có động lực đổi mới công nghệ, thay đối phương thức quản lý, đa dạng hóa sản phẩm để tồn tại và phát triển.

Ngược lại, một quốc gia có thể chế kinh tế phi hiệu quả thường tạo ra môi trường đầu tư - kinh doanh bất bình đẳng: tạo ra những doanh nghiệp thân hữu, tồn tại và phát triển bằng cách đút lót, hối lộ, lobby các quan chức thay vì cải tiến công nghệ, thay đổi quản trị... Vì thế, sự phát triển của khu vực doanh nghiệp thông thường là hàn thử biểu cho mức độ phát triển của thể chế kinh tế thị trường.

Thứ ba là, chính phủ. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bên cạnh việc thực hiện các chức năng “truyền thống như cung ứng hàng hóa và dịch vụ công (hàng hóa công có đặc tính không có tính phân chia và không có tính loại trừ), bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ hay quyền tài sản nói chung thì Chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, đồng thời là tác nhân tiêu dùng lớn trong nền kinh tế (mua sắm thực phẩm, quần áo, dụng cụ...)

Nội dung bên dưới sẽ đề cập cụ thể đến các thất bại thị trường và chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục thất bại thị trường. Mặc dù chính phủ là “người” bảo vệ thành quả lao động - sản xuất của người dân và doanh nghiệp khỏi nạn trộm cướp, tuy nhiên, Chính phủ cũng lại có thể là tác nhân lớn nhất tịch thu tài sản của người dân và doanh nghiệp; đánh thuế vào người dân và doanh nghiệp; đe dọa đến an toàn và môi trường đầu tư của người dân và doanh nghiệp[2].

Thứ tư là, tác nhân nước ngoài. Tác nhân nước ngoài (người tiêu dùng, doanh nghiệp, chính phủ) cùng có mối quan hệ với các tác nhân kinh tế trong nước thông qua trao đổi, mua bán và đầu tư (trực tiếp hay gián tiếp).

Chính phủ đưa ra các quy định, điều tiết hoạt động sản xuất trong nền kinh tế thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa, chính sách thương mại, các quy định.... vì thế có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, đến lợi nhuận và tiền lương.

Nền kinh tế có rất nhiều loại hình đa dạng khác nhau từ nền kinh tế thị trường tự do thuần túy cho đến nền kinh tế có sự kiểm soát tập trung hoàn toàn của nhà nước. Nền kinh tế thị trường tự do là nền kinh tế không có sự can thiệp của Chính phủ và tại đó các tác nhân cung và cầu được phép tự do hoạt động[3]. Nền kinh tế thị trưởng tự do hầu như chỉ có trên lý thuyết. Các nước được coi là nền kinh tế tự do nhất như Mỹ hay Anh cũng có sự can thiệp rất mạnh từ phía nhà nước thông qua chính sách thuế, trợ cấp và an sinh xã hội, các chính sách đầu tư vào kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, công nghệ, quốc phòng. Hơn nữa, chính phủ các nước Anh và Mỹ cũng thực hiện các hoạt động sản xuất, đầu tư và tiêu dùng. Và thông qua các hoạt động này để ảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường.

Nền kinh tế có sự kiểm soát hoàn toàn của nhà nước hay nền kinh tế kế hoạch hóa, theo định nghĩa của Pearce[4] là “một nền kinh tế trong đó các quá trình kinh tế chủ yếu được quyết định ở một mức độ lớn không phải do các tác nhân thị trường, mà do một cơ quan kế hoạch hóa kinh tế, cơ quan này thực hiện các mục tiêu kinh tế chủ yếu của xã hội. Trong một hệ thống như vậy, phần lớn hoạt động sản xuất được quyết định bởi các mục tiêu đầu vào và đầu bát ra buộc phát ra bởi các tín hiệu theo chiều dọc từ một tổ chức hành chính nhiều cấp. Các ưu điểm của một hệ thống như vậy so với nền kinh tế thị trường thuần túy bao gồm sự giảm bớt hoạt động kinh tế tự phát - có thể dẫn tới việc sử dụng không có hiệu quả các nguồn lực và sản xuất các hàng hóa không mong muốn. Một nền kinh tế kế hoạch hóa có thể có khả năng giải quyết các vấn đề về thất nghiệp và không sử dụng hết công suất, giảm bớt ô nhiễm và sự biến dị quá mức các sản phẩm. Một nền kinh tế kế hoạch hóa kém phát triển có thể tăng trưởng nhanh hơn là trường hợp nếu như nó không đủ khả năng để tập trung nguồn lực vào một số ngành then chốt nhất định và tự cô lập khỏi các tác nhân của thị trưởng thế giới.

Mặt khác một hệ thống kế hoạch hóa tập trung có thể dẫn đến sự lãng phí về sử dụng nguồn lực phát sinh do sự cần thiết phải phối hợp một số lớn các thành phần trong các kế hoạch hoạt động và những người làm ra các quyết định độc lập ở từng mức của quá trình kinh tế. Sự cứng nhắc và sức ỳ trong hệ thống này có thể trầm trọng thêm bởi các tổ chức lớn cần đến và yếu tố đi theo là chế độ quan liêu. Những biểu hiện của những xu hướng này có thể là sự tồn tại của sự thiếu hụt dai dẳng của một số hàng hóa kết hợp với sự dư thừa của một số hàng hóa khác. Thậm chí dù có một sự phối hợp thích đáng và hữu hiệu thì kế hoạch hóa cũng có thể vẫn cứ không nhạy cảm với nguyện vọng của người tiêu dùng”.

Định nghĩa của Pearce có nêu lên các ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Trong khi đó, kinh tế thị trưởng tự do "là một hệ thống kinh tế trong đó các quyết định về việc phân bổ nguồn lực và sản xuất được đưa ra trên cơ sở các mức giá được xác định qua những giao dịch tự nguyên giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng, công nhân và chủ sở hữu các yếu tố sản xuất. Việc ra quyết định trong một nền kinh tế như vậy là mang tính phi tập trung - nghĩa là các quyết định được đưa ra một cách độc lập bởi các nhóm và cá nhân trong nền kinh tế chứ không do các nhà lập kế hoạch ở trung ương đưa ra. Các nền kinh tế thị trường cũng thường có một hệ thống sở hữu tư nhân đối với các phương tiện sản xuất - nghĩa là, đó là những nền kinh tế của các nhà tư bản" hay của “các doanh nghiệp tự do". Tuy nhiên, về một phương diện nào đó, các nền kinh tế thị trường cũng có thể hoạt động được trên nguyên tắc sở hữu toàn xã hội (Pearce, 1990, tr.634).

Kinh tế thị trường có sự can thiệp của Nhà nước là nền kinh tế hỗn hợp, trong đó phân bổ nguồn lực diễn ra trong nền kinh tế chủ yếu dựa trên tín hiệu giá cả, lợi nhuận và sở hữu tư nhân chiếm đa số trong các loại hình sở hữu. Nhà nước thực hiện một số chức năng như xây dựng hệ thống giao thông vận tải nhằm bảo đảm cho giao thương thông suốt, bảo vệ quyền tài sản và quyền sở hữu của người dân, chống độc quyền và duy trì cạnh tranh, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ người dân khỏi bị xâm hại từ những người “hàng xóm”, có các biện pháp thu thuế.

Ngoài một số chức năng cơ bản trên, sự phát triển thần kỳ của các nền kinh tế Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Trung Quốc đã mở rộng vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường như điều tiết nguồn lực trong nền kinh tế, định hưởng phát triển ngành và phát triển nền kinh tế.

Nghiên cứu về nền kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường đã có rất nhiều tại Việt Nam, ví dụ công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và quan trọng của Đinh Văn Ân và Võ Trí Thành (2002). Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng hệ tiêu chí để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế thị trường phải kế thừa và có sự so sánh quá trình phát triển nền kinh tế thị trường thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam với các nước đang chuyển đổi khác như Trung Quốc, Nga và một số nước Đông Âu.

Các nhà nghiên cứu về kinh tế thị trường của nước ta đã đưa ra 5 nhóm tiêu chí chính để đánh giá, gồm có: Vai trò của Chính phủ; Thông số tài chính; Quyền và hành vì doanh nghiệp; Môi trường thương mại; và Chi phí và giá nhân tố đầu vào. Các nhóm tiêu chí được xây dựng có xét đến các tiêu chí đánh giá liệu một quốc gia có nền kinh tế thị trường hay không của một số nền kinh tế tiên tiến như Mỹ, EU và Canada.

Tiêu chí đánh giá nền kinh tế thị trường của Mỹ, EU và Canada, Mỹ[5]

Mỹ EU Canada

- Mức độ dễ dàng chuyển đổi giữa đồng tiền một nước với đồng tiền nước khác;

- Mức độ tự do thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người quản lý;

- Mức độ cho phép thực hiện các hoạt động đầu tư liên doanh hoặc các hoạt động đầu tư khác ở một nước;

- Mức độ sở hữu hoặc kiểm soát nhà nước đối với phương tiện sản xuất;

- Mức độ kiểm soát nhà nước đối với phân bổ nguồn lực và quyết định giá và sản lượng của các doanh nghiệp;

- Các nhân tố khác mà cơ quan hành chính thấy phù hợp

- Giá cả, chi phí, đầu vào,... được xác định bởi cung cầu thị trường,

- Doanh nghiệp có hệ thống kế toán cơ bản và được kiểm toán độc lập phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế;

- Chi phí sản xuất và tình hình tài chính của doanh nghiệp không chịu tác động méo mó từ hệ thống phi thị trường, đặc biệt liên quan tới khấu hao tài sản, xử lý nợ xấu...

- Có luật về quyền tài sản và phá sản bảo đảm hoạt động của công ty ổn định;

- Hoán đổi đồng tiền được thực hiện theo tỷ giá thị trường.

- Vai trò của chính phủ trong việc xây dựng chính sách và kiểm soát hoạt động kinh tế, chính phủ của một nước có can thiệp vào các hoạt động bình thường như xác định giá, phân phối sản phẩm... của nền kinh tế thị trường hay không;

- Mức độ kiểm soát hoặc chi phối của chính phủ đối với sản xuất, kinh doanh và mua sắm của các doanh nghiệp;

- Tỉnh thông thoáng trong các điều kiện, thủ tục và hạn ngạch doanh nghiệp thương mại nước ngoài phải tuân thủ trong thương mại quốc tế:

- Cải cách doanh nghiệp nhà nước theo định hướng thị trường,

- Có sự phân biệt áp dụng lãi suất cho các doanh nghiệp khác nhau, giữa các ngành công nghiệp hay các cơ quan thương mại trong nước và quốc tế hay không? Liệu tỷ giá có được xác định bởi thị trường giữa các nhà xuất khẩu? Và các doanh nghiệp liệu có quyền tự chủ trong việc nắm giữ ngoại hối...

 


[1] Pearce 1999

[2] Hall và Jones, 1999

[3] Pearce, 1999, tr.790

[4] 1999, tr.790

[5] Nguồn: Viện Quản lý kinh tế và nguồn lực (2003): Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2014).