Thứ hai, 09 Tháng 10 2023 02:46

Gợi mở về các bảo đảm sự độc lập của tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của Nhà nước, đòi hỏi về độc lập của Tòa án với tư cách là cơ quan thực hiện quyền tư pháp là nhu cầu tất yếu, cần thiết đối với bất cứ nhà nước pháp quyền nào. Tư pháp độc lập không đơn thuần là một phương tiện, một công cụ hay một điều kiện. Tư pháp độc lập là một thuộc tính, một giá trị cốt lõi về tính chính danh của một nền tư pháp. Bảo vệ sự độc lập của tư pháp cũng chính là bảo vệ những lý do, ý nghĩa, giá trị đích thực cho sự tồn tại của một nền tư pháp, đó cũng chính là bảo vệ cho những giả trị đích thực của quyền lập pháp được tôn trọng về mặt thực tế. Thiếu vắng tư pháp độc lập, ý nghĩa, giá trị tác động xã hội đích thực của quyền lập pháp sẽ bị bóp méo. Từ góc độ lịch sử, đảm bảo tính độc lập xét xử của các Tòa án đã được coi là một trong những nguyên tắc xây dựng một xã hội thực sự dân chủ và tự do.

Tòa án phải độc lập, không phụ thuộc vào nền chính trị đa đảng hay một đảng, quyền lực nhà nước tổ chức theo nguyên tắc tập quyền hay phân quyền vì Tòa án có độc lập thì mới có công lý, pháp luật mới được thượng tôn. Sự độc lập của Tòa án là nguyên tắc hiến định, là cốt lõi của quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm tính tối cao của pháp luật, đảm bảo sự cân bằng và kiểm soát các quyền lực nhà nước và bảo vệ quyền con người. Nội dung sự độc lập của Tòa án bao gồm: sự độc lập của Tòa án với Đảng phái chính trị; sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp khác, với Tòa án cấp trên; sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm/Bồi thẩm; sự độc lập của Hội đồng xét xử với các chủ thể tham gia vụ án; sự độc lập của Hội đồng xét xử với truyền thông, dư luận xã hội.

Tuy nhiên, để bảo đảm sự độc lập của tòa án trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam cần hướng tới một số điểm sau:

Một là, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo độc lập xét xử của Tòa án trong đó nhấn mạnh vai trò của Đảng lãnh đạo hoạt động xét xử thông qua đường lối, chính sách nhưng không can thiệp vào việc giải quyết các vụ án cụ thể của Tòa án. Đây là sự bảo đảm về chính trị có ý nghĩa rất quan trọng cho sự độc lập xét xử của Tòa án nói chung và sự độc lập khi xét xử của Thầm phản nói nâng. Tính độc lập của thẩm phán chính là sự gắn kết tuyệt đối các thẩm phán với luật pháp. Tính độc lập của thẩm phán bảo vệ quyền lục tư pháp không chỉ từ phía lập pháp và hành pháp mà còn bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp chính trị thiếu nguyên tắc.

Hai là, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo độc lập xét xử của Tòa án đặt trong mối quan hệ tương quan và tổng thể với việc đối mới và hoàn thiện cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân đã đòi hỏi việc thực hiện quyền lập pháp và hành pháp phải đặt dưới sự kiểm soát của quyền tư pháp.

Ba là, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để đảm bảo độc lập xét xử của Tòa án trong đó nhấn mạnh mục tiêu tăng cường sự tiếp cận công lý của người dân và bảo đảm thực thi các quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong một trật tự pháp luật.

Bốn là, tiến hành đồng bộ việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đảm bảo độc lập xét xử của Tòa án phải với một cơ chế pháp luật thống nhất. Nguyên tắc độc lập của tòa án khi xét xử không chỉ được tuyên bố trong Hiến pháp mà còn được thực hiện trên thực tế. Muốn có được sự thực hiện nguyên tắc trên phải cần một loạt những đảm bảo kèm theo cả về thể chế luật pháp lẫn chủ trương chính sách. Do đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc cải cách tư pháp thời gian tới là phải nhanh chóng tổ chức hoạt động xét xử của tư pháp vượt ra khỏi vòng cương tỏa của các đơn vị hành chính. Các đơn vị hành chính được tổ chức ra nhằm mục đích quản lý, mà không phải dành cho hoạt động của tư pháp - xét xử.

Năm là, việc tăng cường bảo đảm độc lập xét xử phải đặt trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo nguyên tắc phù hợp với chuẩn pháp lý và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.

Công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam trong khoảng 15 năm qua đã đạt được những kết quả nhất định trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án ở Việt Nam theo hướng ngày càng đảm bảo sự độc lập của Tòa án trong mối quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Quốc hội, với cơ quan hành pháp, với Viện kiểm sát. cơ quan điều tra cũng như sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử. Việc đảm bảo sự độc lập của tòa án trong hoạt động xét xử là yêu cầu mang tính phổ quát chung của các quốc gia trên thế giới. Các quan điểm ghi nhận trong Nghị quyết của Bộ Chính trị về phương hướng và yêu cầu cải cách tư pháp với nội dung trọng tâm đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhằm đảm bảo Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân khi xét xử độc lập và chi tuân theo pháp luật đã phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới và phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế đảm bảo sự độc lập của Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết.

Trên cơ sở những vấn đề mang tính quy luật đã được các nước điển hình giải quyết để đảm bảo sự độc lập của tòa án như: sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp, hành pháp, viện kiểm sát, cơ quan điều tra; sự độc lập của cá nhân Thẩm phán, Hội thẩm; sự độc lập với truyền thông và dư luận xã hội, có thể thấy một số giải pháp mang tính gợi mở để giải quyết các vấn đề của Việt Nam. Đối với vấn đề đảm bảo sự độc lập của tòa ăn với Đảng phái chính trị (cụ thể ở Việt Nam là mối quan hệ giữa sự lãnh đạo Đảng với đảm bảo sự độc lập của Tòa án), đây là vấn đề vừa mang tính đặc thù của Việt Nam, vừa là vấn đề tương tự mà nhiều nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng đang vướng mắc, cần giải quyết.

Trên cơ sở những kinh nghiệm đã đạt được trong giải quyết vấn đề độc lập Tòa án của các nước cũng như những kiến nghị giải quyết vấn đề còn đang gây tranh cãi, trong bối cảnh công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam đã đạt được những kết quả nhất định về đảm bảo sự độc lập của Tòa án và còn những vấn đề đang đặt ra cần phải giải quyết, đề tài tổng hợp và đề xuất một số bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề nhận thức về tư pháp độc lập và sự độc lập của Tòa án; mối quan hệ giữa Tòa án với Đảng Cộng sản Việt Nam sao cho sự lãnh đạo của Đảng vẫn đảm bảo sự độc lập của Tòa án; mối quan hệ giữa Tòa án và cơ quan lập pháp sao cho sự giám sát của cơ quan lập pháp vẫn đảm bảo sự độc lập của Tòa án và quyền lập pháp cũng được kiểm soát bởi quyền tư pháp mối quan hệ giữa Tòa án và cơ quan hành pháp sao cho quyền tự pháp có thể kiểm soát được quyền hành pháp; mối quan hệ giữa Tòa án và cơ quan kiểm sát, cơ quan điều tra sao cho đảm bảo sự kiểm soát và phối hợp giữa các cơ quan này; mối quan hệ trong nội bộ Tòa án sao cho giữa các Tòa án chỉ có mối quan hệ tố tụng mà không có mối quan chỉ đạo cấp trên, cấp dưới theo kiểu hành chính; giải quyết vấn đề sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân cũng như của Hội đồng xét xử với các chủ thể tham gia vụ án, với truyền thông, dư luận xã hội.

Trong điều kiện Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề đảm bảo sự độc lập của Tòa án vẫn cần tiếp tục được nhấn mạnh trong công cuộc cải cách tư pháp, tiếp tục làm rõ, nhận thức thống nhất và cụ thể hóa trong các quy định của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam để sự độc lập của Tòa án luôn được đảm bảo và thực thi trên thực tế.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành