Thứ năm, 21 Tháng 9 2023 07:18

Quá trình hoàn thiện thị trường tài chính - tiền tệ trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam qua góc nhìn phân tích chính sách

Quá trình đổi mới và cải giai cách thị trường tài chính trong đoạn 30 năm 1986-2016 có 3 mốc quan trọng gồm: Thứ nhất là, năm 1986 khi thị trường tài chính được đổi mới khá căn bản và toàn diện. Thứ hai là, năm 1997 khi nền kinh tế chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Thứ ba là, năm 2007 khi nền kinh tế gia nhập WTO và sau đó chịu tác động. mạnh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tháng 5/1990, có hai pháp lệnh ngân hàng ra đời, đó là Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Hệ thống ngân hàng Việt Nam được phân thành 2 cấp với các đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được phân biệt rõ ràng[1].

Từ năm 1991, khi Pháp lệnh Ngân hàng có hiệu lực, các chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài. bắt đầu được phép thành lập tại Việt Nam. Trong giai đoạn này, 4 ngân hàng liên doanh của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh với các ngân hàng nước ngoài được thành lập ở Việt Nam. Các ngân hàng thương mại cổ phần bắt đầu được thành lập.

Ngoài hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính gồm có thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường tín dụng chính thức và phi chính thức. Thị trường nội tệ liên ngân hàng được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1993. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đi vào hoạt động từ tháng 10/1994.

Thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc bắt đầu hoạt động từ năm 1995. Và cũng trong năm 1995, thị trường trái phiếu bắt đầu hoạt động. Nghiệp vụ thị trường mô bắt đầu vận hành từ tháng 7/2000. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động cùng trong thời gian này.

Bảng liệt kê các cột mốc chính đánh dấu sự phát triển của thị trường
vốn ở Việt Nam

Ngày Sự kiện
1990 Luật Doanh nghiệp tư nhân được thông qua và có hiệu lực
06/11/1993 Quyết định số 207/QĐ-TCCB của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập thị trường chứng khoán
20/6/1995 Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức thị trưởng chứng khoán giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam
28/11/1996 Nghị định số 75/CP của Chính phủ thành lập Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
20/7/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh khai trương hoạt động
28/7/2000 Phiên giao dịch đầu tiên của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với 2 cổ phiếu có mã giao dịch là REE và SAM
08/3/2005 Giao dịch thứ cấp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội bắt đầu được thực hiện
29/6/2006 Quốc hội khoá XI thông qua Luật Chứng khoán là văn bản xác định hành lang pháp lý cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán
08/8/2007 Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh chính thức được khai trương
02/06/2008 Thị trường trái phiếu chuyên biệt hình thành theo Quyết định số 352/QĐ-UBCK ngày 16/5/2008
24/06/2009 Sở giao dịch chứng khoán Hà nội được khai trương
24/6/2009 Khai trương thị trường giao dịch chứng khoán Công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) với 10 công ty đại chúng đăng ký giao dịch.

Vào năm 2001, Việt Nam ký hiệp định Thương mại song phương (BTA) với Hoa Kỳ, trong đó có cam kết mở cửa thị trường tài chính theo lộ trình. Năm 2002, tự do hóa lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng. Năm 2004, sửa đổi Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam và thực hiện quá trình mở cửa thị trường tài chính theo BTA với Hoa Kỳ.

Năm 2007, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Trong năm này, các nhà đầu tư đặt rất nhiều kỳ vọng vào nền kinh tế nước ta. Việc đặt kỳ vọng quá mức khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã làm tổng cầu của nền kinh tế tặng mạnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao. Nền kinh tế trong năm này có thể coi là tăng trưởng nóng và đi cùng với đó là sự hình thành của bong bóng chứng khoán và bất động sản.

Luật chứng khoán có hiệu lực từ năm 2007 tạo ra hành lang pháp lý để thị trường chứng khoán phát triển. Cũng tương tự như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản năm 2007 bùng nổ nhanh chóng. FDI có sự đổi hướng vào lĩnh vực bất động sản. Cũng từ năm 2007, Luật kinh doanh bất động sản có hiệu lực tạo hành lang pháp lý để thị trường bất động sản hoạt động.

Thực trạng của thị trường bất động sản và chứng khoán nêu trên có mối liên hệ mật thiết tới hệ thống ngân hàng, mà cụ thể là các khoản cho vay chứng khoán và bất động sản. Khi giá bất động sản và chứng khoán liên tục tăng, đầu tư vào 2 lĩnh vực này trở thành hoạt động kiếm lợi nhuận béo bở và nhanh chóng. Tín dụng của các ngân hàng thương mại có sự chuyển dịch đáng kể sung hai lĩnh vực bất động sản và chứng khoán.

Bong bóng bất động sản và chứng khoán phình to, tăng trưởng nóng và lạm phát bắt đầu tăng cao vào năm 2007 và đầu năm 2008 buộc Chính phủ mà cụ thể là Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, đẩy lùi suất lên cao và ban hành các quy định hạn chế cho vay trong lĩnh vực chứng khoán và bất động sản. Vào thời điểm này, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán đi xuống rõ ràng.

Cùng với cú sốc của chính sách tiền tệ thắt chặt và các quy định tín dụng ngặt nghèo, nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản - chứng khoán nói riêng còn chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vào giữa năm 2008.

Các cú sốc liên tiếp làm lộ ra rất nhiều nhược điểm của nền kinh tế. Thứ nhất, điều này cho thấy hệ thống ngân hàng thay vì hướng các dòng tín dụng vào nền kinh tế thực thì đi vào các lĩnh vực mang tính đầu cơ cao là bất động sản và chứng khoán. Thứ hai, làm lộ ra một cách rõ nét sự yếu kém và sự kém hiệu quả của một số tập đoàn kinh tế nhà nước, mà với đó, một lượng lớn tín dụng cũng đi vào các tập đoàn kinh tế và các tổng công ty này. Thứ ba, nền kinh tế tăng trưởng dựa quá nhiều vào đầu tư mở rộng, do đó khi dòng tín dụng chậm lại, tốc độ tăng trưởng lập tức cũng suy giảm.

Điều đáng nói, trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng chưa bộc lộ ra những điểm yếu đòi hỏi phải có sự thay đổi triệt để và toàn diện (từ người chơi, các ngân hàng cho đến các quy tắc của trò chơi, các quy định và cuối cùng là phần thường từ hoạt động sản xuất thực hay từ hoạt động “ảo”).

Năm 2009, Chính phủ đưa ra gói kích thích nền kinh tế nhim khôi phục đà tăng trưởng và chống lại tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Biện pháp kích thích kinh tế mà trong đó có chính sách tiền tệ nới lỏng (hạ lãi suất, nới rộng biên độ tỷ giá) và gói hỗ trợ lãi suất 4% đã giúp che đậy nhiều yếu kém trong hệ thống ngân hàng. Giá hỗ trợ còn giúp cho thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bùng nổ. Mặc dù chính sách kích thích kinh tế giúp cho nền kinh tế phục hồi phần nào, tốc độ tăng trưởng GDP từ 5,32% năm 2009 lên 6,78% năm 2010. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng mạnh từ 6,52% năm 2009 lên đến 11,75% năm 2010. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế được kích lên và đi kèm với đó là bong bóng giả tài sản và tỷ lệ lạm phát ở mức cao thể hiện dấu hiệu nền kinh tế tăng trưởng nóng.

Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế tín dụng vào lĩnh vực phi sản xuất và đưa ra điều kiện tín dụng cũng ngặt nghèo hơn. Thị trường bất động sản và chứng khoán nhanh chóng đi xuống. Và vì hệ thống ngân hàng bám quá chặt vào cả bất động sản và chứng khoán, do vậy khi hai thị trường này bất ổn, hệ thống ngân hàng lộ ra các rủi ro hiện hữu và nhiều vấn đề tồn đọng từ trước trong hệ thống ngân hàng được đưa ra mổ xẻ.

Đứng trước các vấn đề nêu trên, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện một loạt các giải pháp, trong đó trọng tâm là Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và việc thiết lập Công ty Quản lý tài sản quốc gia.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015. Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 339/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020. Năm 2013, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 01/6/2013, nhưng sau đó lại được chuyển sang ngày 01/6/2014 theo Thông tư số 12/2013/TT-NHNN về việc sửa đổi một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 23/8/2013, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 1085/QĐ-NHNN về kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng” và Đề án “Thành lập Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam”.

Năm 2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 24/2016/QH14 về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020, trong đó có việc “cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém”. Theo Nghị quyết 24, mục tiêu của cơ cấu lại hệ thống tài chính là “đến năm 2020, giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng xuống mức dưới 3%. Phấn đấu giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm hinh Nang cao quy mô và hiệu quả của thị trường. chứng khoán, thị trường trái phiếu chính phủ, thị trường trán nhiêu doanh nghiệp.

Đến năm 2020, quy mô vốn hóa thị trường có phiếu đạt khoảng 70% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt 30% GDP.

Kết quả đạt được tương đối tích cực. Tỷ lệ nợ xấu cái đoạn 2016-2020 dưới mức 3% quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu Vin bản 10. Tuy nhiên, lãi suất cho vay và lãi suất thực của Việt Nam thường cao hơn so với trung bình ASEAN-4.

 


[1] Tổng hợp từ Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều và Đỗ Thiên Anh Tuấn (2010) nếu không có trích dẫn gì thêm.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành