Thứ hai, 14 Tháng 8 2023 02:16

Một số vấn đề liên quan sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông quốc tế

1. Khái niệm sông quốc tế

Trước thế kỷ 20, trong một số hiệp ước quốc tế đã đưa ra hai tiêu chỉ để xác định một sông có thể được coi là “sông quốc tế”. Hai tiêu chí này bao gồm:

Tiêu chí thứ nhất được dựa trên yếu tố địa lý, theo đó “sông quốc tế là sông chảy qua lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia. Dựa trên tiêu chí này thì sông quốc tế được chia làm hai loại. Sống làm biên giới giữa hai quốc gia như Sông Niger, Sông Indus.... Sông chảy từ quốc gia gia này sang quốc gia khác như Sông Dannube, Sông Senegal....

Tiêu chí thứ hai dựa vào mục đích sử dụng: Theo đó “sông quốc tế là sông có thể sử dụng cho hoạt động giao thông thuỷ". Như trong Công ước Viên 1815 về Quy chế pháp lý của các sông: Main, Neckar, Mosell Meuse, Scheldt ở Châu Âu và Công ước Berlin năm 1885 về Sông Conggo và Sông Niger ở Châu Phi đã quy định “một dòng sông được coi là sông quốc tế nếu có thể giao thông thuỷ được". Do đó trước thế kỷ 19 các quốc gia ven sông chủ yếu chỉ sử dụng sông quốc tế để phục vụ cho mục đích giao thông thuỷ.

Đến Công ước Barcenola về quy chế pháp lý của các sông quốc tế do 42 quốc gia ở châu Âu, châu Á, châu Phi thông qua và có hiệu lực từ ngày 31/10/ 1922 đã bổ sung vào tiêu chí thứ hai để xác định một sông quốc tế là “sông có thể sử dụng cho những mục đích khác giao thông thuỷ như: tưới tiêu, thuỷ điện, sinh hoạt....

Từ năm 1950 đến nay, tiêu chí thứ nhất dựa trên yếu tố địa lý để xem xét một sông quốc tế đã mở rộng hơn. Một sông được coi là “sông quốc tế” là sông mà “một phần diện tích tập trung nước mặt, nguồn nước ngầm nằm trong lãnh thổ quốc gia láng giềng".

Như vậy “sông quốc tế" không chỉ là "những sông chảy qua lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia nhất định”, mà còn bao gồm các sông có nguồn nước ngầm chảy từ quốc gia khác chảy vào.

2. Khái niệm lưu vực sông quốc tế

Do nhu cầu phát triển kinh tế, con người không chỉ sử dụng sóng vào mục đích giao thông thuỷ mà còn sử dụng sống để phục vụ cho các mục đích khác như phục vụ cho nông nghiệp, công nghiệp, giải trí, du lịch... Việc sử dùng sống cho những mục đích khác nhau đã làm xuất hiện khái niệm “lưu vực sông quốc tế - international river basin”.

Khái niệm “lưu vực sông quốc tế" lần đầu tiên được đề cập trong các cuộc hội nghị quốc tế về nước vào cuối những năm 1950. Khái niệm “lưu vực sông quốc tế" được nghiên cứu bao gồm cả nước trên dòng chính và phụ lưu, cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của sông. Sau đó khái niệm này đã được quy định trong Quy tắc Hen-sin-ki 1966.

Điều 2, Quy tắc Hen-sin-ki 1966 quy định "Lưu vực sông quốc tế là một vùng địa lý nằm trên lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia được xác định bở ranh giới lưu vực của hệ thống sông, bao gồm cả nước mặt và nước ngầm cùng chảy vào một điểm chung". Như vậy lưu vực sông quốc tế là một khu vực địa lý được thống nhất bởi các yếu tố thuỷ văn có liên quan chặt chẽ đến sông. Phạm vi không gian của một lưu vực sông không chỉ giới hạn trên dòng chính mà còn được mở rộng tới các phụ lưu, hồ chứa nước, rừng và các vùng đất ngập nước thuộc lưu vực sông.

Quốc gia lưu vực là một quốc gia mà lãnh thổ của nó bao gồm một phản của lưu vực sông quốc tế. Vì vậy, một quốc gia có thể không phải là quốc gia ven sông của một dòng chính lưu vực nhưng vẫn có thể là quốc gia lưu vực. Ví dụ như một sông quốc tế X có dòng chính chảy qua lãnh thổ của các quốc gia A, B, C. Quốc gia D có một con suối ngầm cung cấp nước cho sông X trong lãnh thổ của quốc gia A. Theo khái niệm trên thì 4 quốc gia này đều là quốc gia lưu vực mặc dù chỉ có A. B. C là quốc gia ven sông.

Đến năm 1980, trong quá trình soạn thảo Công ước về “Luật sử dụng nước của các dòng nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thuỷ", Uỷ ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc đã đưa ra một khái niệm mới đó là khái niệm “dòng nước quốc tế" - international watercourses, thay thế khái niệm lưu vực sông quốc tế. Sau đó khái niệm này được quy định chính thức tại Công ước 1997 như sau: "dòng nước quốc tế nghĩa là một dòng nước mà các phần của nó nằm trên các quốc gia khác nhau". Theo khái niệm trên thì "dòng nước quốc tế" cũng bao gồm các thành phần của nước như nước mặt, nước ngầm và các tài nguyên tự nhiên khác liên quan đến dòng nước quốc tế.

Hai thuật ngữ “lưu vực sông quốc tế" và "dòng nước quốc tế" đều được các quốc gia ven sông áp dụng trong hiệp ước về lưu vực sông quốc tế. Tuy nhiên, thuật ngữ "lưu vực sông quốc tế" được sử dụng nhiều hơn. Trong các hiệp ước quốc tế do 4 quốc gia ven sông Mê Kông là Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan và Việt Nam ký kết đều sử dụng thuật ngữ lưu vực sông Mê Kông. Và Luật tài nguyên nước của nước ta do Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 đã dùng khái niệm “lưu vực sông” để chỉ một “vùng địa lý mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông”. Như vậy nội dung khái niệm “lưu vực sông" trong Luật tài nguyên nước của nước ta cũng giống với khái niệm trong Quy tắc Hen-sin-ki 1966.

3. Các hình thức sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông quốc tế

Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên rất quý giá, là thứ nguyên liệu duy nhất không thể thay thế được, nước có thể sử dụng dưới các hình thức khác nhau, bao gồm:

“- Sử dụng nước cho sinh hoạt và đô thị

- Sử dụng nước cho công nghiệp

- Sử dụng nước cho nông nghiệp

- Sử dụng nước cho thể thao, giải trí, du lịch”

Căn cứ vào mức độ suy giảm về số lượng nước, người ta đã xếp các hình thức sử dụng nước thành hai loại: Sử dụng tiêu hao và sử dụng không tiêu hao.

“- Sử dụng tiêu hao tài nguyên nước là trong quá trình sử dụng làm mất đi một số lượng nước nhất định như: sử dụng nước phục vụ sinh hoạt, đô thị, nông nghiệp, chăn nuôi, cải tạo đất, sử dụng nước cho công nghiệp

- Sử dụng không tiêu hao tài nguyên nước là trong quá trình sử dụng không làm mất đi số lượng nước như: sử dụng cho thuỷ điện, giao thông thuỷ, thể thao, du lịch và giải trí.”

Hiện nay trong những hiệp ước lưu vực sông quốc tế song phương và đa phương đã chia thành 2 hình thức sử dụng tài nguyên nước căn cứ vào mục đích sử dụng đó là:

- Sử dụng nước cho mục đích giao thông thuỷ, và

- Sử dụng nước cho những mục đích phi giao thông thuỷ, như: sử dụng nước cho sinh hoạt, đô thị, tưới tiêu, nuôi thuỷ sản, thuỷ điện thể thao, du lịch.....

Sở dĩ có sự phân chia như trên, là vì việc sử dụng sông quốc tế cho mục đích giao thông thuỷ đã được điều chỉnh bằng quy chế pháp lý tự do giao thông thuỷ do các quốc gia áp dụng từ những thế kỷ trước. Việc sử dụng này sẽ không làm ảnh hưởng đến các quốc gia ven sông khác nếu các quốc gia tuân thủ theo đúng quy chế. Ngoài ra quy chế tự do giao thông thuỷ còn được áp dụng cho cả những quốc gia không phải là quốc gia ven sông quốc tế. Ví dụ như quốc gia A không là quốc gia ven sông quốc tế, nhưng vẫn có quyền giao thông thuỷ trên con sông này.

Còn đối với hình thức sử dụng cho những mục đích phi giao thông thuỷ chỉ áp dụng cho những quốc gia thuộc lưu vực một sống quốc tế, và trong quá trình sử dụng có thể sẽ làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng của các quốc gia cùng lưu vực khác. Do đó đối với hình thức sử dụng này, các quốc gia cũng lưu vực sẽ phải quy định những quy chế pháp lý để đảm bảo cho việc sử dụng tài nguyên nước được công bằng. Và cũng chính lý do này mà Đại hội đồng Liên hợp quốc đã giao nhiệm vụ cho Uỷ ban Luật quốc tế nghiên cứu và soạn thảo một công ước điều chỉnh việc sử dụng tài nguyên nước quốc tế cho mục dịch phi giao thông thủy.

