Sự độc lập của Tòa án là một giá trị chung của nhân loại và được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế và được phân định mạng tính toàn cầu hoặc mang tính khu vực, như:
Đối với các văn kiện mang tính toàn cầu: Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 của Liên hợp quốc; Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự năm 1966 của Liên hợp quốc; Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 của Liên hợp quốc; Bộ luật Tiêu chuẩn tối thiểu về Độc lập tư pháp của Hiệp hội Luật sư Thế giới năm 1982; Tuyên bố quốc tế Montreal về Độc lập tư pháp năm 1983; Khuyến nghị chung số 13 ngày 13/4/1984 của Ủy ban quyển con người về quyền bình đẳng trước Tòa án và quyền được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án độc lập được thành lập theo pháp luật; Các nguyên tắc cơ bản về tính độc lập của Tòa án năm 1985 của Liên hợp quốc; Điều lệ chung về Thẩm phán của Hiệp hội Thẩm phán quốc tế năm 1999; Bộ nguyên tắc Bangalore về Đạo đức tư pháp năm 2000 được xây dựng dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc...
Đối với các văn kiện mang tính khu vực: Công ước quyền con người châu Âu năm 1950, Công ước quyền con người châu Mỹ năm 1969, Hiến chương quyền con người và nhân dân châu Phi năm 1981; Tuyên bố Bắc Kinh về các nguyên tắc độc lập tư pháp năm 1995 được thông qua bởi Chánh án Tòa án tối cao của 20 nước khu vực châu Á – Thái Bình Dương...
Nội dung của các văn kiện quốc tế nêu trên có liên quan đến sự độc lập của Tòa án được ghi nhận ở những khía cạnh sau:
Về định nghĩa, “sự độc lập của Tòa án có nghĩa là Tòa án phải quyết định các vấn đề một cách vô tư, không thiên vị dựa trên sự việc và theo luật pháp mà không chịu những hạn chế, những ảnh hưởng không phủ hợp, dụ dỗ, sức ép, đe dọa hay can thiệp sai trái, trực tiếp hay gián tiếp từ bất cứ một nguồn nào hay vì bất cứ một lý do nào”[1].
Về nguyên tắc, "mọi người, với tư cách bình đẳng về mọi phương diện, đều có quyền được một toà án độc lập và vô tư phân xử công bằng và công khai để xác định quyền, nghĩa vụ hoặc bất cứ một lời buộc tội nào đối với người đó”[2]. “Việc duy trì tính độc lập của cơ quan tư pháp là cần thiết để đạt được mục tiêu và thực hiện đúng chức năng của cơ quan tư pháp trong một xã hội tự do và tôn trọng pháp quyền. Sự độc lập này cần phải được Nhà nước đảm bảo và phải được quy định rõ trong Hiến pháp hoặc pháp luật”[3].
Về thẩm quyền, Tòa án phải có quyền tài phán đối với mọi vấn đề có tính chất xét xử và phải có quyền lực riêng để quyết định xem một vấn đề được trình lên Tòa án có thuộc thẩm quyền của tòa theo như luật pháp quy định hay không[4].
Về thủ tục, mọi người đều có quyền được xét xử bởi các Tòa án thông thường sử dụng những thủ tục pháp lý đã được ấn định. Nguyên tắc độc lập xét xử của Tòa án cho phép và yêu cầu Tòa án bảo đảm rằng các thủ tục xét xử đều được tiến hành một cách đúng đắn và quyền của các bên đều được tôn trọng[5].
Về tổ chức, Tòa án phải được tự mình giải quyết mọi vấn đề quản lý và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động của cơ quan này như: quản lý tư pháp, đào tạo tư pháp, tuyển dụng nhân sự cho Tòa án, kỷ luật cán bộ và nhân viên Tòa án... mà không chịu sự tác động sai trái, trực tiếp hoặc gián tiếp của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Trong Tòa án nơi Thẩm phán làm việc, việc phân công Thẩm phán xét xử các vụ việc là vấn đề nội bộ quản lý điều hành xét xử[6].
Về tài chính, hệ thống Tòa án phải được bảo đảm có đầy đủ ngân sách để thực hiện chức năng của mình mà không phụ thuộc vào bất cứ cơ quan nhà nước nào[7].
Về sự độc lập của Hội đồng xét xử, không một chủ thể nào được can thiệp vào quá trình xét xử cũng như được xét lại các phản quyết của Tòa án. Cơ quan hành pháp, lập pháp cũng như các cơ quan khác như cảnh sát, cơ quan thi hành án, các tổ chức, cá nhân phải tôn trọng và tuân theo bản án hoặc quyết định của Tòa án ngay cả khi họ không đồng ý với bản án, quyết định đó. Chỉ có Tòa án khác mới có quyền xét lại những bản án, quyết định của Tòa án theo trình tự tố tụng được quy định trong pháp luật[8].
Về sự độc lập của Thẩm phán. Thẩm phán phải tự mình xử sự theo một cách thức nhằm bảo toàn danh tiếng cho chức vụ Thẩm phán của mình, và cho tinh không thiên vị và sự độc lập của hệ thống Tòa án; Thẩm phán phải được tự do thành lập và tham gia các hiệp hội của Thẩm phán và các tổ chức khác đại diện cho quyền lợi của họ, khuyến khích đào tạo nghề nghiệp và bảo vệ sự độc lập tư pháp của họ. Khi xét xử, các Thẩm phán độc lập và chỉ phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật. Trong quá trình xét xử, các Thần phản phải độc lập với các Tòa án cấp trên và với các Thẩm phán khác; Các phương tiện truyền thông không được tác động hoặc làm ảnh hưởng đến nội dung quyết định xét xử của Thẩm phán. Sự độc lập này có nghĩa là cả hệ thống Tòa án và cá nhân Thẩm phán khi xét xử hoàn toàn có khả năng thực hiện công việc chuyên môn của mình mà không bị ảnh hưởng bởi những áp lực của bất cứ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào, bao gồm cả áp lực trong nội bộ hệ thống Tòa án[9].
Về tiêu chuẩn lựa chọn và đào tạo Thẩm phán, những người được chọn vào làm việc ở cơ quan xét xử phải là các cá nhân liêm khiết, có khả năng với sự đào tạo thích hợp và có chuyên môn về luật pháp. Bất cứ cách thức lựa chọn cán bộ Tòa án nào cũng phải bảo đảm không có sự bổ nhiệm cán bộ Tòa án vì những động cơ không chính đáng. Trong việc lựa chọn Thẩm phán không được phân biệt đối xử trên cơ sở chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị và các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, thành phần xuất thân, trừ yêu cầu rằng một ứng viên được chọn vào cơ quan xét xử phải là công dân của quốc gia có liên quan và yêu cầu đó, không bị coi là có tính chất phân biệt đối xử. Việc thăng chức cho Thẩm phán, nếu có hệ thống này, phải dựa trên những yếu tố khách quan, đặc biệt là khả năng, sự liêm khiết và kinh nghiệm[10].
Về nhiệm kỳ của Thẩm phán, cho dù được chỉ định hay bố nhiệm. Thẩm phán phải được bảo đảm nhiệm kỳ cho đến độ tuổi nghỉ hưu bắt buộc hoặc khi hết hạn nhiệm kỳ chức vụ, khi có quy định đó[11].
Về chế độ làm việc của Thẩm phán, an ninh, thù lao thích đáng. các điều kiện dịch vụ, lương hưu và tuổi về hưu của Thẩm phán phải được pháp luật bảo đảm[12].
Về quy tắc đạo đức của Thẩm phán, Thẩm phán không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào. Thẩm phán và các thành viên của gia đình Thẩm phán, sẽ không bao giờ được đòi hỏi hay nhận bất cứ quả cáp, tài sản thừa kế theo di chúc, khoản tiền cho vay hay sự ưu đãi nào liên quan đến bất cứ thứ gì được thực hiện, hay sẽ được thực hiện hay bỏ qua không thực hiện bởi một Thẩm phán có liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ tư pháp. Một Thẩm phán sẽ không được cố ý cho phép các cán bộ Tòa án hay các đối tượng khác chịu sự ảnh hưởng, sự chỉ đạo, quyền lực của Thẩm phán, đòi hỏi, hay nhận bất cứ quà cáp, tài sản thừa kế theo di chúc, khoản tiền cho vay hay sự ưu đãi nào liên quan đến bất cứ thứ gì được thực hiện, hay sẽ được thực hiện hay bỏ qua không thực hiện bởi một Thẩm phán có liên quan đến nhiệm vụ, chức năng của mình[13].
Về bí mật nghề nghiệp của Thẩm phán, Tòa án phải thực hiện các quy định về bí mật nghề nghiệp liên quan đến quan điểm và những thông tin mật thu thập trong quá trình thực thi nhiệm vụ không thuộc quá trình xét xử công khai, và không bị bắt buộc phải làm chứng về những vấn đề đó[14].
Về quyền miễn trừ của Thẩm phán, Thẩm phán được hưởng quyền miễn trừ trách nhiệm cá nhân đối với các vụ kiện dân sự đòi bồi thường những thiệt hại về vật chất gây ra do hành vi sai trái hoặc những sai sót của mình khi thực hiện chức năng xét xử. Quy định này không ảnh hưởng đến việc thực hiện các thủ tục thi hành kỷ luật đối với Thẩm phán, hoặc quyền khiếu nại cũng như yêu cầu bồi thường từ phía nhà nước theo quy định của pháp luật nước đó[15].
Về kỷ luật, đình chỉ, cách chức hoặc miễn nhiệm Thẩm phán bất cứ một lời kết tội hay khiếu nại chống lại Thẩm phán về khi năng xét xử hay chuyên môn của họ phải được xử lý ngay và công minh theo một thủ tục thích hợp. Thẩm phán có quyền đòi hỏi được xét xử công bằng. Sự xem xét vấn đề ở giai đoạn đầu phải được giữ bí mật, trừ khi Thẩm phán có đề nghị khác. Thẩm phán phải bị đình chỉ hay cách chức do không có năng lực hoặc vì những hành vi khiến họ không phù hợp với việc thực hiện các nhiệm vụ của Thẩm phản. Tất cả các thủ tục kỷ luật, đình chỉ hay cách chức phải được quyết định theo các tiêu chuẩn đạo đức đã được quy định. Những quyết định về thủ tục kỷ luật, đình chỉ huy cách chức phải được xem xét lại một cách độc lập[16].
Có thể nói, những vấn đề cơ bản, khái quát nhất, chung nhất về sự độc lập của Tòa án trong đó có sự độc lập của Thẩm phán đã được quy định rải rác trong các Văn kiện quốc tế có hiệu lực toàn cầu hoặc khu vực. Mỗi quốc gia, tùy theo điều kiện, hoàn cảnh riêng của mình sẽ cụ thể hóa từng nội dung cho phù hợp nhưng luôn phải đảm bảo thực thi đúng các nguyên tắc cơ bản đã được ghi nhận nêu trên.
[1] Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac Nguyen- tac-co-ban-ve-tinh-doc-lap-cua-toa-an-1985-275836 aspx, truy cập ngày 30/9/2020.
[2] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, Điều 10, file:///E:/2019/sach%20tuyen. 20ngon%20nhan%20quyen%201948 pdf, truy cập ngày 30/9/2020; Liên hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự, Điều 41, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/linh-vuc-khac/Cong-uoc-quoc-te-ve- quyen-dan-su-va-chinh-trị-270274 aspx, truy cập ngày 30/9/2020.
[3] Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp, xem tại Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2006, tr. 46 - 48
[4] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https://thuvien phapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh-doc-lap- cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2006, tr. 46-48
[5] Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tỏa án năm 1985, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen- tac-co-ban-ve-tinh-doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020
[6] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836 aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Montreal declaration, universal declaration on the independence of justice 1983. https://www.jiwp.org/montreal-declaration, truy cập ngày 30/9/2020.
[7] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp, xem tại Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2006.
[8] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp, xem tại Tạp chí Tòa ăn nhân dân, số 8, 2006.
[9] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp, xem tại Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2006.
[10] Nội dung này được quy định trong các văn kiện Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836 aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp (bản dịch tiếng Việt) (1995), xem tại Tạp chí Tòa án nhân dân số 8, 2006; Montreal declaration, universal declaration on the independence of justice 1983, https://www.jiwp.org/ montreal-declaration, truy cập ngày 30/9/2020; United Nations Office on Drugs and Crime (2002), The Bangalore Principles of Judicial Conduct 2002, https://www.unodc.org/pdf/crime/corruption/judicial_group/Banga lore principles.pdf, truy cập ngày 30/9/2020.
[11] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836 aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp (bản dịch tiếng Việt) (1995), xem tại Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2006; Montreal declaration, universal declaration on the independence of justice 1983, https://www. jiwp.org/montreal-declaration, truy cập ngày 30/9/2020; United Nations Office on Drugs and Crime (2002), The Bangalore Principles of Judicial Conduct 2002, https://www.unode.org/pdf/crime/corruption/judicial_gro up/Bangalore principles pdf, truy cập ngày 30/9/2020; International Association of Judicial Independence and World Peace (1982), International Bar Association Code of Minimum Standards of Judicial Independence 1982, file:///C:/Documents%20and%20Settings/Admin/My%20Documents/Dow nloads/IBA_Resolutions_Minimum Standards of Judicial_Independence _ 1982.pdf, truy cập ngày 30/9/2020.
[12] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:/ thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp (bản dịch tiếng Việt) (1995), xem tại Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2006; Montreal declaration, universal declaration on the independence of justice 1983, https://www.jiwp.org/ montreal-declaration, truy cập ngày 30/9/2020; United Nations Office on Drugs and Crime (2002). The Bangalore Principles of Judicial Conduct 2002, https://www.unode.org/pdf/crime/corruption/judicial_group/Banga lore_principles.pdf, truy cập ngày 30/9/2020; International Association of Judicial Independence and World Peace (1982), International Bar Association Code of Minimum Standards of Judicial Independence 1982. file:///C:/Documents%20and%20Settings/Admin/My%20Documents/Dow nloads/IBA_Resolutions Minimum Standards of Judicial_Independence _1982 pdf, truy cập ngày 30/9/2020
[13] Nội dung này được quy định trong văn kiện: United Nations Office on Drugs and Crime (2002), The Bangalore Principles of Judicial Conduct 2002, https://www.unodc.org/pdf/crime/corruption/judicial_group/Banga lore_principles.pdf, truy cập ngày 30/9/2020
[14] Nội dung này được quy định trong văn kiện: Liên hợp quốc (1985). Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9 2020
[15] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp, xem tại Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8, 2006.
[16] Nội dung này được quy định trong các văn kiện: Liên hợp quốc (1985), Các nguyên tắc cơ bản về sự độc lập của tòa án năm 1985, https: thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nguyen-tac-co-ban-ve-tinh- doc-lap-cua-toa-an-1985-275836.aspx, truy cập ngày 30/9/2020; Tuyên bố Bắc Kinh về các Nguyên tắc độc lập tư pháp, xem tại Tạp chí Tòa lân nhân dân, số 8, 2006