Năm 1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 202/CT về tiếp tục làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Theo Quyết định này mỗi Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chọn 1-2 doanh nghiệp nhà nước làm thí điểm cổ phần hóa và có 7 doanh nghiệp nhà nước được chỉ định là đối tượng của kế hoạch thí điểm. Sau đó, năm 1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành tiếp Chỉ thị số 84/TTg về việc xúc tiến thực hiện thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và giải pháp đa dạng hóa hình thức sở hữu đối với các doanh nghiệp nhà nước. Thông qua 2 chỉ thị này, có 5 doanh nghiệp nhà nước được chuyển đổi thành công ty cổ phần. Năm 1993, Chính phủ chính thức khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước khác chuẩn bị cho cổ phần hóa. Các mục đích của chính sách cổ phần hóa là nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước bằng cách đổi mới quản lý và bầu không khi làm việc, thay đổi thái độ của các cán bộ quản lý và nhân viên, và huy động vốn cho đầu tư. Đến tháng 4/1996, có 3 doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý và 2 doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được cổ phần hóa[1].
Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp nhà nước đã cải thiện phần nào tính chất hành chính trung gian trong quản lý sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, thực hiện chủ trương của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng về việc thành lập tập đoàn kinh doanh, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 91/TTg năm 1994 về thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh. Từ đây, Việt Nam đã có những doanh nghiệp lớn mạnh nhưng chưa thực sự là một tập đoàn. Tổng công ty nhà nước được chia làm hai loại: tổng công ty 90 là tổng công ty thành lập theo Quyết định 90/TTg (có 78 tổng công ty, gọi tắt là tổng công ty 90) và tổng công ty 91 là tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg (gọi tắt là tổng công ty 91, có tổng 17 công ty).
Luật Doanh nghiệp nhà nước được Quốc hội thông qua năm 1995 là bước khởi đầu hình thành khung quản trị các doanh nghiệp có vốn nhà nước, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong việc tạo lập khung pháp lý cho doanh nghiệp nhà nước và nội dung đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 500.TTg về việc khẩn trương tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Việc tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo Chỉ thị này nhằm hướng các doanh nghiệp nhà nước đi vào hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, kết hợp với việc xóa bỏ dẫn chế độ bộ chủ quản và cấp hành chính chủ quản, từng bước khắc phục tình trạng có nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động cùng ngành nghề trên cùng địa bàn nhưng lại do nhiều bộ, ngành, địa phương quản lý. Đối với các doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập lại theo Nghị định số 358/HĐBT dạng hoạt động có hiệu quả và phù hợp với quy hoạch thì không phải làm thủ tục thành lập lại. Đối với các doanh nghiệp nhà nước tuy đã được thành lập lại theo Nghị định số 388/HĐBT nhưng hiệu quả thấp, quy mô nhỏ thì có thể tổ chức lại thông qua việc hợp nhất hoặc sáp nhập để làm ăn có hiệu quả hơn hoặc thành lập các doanh nghiệp nhà nước lớn có Hội đồng quản trị.
Kể từ đây, quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo 2 hướng chính: (1) Đẩy mạnh cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% cổ phần; (2) Hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước trong những lĩnh vực then chốt của nền kinh tế từ các tổng công ty (bắt đầu thí điểm tập đoàn từ năm 2005 và có văn bản chính thức từ năm 2009).
Theo Nghị quyết Trung ương 3 khoá XI năm 2011, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước là một trong ba lĩnh vực quan trọng của việc cơ cấu lại nền kinh tế trong giai đoạn 5 năm tiếp theo. Đến ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập; tổng công ty, doanh nghiệp do Bộ trưởng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập chấm dứt tình trạng đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính trước năm 2015 và đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước thông qua hợp đồng kinh tế, các nội quy, quy chế quản lý, hợp tác giữa công ty mẹ với các công ty con, công ty liên kết... Cũng theo Đề án này, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hiện có được phân loại thành 03 nhóm (doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp cổ phần hóa mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và nhóm doanh nghiệp nhà nước thua lỗ kéo dài, không có khả năng khắc phục) để cơ cấu lại. Cơ cấu lại được thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn Nhà nước đã đầu tư vào ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan với ngành kinh doanh chính; vốn nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối.
Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020 đã được ban hành theo Quyết định số 339/QĐ TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đề án, liên quan đến cơ cấu lại doanh nghiệp, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, các nội dung gồm có:
- Thực hiện phân loại, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, tập trung vào các lĩnh vực chính gồm công nghiệp quốc phòng, các ngành, lĩnh vực công nghiệp độc quyền tự nhiên hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và một số ngành công nghiệp nền tảng, công nghệ cao có sức lan tỏa lớn; đẩy mạnh cổ phần hóa, đa dạng hóa sở hữu các doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% sở hữu. Đối với từng tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, thực hiện có cấu lại danh mục đầu tư và ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành nghề kinh doanh chính; đẩy nhanh thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào các ngành không phải kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan đến ngành kinh doanh chính và vốn nhà nước ở các công ty cổ phần mà Nhà nước không cần năm giữ cổ phần chi phối.
Đổi mới, phát triển và tiến tới áp dụng đầy đủ khung quản trị hiện đại theo thông lệ tốt của kinh tế thị trường đầu. với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Thực hiện. nghiệm pháp luật, kỷ cương hành chính nhà nước và kỷ luật thị trường, đồi mới hệ thống đòn bảy khuyến khích bảo đảm doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường và anh tranh bình đẳng như các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.
- Tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân, khuyến khích hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Ngày 19/6/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg trong đó phân công các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước triển khai một số nhiệm vụ trong ba năm 2013-2015 nhằm thực hiện Để án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hưởng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020.
Ngày 8/11/2016, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Nghị quyết đánh giá “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước tiến triển chậm, năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp thấp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước yếu kém, một số chỉ tiêu kinh tế lệ thuộc cao vào. khối doanh nghiên có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI)”. Sau khi đánh giá kết quả thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2015, Nghị quyết đưa ra các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2016-2020. “Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn tổng công ty nhà nước. Đánh giá thực chất và đẩy mạnh cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư của Nhà nước một cách công khai, minh bạch theo cơ chế thị trường; tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán, không để xảy ra thất thoát vốn, tài sản công; hoàn thiện mô hình quản trị doanh nghiệp nhà nước có cơ chế kiểm soát phù hợp nguồn vốn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp; các doanh nghiệp cổ phần hóa phải niêm yết trên thị trường chứng khoán trong thời hạn một năm kể từ ngày phát hành cổ phiếu lần đầu; thu hút nhà đầu tư chiến lược có năng lực. Xây dựng và công bố mục tiêu cụ thể hàng năm về thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Xử lý dứt điểm các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, các dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước không hiệu quả theo nguyên tắc và cơ chế thị trường; xem xét, thực hiện phá sản doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp”.
Năm 2018, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập. Đây là bước đi quan trọng nhằm thực hiện quản lý tập trung các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.
Năm 2020, Quốc hội ban hành Luật Doanh nghiệp, trong đó có chương về doanh nghiệp nhà nước (Chương IV).
Quá trình hoàn thiện thể chế, cơ chế và thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã đem lại những kết quả tích cực nhất định, góp phần vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam trong thời gian qua và thời gian tới đây.
[1] Nguyễn Thị Hải Lý. Nguyễn Kim Đức “Tác động của Nghị định 59/2011/NĐ-CP lên cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước – Một trong làm trong tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay. Tập thi Phát triển & Hội nhập số 02, tr 36–12, 2012.