Có nhiều hình thức sử dụng nước khác nhau, và xuất hiện vấn để là liệu hình thức sử dụng nước nào sẽ được ưu tiên hơn. Trước thế kỷ 20, giao thông thuỷ được ưu tiên hơn các hình thức sử dụng nước khác, vì vào thời điểm đó giao thông thuỷ là hình thức sử dụng phổ biến. Nhưng kể từ đầu thế kỷ 20 đến nay, sử dụng nước đã được mở rộng ra với nhiều hình thức khác nhau, cho nên giao thông thuỷ và các hình thức sử dụng khác đều không được coi là ưu tiên.

Điều chỉnh về vấn đề này. Quy tắc Hen-sinh-kí quy định như sau: “Không một việc sử dụng hoặc hình thức sử dụng nước nào được đương nhiên ưu đãi hơn việc sử dụng hoặc loại hình sử dụng nước khác”.

Điều 10, Công ước 1997 cũng quy định. “Nếu hiệp định hay tập quán quốc tế không có quy định, thì không một hình thức sử dụng nước của một dòng nước quốc tế nào được đương nhiên ưu tiên hơn các loại hình sử dụng khác”

Như vậy, hiện nay luật quốc tế không có một quy định "cứng" về trật tự ưu tiên trong các hình thức sử dụng nước, các quốc gia cùng lưu vực sông quốc tế có thể quyết định hình thức sử dụng nào được coi là ưu tiên tuỳ thuộc vào tình hình và đặc điểm cụ thể của quốc gia và của từng lưu vực sông. Hai Hiệp ước dưới đây là một ví dụ:

Trong Thép ước quốc tế giữa Ca-na-da và Mỹ ngày 11/1/1909 quy định: “Các quốc gia không được sử dụng tài nguyên nước nếu như việc sử dụng có thể gây nên xung đột hoặc ngăn cản sự sử dụng khác và phải tuân theo thứ tự ưu tiên sau:

1. Sử dụng cho sinh hoạt và đô thị,

2. Sử dụng cho giao thông thuỷ, bao gồm cả các kênh phục vụ cho mục dịch giao thông thuỷ.

3. Sử dụng cho mục đích thuỷ điện và tưới tiêu”.

Hiệp ước giữa Mỹ và Mê-hi-cô 3/2/1944 cũng quy định: “Trong trường hợp Uỷ ban Liên hợp xây dựng các quy định về việc sử dụng chung dòng nước quốc tế, thì trật tự ưu tiên sau có thể được dùng như hướng dẫn :

1. Sử dụng cho sinh hoạt và đô thị.

2. Sử dụng cho chăn nuôi và nông nghiệp.

3. Sử dụng cho thuỷ điện.

4. Sử dụng cho các hoạt động công nghiệp khác.

5. Giao thông thuỷ,

6. Đánh bắt cá".

Trong hai hiệp ước song phương nói trên, các quốc gia đã quy định về trật tự ưu tiên của các hình thức sử dụng tài nguyên nước và trong đó hình thức sử dụng cho sinh hoạt và đô thị được ưu tiên số một. Điều này cũng phản ánh một thực tế là hình thức sử dụng tài nguyên nước quốc tế cho mục đích sinh hoạt và đô thị của các quốc gia lưu vực đã được ưu tiên hơn các hình thức sử dụng khác do tầm quan trọng đặc biệt của hình thức sử dụng này. Vì sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt và đô thị là đảm bảo cho những nhu cầu thiết yếu của người dân sinh sống xung quanh lưu vực.

Tuy nhiên khi quyết định trật tự ưu tiên của các loại hình sử dụng tài nguyên nước quốc tế, các quốc gia lưu vực cán phải xem xét tất cả các yếu tố để đảm bảo nguyên tắc sử dụng công bằng. Ví dụ trong trường hợp quốc gia A sử dụng tài nguyên nước lưu vực quốc tế Z cho mục đích sinh hoạt, quốc gia B ở thượng lưu lại sử dụng tài nguyên nước cho các ngành công nghiệp đã làm tăng nhiệt độ và thay đổi chất lượng nước dẫn đến quốc gia A không thể tiếp tục sử dụng được. Một Uỷ ban do 2 quốc gia thành lập đã nghiên cứu cụ thể cho thấy chỉ một khu vực nhỏ người dân của quốc gia A sử dụng nước của lưu vực sông Z, và quốc gia A có một nguồn nước ngọt rất gần khu vực đó. Hơn nữa quốc gia B chấp nhận mọi chi phí do làm thay đổi chất lượng nước cũng như chi phí để quốc gia A có thể sử dụng nguồn nước ngọt của mình thay việc sử dụng nước của sông quốc tế Z. Trong trường này thứ tự ưu tiên sẽ không thuộc về quốc gia sử dụng sống cho mục đích sinh hoạt - quốc gia A. Hai quốc gia A và B sẽ phải đàm phán để có một thoả thuận phù hợp về vấn đề trên.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành