Thứ hai, 16 Tháng 10 2023 09:19

Khái quát về cơ chế quản lý Quỹ Bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở Hy Lạp

Cơ sở pháp lý quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội cho người nông dân là các chính sách bảo hiểm của Tổ chức Bảo hiểm nông dân (Tiếng Hy Lap: Οργανισμός Γεωργικών Arpakiscov, viết tắt: OTA; tiếng Anh: Agricultural Insurance Organisation, viết tắt: OGA) của Hy Lạp, hay còn được gọi là Quỹ Bảo hiểm xã hội cho nông dân ở Hy Lạp.

Ở Hy Lạp, người nông dân được hưởng toàn bộ quyền lợi bảo hiểm từ OGA. Tổ chức OGA được thành lập năm 1961 theo Đạo luật cơ bản 4169, với mục đích ban đầu là cấp lương hưu cho người già và các goá phụ, cũng như cung cấp các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong ngành nông nghiệp - nông dân của Hy Lạp. OGA là một tổ chức công lập với mục đích thiết lập các chương trình an sinh xã hội cho người nông dân và bảo vệ người nông dân khỏi những rủi ro, tổn thất do những hiểm họa tự nhiên. Mục tiêu của hệ thống bảo hiểm xã hội cho nông dân ở Hy Lạp là hưởng tới đảm bảo duy trì cuộc sống bình thường của người nông dân khi họ gặp rủi ro[1].

Quỹ tài chính của OGA chủ yếu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động. Đối với khu vực tư nhân các khoản đóng góp do người lao động và người sử dụng lao động thực hiện. Liên quan đến các nghề nghiệp tự do và tự làm chủ, các khoản đóng góp là trách nhiệm của chính những người lao động. Một số quỹ bảo hiểm khác của Hy Lạp nhận được các khoản trợ cấp của Nhà nước và các nguồn xã hội. Ngoài đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động, còn có các nguồn tài trợ khác, chẳng hạn của Nhà nước trong chương trình tài trợ ba bên, các nguồn xã hội dưới dạng trợ cấp nhà nước hoặc đóng góp đặc biệt, các khoản thuế về bất động sản của các tổ chức bảo hiểm, và nhiều khoản thu khác (ví dụ: thông qua việc trả tiền phạt do vi phạm luật pháp)[2]. Như vậy, các khoản tiền cần thiết để trang trải chi phí của các chi nhánh bảo hiểm xã hội trong hệ thống Hy Lạp được lấytheo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại có sự phân biệt giữa trụ cột thứ nhất theo luật định và trụ cột thứ hai theo nghề nghiệp.

Chương trình trụ cột thứ nhất theo luật định, nguồn tài chính được tài trợ theo mô hình ba bên trong trường hợp người lao động trong khu vực tư nhân (đóng góp của chủ sử dụng lao động, đóng góp của người lao động và trợ cấp nhà nước) và mô hình lưỡng đảng trong trường hợp tự làm chủ, chuyên gia độc lập, nông dân và công chức (đóng góp của người được bảo hiểm, trợ cấp nhà nước). Các chương trình theo trụ cột thứ hai nghề nghiệp được tài trợ bởi sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động.

Quỹ tài chính của người nông dân nằm trong chương trình trụ cột thứ nhất theo luật định. Theo trụ cột này, các chương trình bảo hiểm xã hội khác nhau được tài trợ theo các cách khác bởi sự đóng góp của người sử dụng lao động và (hoặc) người lao động (hoặc người được bảo hiểm khác), từ các nguồn tài chính xã hội (đây là các khoản thuế được đánh gián tiếp), từ trợ cấp nhà nước nói chung hoặc từ thuế đột xuất chung và từ số tiền thu được từ việc khai thác vốn thuộc sở hữu của các tổ chức bảo hiểm xã hội.

Quản lý quỹ tài chính của bảo hiểm xã hội cho nông dân & Hy Lạp

Việc quản lý tài sản của các quỹ bảo hiểm xã hội trở thành một vấnhệ thống. Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà hoạch định chính sách Hy Lạp đã cung cấp các cơ chế thông qua đó quản lý hiệu quả hơn các chương trình báo hiểm. Ở Hy Lạp, việc khai thác tài sản hữu hình và vô hình (tài sản lưu động và bất động sản) của các quỹ bảo hiểm đã được tạo điều kiện kể từ năm 2001, khi đó quỹ bảo hiểm được phép đầu tư tới 23% tài sản vào bất động sản, cổ phiếu và các chứng khoán khác được niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng như trong các quỹ tương hỗ. Theo đó, quản lý tài sản phải tuân theo một số điều kiện. Các cơ quan hành chính của các quỹ bảo hiểm không được tự do trong cách họ chi tiêu tài sản dự trữ của mình, mặc dù, khung pháp lý liên quan đến đầu tư vốn tích lũy của các quỹ phụ trợ bắt buộc đã được đơn giản hóa và linh hoạt hơn kể từ khi Luật số 2042/1992 có hiệu lực. Trước đây, các quỹ hưu trí có nghĩa vụ gửi tiền thặng dư của họ vào Ngân hàng Hy Lạp, hoặc thay vào đó là một Ngân hàng được chỉ định, thường đầu tư vào chứng khoán nhà nước và ở mức độ thấp hơn, bằng cổ phiếu và bất động sản.

Từ năm 1992, hàng năm quỹ hưu trí có thể giữ lại tới 20% vốn tích lũy từ số tiền gửi vào Ngân hàng Hy Lạp (hoặc tổ chức thay thế được chỉ định) và có thể đầu tư trực tiếp. Hạn chế vẫn tồn tại vì đầu tư trực tiếp phải tuân thủ các giới hạn tối đa theo quy định: Không quá 40% trong bất động sản và phần còn lại bằng trái phiếu hoặc cổ phiếu của các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán. Luật riêng từ năm 1990 đã mở ra cơ hội thành lập các quỹ tương hỗ được quản lý bởi các công ty đầu tư chuyên ngành. Quỹ hưu trí có quyền thành lập, độc lập hoặc cùng với một quỹ khác, một công ty quản lý đầu tư (AEDAK). Quỹ tương hỗ đầu tiên được thành lập vào năm 2002 do Quỹ IKA quản lý với tài sản hơn 200 triệu EUR. Năm 2000, ba quỹ theo luật định (IKA, OGA, QAEE) và Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp thành lập công ty quản lý đầu tư đầu tiên; một công ty khác được thành lập năm 2001 do các quỹ chính và bổ sung của Công ty Viễn thông Hellenic (OTE)[3].

Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ công và việc thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” đã huỷ hoại tính bền vững của hệ thống bảo hiểm xã hội. Hy Lạp từ sau năm 2008 đã tiến hành cải cách toàn diện theo yêu cầu của các chủ nợ (EU, WB, IMF), hay thực hiện cơ chế giám sát tài chính mà các chủ nợ đưa ra, trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội. Vì thế, Đạo luật số 4387/2016 đã thống nhất chế độ bảo hiểm xã hội, đặt trọng tâm vào cải cách chế độ hưu trí và an sinh xã hội. Điều này xuất phát từ việc hệ thống an sinh xã hội Hy Lạp được phân thành nhiều hệ thống các nhau với các quỹ bảo hiểm xã hội và các cơ chế hưu trí khác nhau, phụ thuộc vào đối tượng tham gia (lực lượng lao động, loại hình nghề nghiệp (độc lập hay không độc lập) tham gia vào thị trường lao động...) đã dẫn đến bất bình đẳng trong việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội và các trợ cấp xã hội.

Nhìn chung mục tiêu của cải cách chế độ an sinh xã hội từ năm 2012 là thực hiện các chế độ giảm trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Các biện pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn, tránh thâm hụt ngân sách. Mặc dù, chế độ hưu trí được cắt giảm từ năm 2010 và có những thay đổi lớn về độ tuổi hưởng hưu trí, thời gian đóng và cơ chế giảm hưu trí, tính toán mức hưu trí dựa trên lương đóng trong suốt quá trình làm việc, cắt giảm tỷ lệ thay thế, quá trình này sẽ giảm áp lực chi, khoản chi liên quan tới độ tuổi hưu trí với tỷ lệ GDP dường như vẫn còn cao[4]. Khủng hoảng kinh tế và chính sách thắt lưng buộc bụng, nhưng ngân sách nhà nước trong năm 2017 chi cho các quỹ bảo hiểm xã hội vẫn còn cao, chiếm 26,4% GDP. Hy Lạp cần tiếp tục điều chỉnh cắt mức lương và phương pháp tính lương hưu mới cho những người tham gia trong thời gian tới, nhất là khu vực công.

Vì thế, cũng như các quỹ bảo hiểm xã hội khác, khủng hoảng nợ công đã đòi hỏi Quỹ Bảo hiểm xã hội nông dân Hy Lạp phải đối mới, cải cách mức đóng góp từ người nông dân, hộ gia đình và các cổ đông tham gia kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm mức hỗ trợ ngân sách cho OGA. Vì thế, Luật số 2458/97 đã thực hiện lộ trình cải cách chế độ bảo hiểm xã hội nông dân tới năm 2026 như nâng tuổi nghỉ hưu từ 62 lên 65, tăng thời gian đóng bảo hiểm của người nông dân, cách tính lương hưu nông dân theo mức trung bình thời gian thực đóng, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội nông dân tự nguyện (mức đóng 6,95% thu nhập)... Những cải cách này giúp giảm hỗ trợ ngân sách cho Quỹ hưu trị từ 13,7% GDP (2013) xuống còn 8% vào năm 2050 và 5,7% vào năm 2060; Còn đối với Quỹ OGA thì mức giảm tương ứng từ 2,1% (2013), xuống còn 0,7% GDP (2050) và 0,5% GDP (2060)[5].

Như vậy, do những cam kết với chủ nợ, Hy Lạp đã buộc phải thực thi chính sách “thắt lưng buộc bụng”: bên cạnh giảm chi tiêu công, Hy Lạp cũng cần giảm chi ngân sách cho chế độ bảo hiểm xã hội thông qua các biện pháp: tăng độ tuổi hưởng hưu trí, tăng thời gian đóng, cắt giảm mức lương và phương pháp tính lương hưu mới dựa trên lương đóng trong suốt quá trình làm việc cho những người tham gia trong thời gian tới, nhất là khu vực công. Tỷ lệ chi ngân sách cho bảo hiểm xã hội của Hy Lạp năm 2015 giảm xuống 16,4% GDP so với năm 2008 và giảm chi cho trợ cấp thất nghiệp từ 61,5% xuống còn 50,8%, trong khi đó tỉ lệ thất nghiệp tăng nhanh từ 7,8% lên tới 25%. Lộ trình cải cách các chế độ bảo hiểm xã hội, như: kéo dài độ tuổi nghỉ hưu, thay đổi cách tính lương hưu và trợ cấp, chế độ y tế, giảm chi ngân sách cho các chế độ bảo hiểm xã hội đã góp phần lành mạnh hoá chi tiêu ngân sách, ổn định tài chính bền vững cho bảo hiểm xã hội Hy Lạp.

Cơ chế giám sát doanh thu và chi phí quỹ tài chính bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở Hy Lạp.

Bảng tỷ lệ trợ cấp hưu trí cho quá trình chuyển đổi Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân (OGA) tại Hy Lạp[6]

Năm Tỷ lệ phần trăm trợ cấp hưu trí
2017 6,20 Hệ thống mới 2017 93,80 Hệ thống cũ
2018 12,90 2018 87,10
2019 19,60 2019 80,40
2020 26,30 2020 73,70
2021 33,00 2021 67,00
2022 39,70 2022 60,30
2023 46,40 2023 53,60
2024 53,10 2024 46,90
2025 59,80 2025 40,20
2026 66,50 2026 33,50
2027 73,20 2027 26,80
2028 79,90 2028 20,10
2029 86,60 2029 13,40
2030 93,30 2030 6,70
2031 100,00 2030 0,00

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến tính thỏa đáng và khả năng chi trả của các khoản trợ cấp, đặc biệt là chi tiêu cho trợ cấp hưu trí, tương ứng với hơn 60% tổng ngân sách bảo hiểm xã hội, Chính phủ Hy Lạp đã đưa ra các biện pháp cụ thể (xem bảng tổng hợp tỷ lệ trợ cấp hưu trí cho quá trình chuyển đổi Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân (OGA) tại Hy Lạp).

Bảng chi quỹ được giám sát bởi Bộ lao động và Bảo hiểm xã hội ở Hy Lạp[7]

Các loại hình Tỷ lệ (%)
Trợ cấp hưu trí 68,68
Trợ cấp ốm đau 20,87
Lợiích gộp 5,01
Chi phí hành chính 3,57
Chi phí khác 1,55
Chi phí tài sản 2,20

Các biện pháp này nhằm giám sát các quy trình tài chính trong hệ thống bảo hiểm xã hội và tăng doanh thu của các chương trình liên quan (xem trong bảng chi quỹ được giám sát bởi Bộ lao động và Bảo hiểm xã hội ở Hy Lạp), cụ thể:

Thứ nhất, luật đã quy định thành lập một Ủy ban giảm sát chịu trách nhiệm khai thác nguồn dự trữ và tài sản của các quỹ bảo hiểm. Ủy ban giám sát hoạt động trong Ngân hàng Quốc gia Hy Lạp, áp dụng các biện pháp kiểm soát giảm sát đối với việc quản lý tài sản lưu động của các quỹ bảo hiểm, cung cấp các thông tin liên quan và lưu hành các hướng dẫn về chiến lược đầu tư đúng đắn. Ủy ban có thể áp dụng xử phạt hành chínhđối với người quản lý và thành viên hộiđồng quản trị nếu có sự vi phạm các quy tắc và hướng dẫnđầu tư.

Thứ hai, thành lập một cơ quan đại diện thuộc Ban Thư ký chung của bảo hiểm xã hội. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm theo dõi chi phí chăm sóc sức khỏe cùng những lợiích liên quan được chi trả bởi các chi nhánh phụ trách mảng chăm sóc chữa bệnh của các chương trình chính và bổ sung, được giám sát bởi Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội.

Bảng tỷ lệ đóng góp quỹ do Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội giám sát ở Hy Lạp[8]

Các loại hình Tỷ lệ (%)
Đóng góp của người lao động 33,24
Đóng góp của người sử dụng lao động 29,82
Thuế gián tiếp của xã hội 24,16
Trợ cấp Chính phủ 5,65
Tài sản hữu hình và vô hình của các loại quỹ 4,93
Tỷ lệ khác 2,20

Thứ ba, thành lập một quỹ bảo hiểm mới quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho công chức năm 1999 và bắt đầu hoạt động từ năm 2001. Đây là một cơ quan do Bộ Y tế và Phúc lợi theo dõi nhằm tổ chức, kiểm soát và giám sát các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cải thiện chất lượng và quản lý chế độ tài trợ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài.

Thứ tư, thành lập Thanh tra Lao động năm 1998, trực thuộc Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội, chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi luật lao động và an sinh xã hội ở cấp địa phương và khu vực, đặc biệt chú trọng đến việc liên kết của người dân với các quỹ bảo hiểm và thanh toán thường xuyên các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội của cả người sử dụng lao động và người lao động.

Thứ năm, thành lập Cơ quan chuyên trách quốc gia vào năm 2002 là một cơ quan độc lập do Bộ trưởng Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội giám sát trực tiếp. Cơ quan này có các nhiệm vụ bao gồm: tổng hợp các nghiên cứu của chuyên gia, thiết kế để tăng cường khả năng tài chính của các quỹ bảo hiểm xã hội; giám sát dữ liệu và dự báo về các quỹ nghề nghiệp; tổng hợp báo cáo thường niên về tình trạng tài chính của hệ thống bảo hiểm xã hội Hy Lạp; tổng hợp báo cáo tài chính hàng năm cho mỗi kế hoạch trụ cột đầu tiên; chuẩn bị dự thảo kế hoạch cho việc tạo ra các đề án mới[9].

 


[1]Joanna Pawłowska-Tyszko, Marian Podstawka, Pierre-Yves Lelong, Sebastian Filipek-Kaźmierczak, The social insurance system for farmers and its impact on public finances, https:// ideas.repec.org/p/ags/iafepr/164840.html.

[2]Katharina Fuduli, The Greek Social Security (Insurance) System. http://www.mzes.uni-mannheim.de/eurodata/newsletter/no7/gree ksocialsecurity.html

[3]European Commission, The Economic Adjustment Programme for Greece second review, Autumn 2010, https://ec.europa.eu/econo my_finance/publications/occasional paper/2010/pdf/ocp72_en.pdf.

[4]Báo cáo của Bộ Nguồn nhân lực và An sinh xã hội cho thấy 43% người về hưu nhận ít hơn 660 EUR/tháng và thu nhập trung bình của người trên 65 tuổi khoảng 9000 EUR, so với mức trung bình của khu vực Eurozone là 20.000 EUR. Mặt khác, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao 27,5% (2013) và 23,4% (2016), và mức 73% tổng thật nghiệp dài hạn, chỉ có 1/10 người thất nghiệp nhận trợ cấp là 360 EUR và không có mức thu nhập đảm bảo tối thiểu. Người hưu trí trở lên an toàn cho nhiều gia đình và xã hội.

[5]Georgios Symeonidis (2017), Forging a new, solid social security system for Greece: The NTS proposal, tr.18, http://www.actuaries. org/cancun2017/Papers/37.%20Georgios%20Symeonidis_Paper.pdf

[6] Nguồn: Georgios Symeonidis (2017), Forging a new, solid social security system for Greece: The NTS proposal, tr.18, http://www. actuaries.org/cancun2017/Papers/37.%20Georgios%20Symeonidis_Pa per.pdf

[7]Nguồn: Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Hy Lạp, ngân sách xã hội 2002, tr.52.

[8]Nguồn: Bộ Lao động và Bảo hiểm xã hội Hy Lạp, Ngân sách xã hội 2002, tr.52.

[9]General secretariat of social security the Greek social security system, Measures to monitor revenues and expenses, http://www. dentisty.org/general-secretariat-of-social-security-the-greek-social- securi.html?page-16#3. Measures_to_monitor_revenues_and_expenses.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành