Thứ năm, 10 Tháng 8 2023 02:50

Khái quát chung về kinh tế trang trại gia đình tại Đài Loan

Là một lãnh thổ có diện tích tự nhiên nhỏ (hơn 36.000 km2) dân số khoảng 23 triệu người, qua thời kỳ công nghiệp hóa đến nay. Đài Loan có một nền kinh tế công - nông nghiệp phát triển trên cơ sở nền nông nghiệp trang trại gia đình quy mô nhỏ.

Những năm 1919 - 1950 ở Đài Loan vẫn tồn tại nền nông nghiệp phong kiến, tiểu nông, địa chủ phát canh, thu tô của nông dân từ điền. Cuộc cải cách ruộng đất (1949 - 1953) do chính quyền Quốc dân đảng thực hiện đã đem ruộng đất công và ruộng đất trưng mua của địa chủ bán lại cho nông dân thiếu ruộng, tạo điều kiện hình thành và phát triển các trang trại gia đình đi vào sản xuất nông sản hàng hóa.

Trong quá trình công nghiệp hóa, các trang trại gia đình là lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ: lấy nông nghiệp nuôi dưỡng công nghiệp trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa và khi công nghiệp đạt trình độ phát triển cao, các trang trại gia đình vẫn tồn tại và đảm bảo nhu cầu nông sản tiêu dùng trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Số lượng và quy mô trang trại gia đình qua các năm

Năm Số lượng trang trại Quy mô trang trại
1953 679.750 1,29
1955 732.555 1,19
1960 785.592 1,11
1965 847.242 1,05
1970 880.274 1,03
1975 867.547 1,06
1980 872.267 1,04
1981 821.564 1,07
1991 823.256 1,08

Số lượng trang trại ở Đài Loan biến động qua từng thời kỳ: Trước cải cách ruộng đất năm 1948 có 691.000 trang trại. Sau cải cách ruộng đất năm 1953 có 679.750 trang trại, trong thời kỳ bất đầu công nghiệp hóa, lực lượng lao động ở nông thôn tăng nhiều, trong khi đó công nghiệp chưa đủ sức thu hút số lao động này, còn nông nghiệp lại phát triển mạnh, cần tách từ những hộ nông dân ra những hộ mới. Vì vậy, từ năm 1953 đến năm 1968, số trang trại gia đình đã tăng từ 679.750 cơ sở lên 887.112 cơ sở.

Từ những năm 1969 - 1970 trở đi, thời kỳ công nghiệp phát triển mạnh, có khả năng thu hút ngày càng nhiều lao động nông nghiệp nên số trang trại gia đình bắt đầu giảm từ 887.112 cơ sở (1969) xuống 823.256 cơ sở (1991).

Quy mô trang trại gia đình ở Đài Loan thuộc loại nhỏ nhất ở châu Á và thế giới. Quy mô trang trại gia đình ở đây biến động theo tỷ lệ nghịch với số lượng trang trại.

Trong những năm 1953 - 1973, quy mô trung bình của trang trại giảm từ 1,29 ha xuống 1,02 ha và từ năm 1973 đến năm 1991 quy mô trang trại gia đình tăng từ 1,02 ha lên 1,08 ha. Như vậy là trong 20 năm đầu thời kỳ công nghiệp hóa, quy mô trang trại mới có chiều hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm và quy mô bình quân của mỗi trang trại ở Đài Loan thuộc lại nhỏ.

Nhưng đi sâu vào phân tích các số liệu thống kê từng loại trang trại ta thấy, số trang trại gia đình có diện tích dưới 1 ha, trong mấy chục năm không giảm mà lại tăng lên cả về số lượng trang trại và tổng diện tích của từng loại trang trại này, còn số trang trại có diện tích trên 1 ha lại giảm dần.

Quy mô trang trại (ha) 1955 1980
Số lượng trang trại % Diện tích đất đai (ha) % Số lượng trang trại % Diện tích đất đai (ha) %
Tổng số 732.640 100 873.000 100 872.267 100 907.353 10
Dưới 0,5 ha 253.038 34,4 73.862 8,8 375.911 43,1 99.295 14
Từ 0,5 -1 ha 209.987 28,4 168.898 20,2 257.241 29,5 176.967 25
Từ 1 ha – 1,5 ha 121.427 16,4 121.051 13,9 165.255 19,8 141.997 20
Từ 1,5 đến 2 ha 67.177 9,1 130.254 15,6 54.023 6,1 88.728 12
Từ 2- 3ha 57.219 7,8 42.432 4,9 98.635 14
Từ 3-5ha 23.249 3,2 297.691 35,6 17.606 2,0 63.228 9
Từ 5-10ha 5.266 0,7 3.943 0,4 32.008 4
Từ 10 ha trở lên 277 498 0,1

Như vậy, có thể thấy rằng số trang trại rất nhỏ quy mô dưới 0,5 ha năm 1955 chiếm 34,1% đến năm 1980 tăng lên 43,1%, và tổng diện tích của loại trang trại này tăng từ 8,8% lên 14,2%.

Số trang trại nhỏ từ 0,5 - 1 ha, năm 1955 chiếm 28,4% đến năm 1980 tăng lên 29,5 và tổng diện tích của loại trang trại này tăng từ 20,2% lên 25,2%. Số trang trại quy mô 1 - 2 ha năm 1955 chiếm 25,5% đến năm 1980 giảm xuống còn 20% và tổng diện tích giảm từ 354% xuống 33%. Số trang trại quy mô 2 - 10 ha năm 1955 chiếm 11,7% đến năm 1980 giảm xuống còn 7% và tổng diện tích giảm từ 35,6% xuống 27.6%.

Điều đáng chú ý là 43,1% số trang trại gia đình có quy mô bình quân ruộng đất rất thấp 0,26 ha. Số trang trại quy mô 5 - 10 ha và trên 10 hạ chỉ có 4.441 cơ sở với tổng diện tích là 95 236 ha. Hi Nguyên nhân của tình trạng quy mô ruộng đất của các trang trại ở Đài Loan đã nhỏ bé, mà lại khó tích tụ tập trung ruộng đất thành những cơ sở quy mô lớn hơn, có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là số lượng hộ gia đình giữ ruộng đất lớn; ruộng đất vẫn được coi là tiêu chuẩn đánh giá vị trí của mỗi gia đình trong xã hội, nên trong quá trình công nghiệp hóa, nhiều người nông dân đi làm công thương nghiệp có thu nhập cao hơn hẳn nghề nông, nhưng vẫn muốn giữ lại ruộng đất để truyền lại cho con cháu thừa kế, có tâm lý coi ruộng đất là gia sản, không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị to lớn về tinh thần.

Công nghiệp hóa nông nghiệp đặt ra yêu cầu mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình để ứng dụng kỹ thuật hiện đại, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành nông sản, nhưng việc chuyển quyền sở hữu để tích tụ và tập trung ruộng đất vào các trang trại lớn, gặp nhiều khó khăn như đã nêu. Nông dân không muốn bán ruộng, mà Nhà nước cũng không có luật định bắt buộc nông dân bán ruộng đất của mình cho người khác. Đứng trước khó khăn đó, người Đài Loan đã tìm ra một giải pháp có thể tích tụ tập trung ruộng đất bằng phương thức chuyển quyền sử dụng ruộng đất cho người khác nhưng chủ ruộng vẫn giữ quyền sở hữu, gọi là sản xuất ủy thác.

Nội dung của phương thức này là những nông dân, chủ trang trại tìm được việc làm ngoài nông nghiệp ở các xí nghiệp công nghiệp ở nông thôn và thành thị, có thu nhập cao hơn làm nghề nông, không muốn làm nông nghiệp nữa nhưng không muốn từ bỏ quyền sở hữu ruộng đất, mà cũng không dám cho người khác thuê ruộng đất, theo cách thức cũ vì sợ sau này không đòi lại được nên đã đem ruộng đất ủy thác cho nông dân khác là bà con thân thích hay bạn bè thân thiết nhận số ruộng này để cày cấy với những điều kiện do hai bên thỏa thuận, với các mức độ ủy thác khác nhau:

Ủy thác cho hộ nông dân (trang trại gia đình) khác nhận làm thuê một hoặc nhiều công việc sản xuất (làm đất, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch) trong từng vụ trên một diện tích đất đai nhất định và trả chi phí theo giá thỏa thuận cho người làm thuê và toàn bộ sản phẩm thuộc về người chủ ruộng đất.

Người có ruộng ủy thác cho nông dân khác nhận đất đai, đồng ruộng để quản lý sử dụng, sản xuất trong thời gian dài hay ngắn do hai bên thỏa thuận với các điều kiện cụ thể.

Các thỏa thuận ủy thác sản xuất có thể thực hiện bằng miệng, hoặc bằng văn bản. Các trang trại gia đình thực hiện phương thức này được gọi là trang trại ủy thác.

Phương thức sản xuất ủy thác này bảo đảm lợi ích cho nông dân. Người có ruộng đem ủy thác sản xuất có thể an tâm đi làm công việc ngoài nông nghiệp, để tăng thu nhập, đồng thời vẫn nhận được một phần thu nhập thêm từ trang trại, qua phương thức ủy thác mà không lo ngại bị mất quyền sở hữu ruộng đất.

Người nông dân nhận ruộng ủy thác của người khác có thể mở rộng quy mô sản xuất để đầu tư kỹ thuật mới, sử dụng máy móc để tăng năng suất lao động, tăng thu nhập.

Phương thức sản xuất ủy thác tạo ra điều kiện tích tụ tập trung một phần ruộng đất để mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình.

Do phương thức sản xuất ủy thác đem lại lợi ích rõ ràng nên lúc đầu nông dân Đài Loan làm chui, về sau chính quyền Đài Loan đã chính thức công nhận, đưa vào bổ sung trong Điều 2 của Luật phát triển nông nghiệp ban hành ngày 01/8/1983 và đến nay được áp dụng rộng rãi ở các địa phương, có tài liệu nêu ra con số 75% số trang trại đã áp dụng phương thức sản xuất ủy thác.

Để mở rộng quy mô sản xuất của các trang trại gia đình quy mô nhỏ ở Đài Loan, ngoài phương thức sản xuất ủy thác còn có các hình thức hợp tác như lập tổ nhóm làm chung, tổ chức quản lý chung, tổ chức hợp tác xã sản xuất.

Tổ nhóm làm chung là hình thức đổi công đơn giản giữa các hộ nông dân (trang trại) trong cùng thôn xóm, cùng nhau làm một số việc như làm đất, thu hoạch và mua bán chung một số vật tư sản phẩm. Hình thức này được phát triển rộng rãi; trong khi đó, hình thức tổ chức quản lý sản xuất chung và tổ chức hợp tác sản xuất chung (đất đai, lao động của các trang trại gia đình được dùng để sản xuất chung) được đề ra từ lâu, nhưng không phát triển được vì không phù hợp.

Để tăng hiệu quả kinh tế của việc sử dụng máy móc thiết bị nông nghiệp, trong các trang trại gia đình quy mô nhỏ ở Đài Loan đã xuất hiện và phát triển các tổ chức dịch vụ kỹ thuật tư nhân mà điển hình là trung tâm làm mạ ở các thôn xã. Trong mỗi thôn xã có một vài nông dân bỏ vốn đầu tư thiết bị, kỹ thuật giống, gieo mạ cung cấp cho 100 - 200 ha và mua máy làm đất, máy cấy đi làm thuê theo hợp đồng với các trang trại gia đình trong thôn xả, theo lịch gieo cấy của cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương.

Trong quá trình công nghiệp hóa, các trang trại gia đình đã chuyển dịch cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập cao.

Số trang trại kiêm nghiệp với làm nông nghiệp vừa làm ngoài nông nghiệp đến năm 1980 đạt 91%, còn số trang trại thuần nông chỉ còn gần 9%.

Năm Tổng số trang trại Trang trại thuần nông Trang trại kiêm nghiệp
Số lượng % Số lượng %
1955 738.610 294.460 39,87 444.150 60
1970 879.390 274.281 31,19 605.117 68
1980 871.705 78.318 8,98 793.387 91

Các trang trại quy mô càng nhỏ thì tỷ trọng di làm ngoài nông nghiệp cảng lớn, như số liệu trình bày ở bảng dưới đây:

Quy mô trang trại 1960 1980
Tổng số (%) Loại 1 (%) Loại 2 (%) Tổng số (%) Loại 1 (%) Loại 2 (%)
Dưới 0,5ha 72,30 24,42 47,88 95,54 17,60 77,94
Từ 0,5-1 ha 44,40 35,38 9,06 90,91 14,84 49,07
Từ 1-2 ha 35,20 31,98 3,24 85,95 61,59 18,88
Từ2,0-3,0 ha 32,73 30,760 1,97 80,47 61,59 18,88
Trên 3 ha 34,42 32,30 -2,12 75,34 65,45 5,89
Tổng cộng 52,39 29,85 22,54 91,02 35,97 55,89
Tổng số trang trại kiêm nghiệp 423.099 241.060 182.039 793.384 313.498 479.890

Ghi chú:

Loại 1: Trang trại thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp.

Loại 2: Trang trại thu nhập chủ yếu từ ngoài nông nghiệp.

Qua bảng trên, số trang trại thu nhập ngoài nông nghiệp là chủ yếu tăng từ 22,54% (1960) lên 55,89% (1980), trong đó đối với loại trang trại dưới 0,5 ha tăng từ 47,88% lên 77913%, loại trang trại từ 0,5 - 1 ha tăng từ 3,24% lên 29,50%, loại trang trại từ 2,0. 3.0 hạ tăng từ 1,97% lên 18,88% và loại trang trại trên 3 hạ cũng tăng từ 2,12% lên 5,89%.

Như vậy, cơ cấu kinh tế nông thôn Đài Loan đã chuyển từ thuần nông sang kinh tế công - nông nghiệp và dịch vụ.

Nền kinh tế trang trại gia đình quy mô nhỏ ở Đài Loan đã góp phần quyết định vào thành công của công nghiệp hóa. Giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng bình quân hằng năm là 7,7% và cao hơn tốc độ tăng dân số Lấy mức năm 1952 là 100% thì đầu năm 1990 mức tăng sản lượng nông nghiệp là 445,4% trong khi mức tăng dân số là 250%. Tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1952 là 707 triệu USD, năm 1991 tăng lên đến 12.058 triệu USD. Giá trị nông sản xuất khẩu năm 1952 là 114 triệu USD đến năm 1991 là 4.042 triệu USD.

Các trang trại gia đình quy mô nhỏ phân tán bình quân 1 ha, đã tạo ra một khối lượng nông sản hàng hóa lớn, đặc biệt là nông sản xuất khẩu, nghĩa là tạo ra một nền nông nghiệp thương phẩm hóa cao. Mặt khác, các trang trại gia đình quy mô nhỏ cũng dung nạp được một mức độ hiện đại hóa cao. Đến nay, cơ giới hóa sản xuất lúa đã đạt trên 90% đối với khâu làm đất, cấy lúa và thu hoạch. Do kết quả nông nghiệp sử dụng nhiều máy móc hiện đại, nên lao động nông nghiệp chuyển sang công nghiệp với số lượng lớn. Năm 1952, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong lao động xã hội chiếm 56,1% đến năm 2000 giảm xuống còn 10%.

Cho đến nay, ở Đài Loan nông nghiệp đóng 3% vào GDP. Nền kinh tế Đài Loan cũng được coi là nền kinh tế phát triển trên thế giới. Bên cạnh việc phát triển mạnh về công nghiệp sản xuất, công nghiệp công nghệ thì kinh tế nông nghiệp của Đài Loan vẫn giữ vị trí ổn định, phát triển bền vững.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành