Thứ ba, 06 Tháng 6 2023 21:36

Giới thiệu tầm quan trọng của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai

1. Vai trò của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong việc tư vấn, hướng dẫn, hòa giải tranh chấp đất đai

- Trong tư vấn, hướng dẫn cho công dân thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật:

Tư vấn, hướng dẫn cho công dân liên quan đến tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thường được giao cho cán bộ, công chức và những người có chức danh như Thẩm phán, Thư ký, Luật sư... Việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình nhận diện đúng, đầy đủ bối cảnh tồn tại, các yếu tố tác động đến vụ việc, nhận diện đúng đối tượng, các bên có tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; từ đó sẽ giúp cán bộ, công chức, người có chức danh đưa ra những biện pháp, phương án đúng đắn, chính xác để tư vấn, hướng dẫn các bên có tranh chấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định pháp luật như: Thực hiện việc nộp đơn giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật …

- Trong hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật:

Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp đất đai; theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thượng lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình.

Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

2. Tranh chấp đất đại mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải.”[1]

Do vậy, việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu có vai trò quan trọng để hòa giải viên, cán bộ, công chức và người có chức danh nắm rõ nội dung vụ việc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn tranh chấp về đất đai; tìm hiểu, nghiên cứu các quy định pháp luật để hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đang có tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp nhằm phát huy những tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng.

Đối với thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tham mưu giải quyết vụ việc cũng thể hiện tầm quan trọng xác định rõ trong tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng của Bộ Nội vụ: “Thu thập và xử lý thông tin, tài liệu không chỉ là bước quan trọng mà còn là khâu xuyên suốt quá trình thực hiện công tác tham mưu của cơ quan, cán bộ, công chức làm công tác tham mưu. Thông tin, tài liệu mà cơ quan, cán bộ, công chức làm công tác tham mưu sử dụng để phục vụ lãnh đạo là loại thông tin, tài liệu đã qua xử lý, tổng hợp và đảm bảo chất lượng. Bản thân người lãnh đạo dù có tài năng đến mấy cũng không thể hiểu hết mọi vấn đề và nhất là không thể tự mình giải quyết, xử lý được mọi việc”[2].

Thu thập và xử lý thông tin, tài liệu nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng có vai trò quan trọng, cần thiết trong công tác tham mưu cho người có thẩm quyền giải quyết; cụ thể như sau:

Thứ nhất, cung cấp cho người có thẩm quyền giải quyết được bức tranh toàn cảnh của vụ việc tranh chấp đất đai như: Nội dung vụ việc, mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai, quá trình giải quyết của các cơ quan liên quan, dự báo diễn biến tình hình vụ việc, v.v…

Thứ hai, đề xuất các biện pháp, phương án giải quyết vụ việc và các quy định pháp luật cần áp dụng đảm bảo tính đúng đắn, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp, phương án giải quyết vụ việc như thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai, hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai.v.v…

Thứ ba, thông qua quá trình giải quyết vụ việc đưa ra các nhận xét, đánh giá những tồn tại, hạn chế đối với quá trình giải quyết vụ việc tại cơ quan, tổ chức mình và các cơ quan, tổ chức khác, từ đó kiến nghị cho người có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp chấn chỉnh công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan, tổ chức và địa phương nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

2.   Vai trò của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu liên quan đến giải quyết tranh chấp đất đai

Vai trò của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong việc tư vấn, hướng dẫn, hòa giải tranh chấp đất đai được thể hiện trong việc tư vấn, hướng dẫn cho công dân thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật; trong hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật.

Trong tư vấn, hướng dẫn cho công dân thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật là hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, thường được giao cho cán bộ, công chức và những người có chức danh như Thẩm phán, Thư ký, Luật sư... Việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu phục vụ trực tiếp cho quá trình nhận diện đúng, đầy đủ bối cảnh tồn tại, các yếu tố tác động đến vụ việc, nhận diện đúng đối tượng, các bên có tranh chấp và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; từ đó sẽ giúp cán bộ, công chức, người có chức danh đưa ra những biện pháp, phương án đúng đắn, chính xác để tư vấn, hướng dẫn các bên có tranh chấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định pháp luật như: Thực hiện việc nộp đơn giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền; đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật …

Hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết các tranh chấp đất đai; theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai trò trung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyền, lợi ích liên quan đến quyền sử dụng đất và thượng lượng với nhau về việc giải quyết quyền lợi của mình.

Luật Đất đai năm 2013 quy định:

“1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

2. Tranh chấp đất đại mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tranh chấp để hòa giải.[3]

Do vậy, việc thu thập và xử lý thông tin, tài liệu có vai trò quan trọng để hòa giải viên, cán bộ, công chức và người có chức danh nắm rõ nội dung vụ việc, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến xung đột, mâu thuẫn tranh chấp về đất đai; tìm hiểu, nghiên cứu các quy định pháp luật để hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đang có tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấp nhằm phát huy những tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng.

3.   Vai trò của thu thập và xử lý thông tin, tài liệu trong công tác tham mưu giải quyết vụ việc

Trong Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng của Bộ Nội vụ có nêu rõ: “Thu thập và xử lý thông tin, tài liệu không chỉ là bước quan trọng mà còn là khâu xuyên suốt quá trình thực hiện công tác tham mưu của cơ quan, cán bộ, công chức làm công tác tham mưu. Thông tin, tài liệu mà cơ quan, cán bộ, công chức làm công tác tham mưu sử dụng để phục vụ lãnh đạo là loại thông tin, tài liệu đã qua xử lý, tổng hợp và đảm bảo chất lượng. Bản thân người lãnh đạo dù có tài năng đến mấy cũng không thể hiểu hết mọi vấn đề và nhất là không thể tự mình giải quyết, xử lý được mọi việc”[4].

Thu thập và xử lý thông tin, tài liệu nói chung và trong giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng có vai trò quan trọng, cần thiết trong công tác tham mưu cho người có thẩm quyền giải quyết; cụ thể như sau:

Thứ nhất, cung cấp cho người có thẩm quyền giải quyết được bức tranh toàn cảnh của vụ việc tranh chấp đất đai như: Nội dung vụ việc, mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai, quá trình giải quyết của các cơ quan liên quan, dự báo diễn biến tình hình vụ việc.v.v…

Thứ hai, đề xuất các biện pháp, phương án giải quyết vụ việc và các quy định pháp luật cần áp dụng đảm bảo tính đúng đắn, tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp, phương án giải quyết vụ việc như thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai, hướng dẫn công dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai.v.v…

Thứ ba, thông qua quá trình giải quyết vụ việc đưa ra các nhận xét, đánh giá những tồn tại, hạn chế đối với quá trình giải quyết vụ việc tại cơ quan, tổ chức mình và các cơ quan, tổ chức khác, từ đó kiến nghị cho người có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp chấn chỉnh công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan, tổ chức và địa phương nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.

 


[1] Quốc hội (2013), Luật Đất đai, Khoản 1,2, Điều 202, Hà Nội.

[2] Bộ Nội vụ (2019), Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản cấp phòng Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp Sở, ngành, Nội, tr.192.

[3] Quốc hội (2013), Luật Đất đai, khoản 1, 2 Điều 202, Hà Nội

[4] Bộ Nội vụ (2019), Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo, quản cấp phòng Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp Sở, ngành, Nội, tr.192.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành