1. Sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp ở Canada
Canada theo chế độ Quân chủ lập hiến và là nhà nước liên bang. Đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng. Quyền lập pháp Canada nằm ở Quốc hội với hai viện: Thượng viện bao gồm các Thượng. nghị sĩ được chỉ định và Hạ viện bao gồm các Hạ nghị sĩ (mỗi người cho mỗi khu vực bỏ phiếu) được bầu cử tự do.
Thủ tướng Canada là người đứng đầu Nội các và Chính phủ. Thủ tướng và Nội các thực hiện quyền hành pháp.
Hiến pháp Canada, khác với hiến pháp của Mỹ và của nhiều quốc gia khác trên thế giới, không phải là một văn bản đơn nhất mà gồm nhiều văn bản khác nhau, trong đó, quan trọng nhất là Luật hiến pháp năm 1867 và năm 1982. Các văn bản này đã góp phần định hình nên nền chính trị Canada: sự phân chia quyền lực giữa ba nhánh quyền lực trung ương (lập pháp, hành pháp và tư pháp) và giữa chính quyền liên bang và chính quyền các tỉnh.
Sự độc lập của Tòa án được ghi nhận tại Điều 11 (d) Đạo luật Hiến pháp năm 1982 của Canada, rằng: “bất cứ người nào bị cáo buộc về một hành vi vi phạm đều có quyền... được coi là vô tội cho tới khi được chứng minh là có tội theo quy định của luật trong một phiên tòa công bằng và công khai được tiến hành bởi một Tòa ấn độc lập và không thiên vị”[1].
Theo nhiều học giả ở Canada, tư pháp độc lập là một giá trị và nguyên tắc căn bản trong tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án Canada. Nguồn gốc của nguyên tác này chính là sự kế thừa nguyên các tư pháp độc lập mà người Anh đã mang đến Canada[2] với các khía cạnh sau:
Thứ nhất là độc lập về tổ chức. Hệ thống Tòa án Canada được tổ chức thành một hệ thống độc lập với các cơ quan lập pháp và sinh pháp. Thẩm phán được bổ nhiệm phải được chọn lựa từ những người hành nghề luật có danh tiếng cao về sự độc lập. Thẩm phán Tòa án sơ thẩm của bang (Provincial Courts) sẽ do Thống đốc bang bổ nhiệm, các Thẩm phán còn lại như Thẩm phán tòa cấp cao của bang, Thẩm phán tòa phúc thẩm của bang. Thẩm phán các tòa liên bang và Thẩm phán tòa tối cao Canada đều do Chính phủ (Nội các) liên bang bổ nhiệm.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 99 Đạo luật Hiến pháp năm 1867 của Canada, “Thẩm phán của các Tòa án cấp cao sẽ tại vị khi còn hạnh kiểm tốt, và chỉ có thể bị Toàn quyền bãi nhiệm trên cơ sở kết quả đàn hạch từ phía Thượng viện và Hạ viện”. Điều này cũng hàm ý rằng, Thẩm phán chỉ có thể bị bãi nhiệm khi có lý do chính đáng (rơi vào trường hợp vi phạm pháp luật tới mức được coi là không còn “hạnh kiểm tốt" hoặc rơi vào tình trạng bị mất năng lực hành vi tới mức không thể đảm nhận được chức trách của người Thẩm phán). Thẩm phán không thể bị bãi nhiệm chỉ vì lý do chính quyền cho rằng bản án của Thẩm phán đưa ra có sai sót hoặc Thẩm phán đã đưa ra phán quyết trái với chính sách chung của bên hành pháp. Điều này cũng có nghĩa rằng, các bảo đảm về nhiệm kỳ của Thẩm phán này là để chống lại sự can thiệp một cách tùy tiền của phía hành pháp hoặc các cơ quan khác vào các hoạt động giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Thẩm phán.
Trong thực tiễn, Thẩm phán của tòa sơ thẩm bang (do chính quyền bang bổ nhiệm) không thể bị bãi nhiệm nếu như không có một cuộc điều tra khách quan, công bằng bởi hội đồng tư pháp của bang. Đối với các Thẩm phán do chính quyền liên bang bổ nhiệm, trước khi tiến hành việc bãi nhiệm, Thẩm phán phải được điều tra kỹ lưỡng bởi Hội đồng tư pháp quốc gia Canada (Canadian Judicial Council). Đây là Hội đồng mà thành phần chỉ là các Thẩm phán do Chánh án Tòa Tối cao là chủ tịch, các thành viên còn lại là chánh án hoặc phó chánh án các tòa phúc thẩm của bang được thành lập theo Luật Thẩm phán (Judge’s Act). Trường hợp Hội đồng thấy có lý do chính đáng để bãi nhiệm Thẩm phán, Hội đồng phải có báo cáo với Bộ trưởng Tư pháp Canada và sau đó vụ việc được đưa ra thảo luận để ra nghị quyết chung ở Quốc hội lưỡng viện (Thượng viện và Hạ viện) của Canada.
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Canada không đồng ý với cơ chế sự độc lập về hành chính của hệ thống tư pháp không loại trừ sự can dự Tổng chưởng lý (Bộ trưởng Tư pháp). Sự can dự về hành chính của Bộ Tư pháp có thể ảnh hưởng đến sự độc lập của Tòa án. Trong khi, rõ ràng, việc phân công công việc trong nội bộ Tòa án là công việc của Tòa án chứ không phải công việc mà phía hành pháp có thể can thiệp[3].
Thứ hai là về tài chính. Quyền hưởng lương và các chế độ đãi ngộ của các Thẩm phán do pháp luật quy định và không phụ thuộc vào ý chi tùy tiện của phía cơ quan hành pháp hoặc các cơ quan khác vào các hoạt động giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Thẩm phán[4].
Tuy nhiên, Tòa án Tối cao Canada không đồng ý rằng quy định nếu trên là cơ chế tài chính đảm bảo cho sự độc lập của Thẩm phán. Tòa án tối cao lập luận rằng, mặc dù lương của Thẩm phán có thể tăng giảm hoặc giữ nguyên nhưng quyết định về việc tăng, giám hay giữ nguyên lương của Thẩm phán lại theo luật do Nội các hoặc Nghị viện ban hành, tức là phụ thuộc vào Nội các và Nghị viện. Do đã quyết định về việc tăng, giảm hay giữ nguyên lương của Thẩm phản phải dựa trên cơ sở khảo cứu của hội đồng độc lập và khách quan thực hiện vì Nội các hoặc Nghị viện không thể tự ý quyết định. Quyết định về lương và chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán theo cách thức như vậy sẽ ngăn ngừa được việc các thế lực chính trị gây áp lực lên hệ thống Tòa án. Điều này sẽ làm cho mối quan hệ giữa hệ thống Tòa án với hệ thống hành pháp và cơ quan lập pháp không bị chính trị hóa. Hội đồng nghiên cứu việc xác định tiền lương và chế độ đãi ngộ phù hợp cho Thẩm phán nên có đại diện của cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp để không ngành quyền lực nào có thể chi phối kết quả hoạt động của Hội đồng. Trường hợp phía hành pháp đưa ra mức lương cho Thẩm phán khác với khuyến nghị của Hội đồng thì phải giải trình rõ ràng về việc đó. Không nên có một sự thương lượng, thỏa thuận nào giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp về việc ấn định tiền lương và chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán bởi sự thương lượng như vậy đều ảnh hưởng tiêu cực tới tính độc lập của hệ thống Tòa án. Bên cạnh đó, lương và chế độ đãi ngộ cho Thẩm phán không thể quá thấp bởi lương thấp trong mắt nhìn của công chúng cũng hàm nghĩa rằng Thẩm phán có thể không bảo đảm được tính độc lập trong hoạt động của mình[5].
Các ý kiến nêu trên của Tòa án Tối cao Canada đã được tiếp thu và chính quyền các bang đều thiết lập các Hội đồng đãi ngộ Thẩm phán (Judicial Compensation Commissions) để thực hiện việc nghiên cứu, xác định mức tiền lương phù hợp cho Thẩm phán trước khi Nội các đề nghị Nghị viện quyết định.
Thứ ba là về chế độ trách nhiệm. Sự độc lập của Tòa án Canada đối với cơ quan hành pháp thể hiện ở cơ chế: Thẩm phán không có trách nhiệm giải trình trước chính phủ hoặc cơ quan hành chính/ cơ quan công quyền về các phán quyết của mình.
Bên cạnh việc Hiến pháp và pháp luật Canada có nhiều biện pháp về thể chế và pháp lý để đảm bảo sự độc lập của Tòa án, nên văn hóa chính trị và luật pháp cũng góp phần tạo thêm những bảo đảm cho sự độc lập đó. Trong một số trường hợp, các Bộ trưởng buộc phải từ chức vì những hành động hoặc tuyên bố có vẻ "nhỏ" nhất liên quan đến việc không tôn trọng nguyên tắc độc lập từ pháp. Chẳng hạn, một Bộ trưởng bị buộc phải từ chức khi có thông tin rằng ông đã liên hệ cho một Thẩm phán để hỏi khi nào một quyết định về một vấn đề nào đó dự kiến sẽ được ban hành[6].
2. Sự độc lập giữa các Tòa án với nhau ở Canada
Canada vốn là thuộc địa của Anh do vậy không phải ngẫu nhiên mà pháp luật Canada thuộc dòng pháp luật Common Law (ngoại trừ Quebec vốn trước đây là thuộc địa của Pháp) và nguyên tắc tố chức hệ thống Tòa án của Canada chia sẻ nhiều giá trị căn bàn trong cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án của nước Anh, trong đó có giá trị về tư pháp độc lập.
Hệ thống Tòa án của Canada gồm các Tòa án bang tỉnh (gồm Tòa sơ thẩm của Bang - Provincial Courts, Tòa cấp cao của Bang Tòa Phúc thẩm của Bang) và các Tòa án liên bang (gồm Tòa Sơ thẩm liên bang, Tòa phúc thẩm liên bang) và ở đỉnh chóp là Toa Tối cao của Canada. Ngoài ra, trong hệ thống Tòa án của Canada còn một số loại Tòa án đặc biệt như Tòa án thuế Canada được thiết lập với tư cách là một tòa sơ thẩm tương đương với Tòa sơ thẩm liên bang, các Tòa án quân sự (gồm Tòa quân sự sơ thẩm và Tòa quân sự phúc thẩm), một số Tòa án hành chính của bang và Tòa án hành chính liên bang.
Các Tòa án ở Canada được tổ chức và quản lý theo thẩm quyền xét xử và thủ tục tố tụng mà Canada áp dụng là tố tụng, tranh tụng, trong đó Thẩm phán và các Bồi thẩm viên chỉ lắng nghe các bên tranh tụng rồi ra phán quyết nên không có sự chỉ đạo xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới. Mối quan hệ giữa các Tòa án với nhau là độc lập.
3. Sự độc lập của Hội đồng xét xử ở Canada
Mô hình tố tụng của Canada mang đặc trưng của tổ tụng tranh tụng. Các Tòa án sơ thẩm cấp tỉnh xét xử theo các án lệ của cả tòa tối cao, tòa phúc thẩm cấp tỉnh đó. Riêng ở Quebec, các Tòa án sơ thẩm chỉ tham khảo các án lệ của cả tòa tối cao chứ không bắt buộc tuân theo.
Phiên tòa sơ thẩm ở Canada có thể thực hiện với chỉ một Thẩm phán hoặc Hội đồng gồm một Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Bồi thẩm đoàn. Để xác định trường hợp nào cần xét xử với Bồi thẩm đoàn, Thẩm phán sẽ cân nhắc các yếu tố của vụ án: nếu vụ án là một phức hợp các vấn đề pháp lý và chỉ một số ít các vấn đề về thực tế thì sẽ không xử với Bồi thẩm đoàn. Tương tự, cũng sẽ không có Bồi thẩm đoàn nếu các chứng cứ mang ra xem xét tại phiên tòa quá phức tap đối với Bồi thẩm đoàn. Thậm chí, lúc đầu Thẩm phán có thể xét xử theo cơ chế Bồi thẩm đoàn nhưng sau đó, Thẩm phán vẫn có thể quyết định xử không có Bồi thẩm đoàn tại bất cứ thời điểm nào mà nhận thấy vụ án nên được giải quyết không có Bồi thẩm đoàn[7].
Trong trường hợp Hội đồng xét xử có Bồi thẩm đoàn, các bước trong quy trình xét xử được thực hiện theo những đặc điểm đặc trưng của tố tụng tranh tụng gồm:
Thứ nhất, thủ tục tố tụng được cơ cấu mà theo đó hai bên đường sự chịu trách nhiệm chính trong việc làm sáng tỏ vụ kiện. Hai bên đương sự bắt buộc phải xuất trình những chứng cứ liên quan theo yêu cầu của bên đương sự kia, trừ văn bản do đương sự viết ra để chuẩn bị lập luận tại phiên tòa. Ngoài ra, thủ tục tố tụng còn bao gồm cơ chế thẩm vấn giữa các bên: đương sự trực tiếp tổng đạt văn bản thẩm vấn cho bên đường sự kia mà không thông qua Tòa án bên nhận được thẩm vấn sẽ trả lời các câu hỏi mà bên đương sự kia nêu ra[8].
Thứ hai, trong giai đoạn trước phiên tòa, Thẩm phán đóng vai trò tích cực trong việc hướng dẫn các bên đương sự tìm kiếm chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình. Bảo đảm không để bên đương sự nào lợi dụng quy định của tố tụng để kéo dài thời gian vụ kiện. Tuy nhiên, tại giai đoạn phiên tòa, Thẩm phán không can thiệp vào việc các bên trình bảy chúng cử và việc triệu tập nhân. chứng, kiểm tra nhân chứng chủ yếu do các bên đương sự thực hiện (các bên quyết định triệu tập nhân chứng đến phiên tòa chứ không phải Tòa án). Các bên đương sự thực hiện thẩm vấn (kiểm tra chéo) các nhân chứng chứ không phải Thẩm phán. Thẩm phán giữ vai trò bị động, trung gian lắng nghe các bên trình bày và đảm bảo các bên thực hiện đúng quy định về thủ tục. Vào cuối phiên tòa, sau khi các bên đã tranh luận xong, Thẩm phán sẽ tổng hợp lại các chứng cứ, sẽ không chi dẫn Bồi thẩm đoàn chấp nhận hay không chấp nhận những quan điểm cụ thể về vụ việc nhưng sẽ chỉ dẫn cho họ các vấn đề về pháp luật và đòi hỏi Bồi thẩm đoàn phải đưa ra phản định về toàn bộ vụ việc hoặc từng đáp án cụ thể cho từng vấn đề trong những vụ án phức tạp. Bồi thẩm đoàn lắng nghe các bên tranh luận và ra phán quyết về việc bị cáo có tội hay không có tội. Trên cơ sở quyết định của Bồi thẩm đoàn về việc bị cáo có tội hay không. Thẩm phán sẽ quyết định về mức hình phạt đối với bị cáo[9].
Thứ ba, luật sư của hai bên thu thập toàn bộ chứng cứ của vụ kiện gửi cho Thẩm phán. Sau khi nhận được toàn bộ chứng cứ của hai bên đương sự, Phiên tòa được mở để xem xét, đánh giá chứng cứ của mỗi bên. Luật sư phải trung thực với Tòa án, không được bịa đặt ra chứng cứ hoặc trình bày những chứng cứ sai. Luật sư có nghĩa vụ tiết lộ những thông tin trong quá trình tìm kiếm chứng cứ và không phải tiết lộ những chứng cứ bất lợi của các bên nếu không thuộc trường hợp quy định của luật.
Có thể nói, thủ tục xét xử theo mô hình tố tụng tranh tụng của Canada đảm bảo cho Hội đồng xét xử độc lập với các bên tham gia tó tụng. Nguyên tắc tranh tụng đề cao việc trình bày chứng cứ trực tiếp tại Tòa án giúp Thẩm phán và Bồi thẩm đoàn không bị ảnh hưởng hoặc có định kiến chủ quan từ trước nếu tham gia vào quản trình thu thập chứng cứ. Các Bồi thẩm viên cũng độc lập với Thầm phán bởi được lựa chọn theo vụ việc và trong quá trình xét xử. Thẩm phán cũng không thể hiện quan điểm của mình mà chỉ lắng nghe và hướng dẫn Bồi thẩm viên về vấn đề pháp luật.
Nhìn chung, việc phân nhánh quyền lực nhà nước ở Canada là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo sự độc lập của tòa án với các nhánh quyền lực nhà nước khác. Đồng thời, các Thẩm phán ở Canada cũng được đảm bảo sự độc lập trong hoạt động xét xử bằng các yếu tố: nguồn bổ nhiệm, cách thức bổ nhiệm và nhiệm kỳ suốt đời của thẩm phán; đảm bảo chế độ đãi ngộ tương xứng nhưng rất công khai, minh bạch; đảm bảo tính độc lập nhất định của từng tòa án trong việc quản lý các công việc hành chính nội bộ.
[1]Nguyên văn: "Any person charged with an offence has the right:...(d) to be presumed innocent until proven guilty according to law in a fair and public hearing by an independent and impartial tribunal".
[2]Peter McCormick, "New Questions about an Old Concept: The Supreme Court of Canada's Judicial Independence Decisions" 37(4): Canadian Journal of Political Science pp. 839-862.
[3]Nguyễn Văn Cương (2014), Cơ chế bảo đảm tư pháp độc lập ở Canada, http://csnd.vn/Home/Quoc-te/494/Co-che-bao-dam-tu-phap-doc-lap-o- Canada, truy cập ngày 30/9/2020
[4]. Nguyễn Văn Cường (2014), Sdd.
[5]Nguyễn Văn Cương (2014), Sđd.
[6]lan Binnie (2011), Judicial independence in Canada, https://www.venice coc.int/WCCJ/Rio/Papers/CAN_Binnie E pdf, truy cập ngày 30/9/2020.
[7]Robert W. Cosman (1990), Trial and Court Procedures in Canada, Trial and Court procedures world wide (paper from the 1990 Biannual Meeting of the International Bar Association held in NewYork, Editor: Charles Platto, Graham & Trotman and International Bar Association, ISBN 1- 8533-608-4), p.223, 224.
[8]Ngô Cường (2018), Tổ tụng tranh tụng và tổ tụng xét hỏi, https tapchitoaan.vn/bai-viet/nhin-ra-nuoc-ngoai/to-tung-tranh-tung-va-to-tung xet-hoi, truy cập ngày 30/9/2020.
[9]Robert W. Cosman (1990), Trial and Court Procedures in Canada, Trial and Court procedures world wide (paper from the 1990 Biannual Meeting of the International Bar Association held in New York, Editor: Charles Platto, Graham & Trotman and International Bar Association, ISBN 1-8533-608-4), p. 223, 224.