Thứ sáu, 26 Tháng 9 2014 00:00

Một số quan điểm đổi mới tổ chức quản lý Ngân sách nhà nước Việt Nam liên quan đến tổ chức kiểm toán Ngân sách nhà nước

Những quan điểm về đổi mới tổ chức quản lý NSNN mang tính nguyên tắc định hướng trong chiến lược phát triển tài chính của Quốc gia sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kiểm toán NSNN của KTNN không chỉ đối với các vấn đề mang tính phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán mà còn tác động sâu sắc đến tổ chức và hoạt động KTNN xét cả trên khía cạnh thực tiễn hoạt động kiểm toán và xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về KTNN.

Một là, Tác động của việc đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, đặc biệt là vai trò điều hành NSĐP và xu hướng cải cách cơ quan hành chính nhà nước.

Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành TW Đảng khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước; Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TW; Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP ngày 11/1/2008 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 khẳng định sẽ cải cách tài chính công theo hướng tăng cường phân cấp quản lý ngân sách trên nguyên tắc bảo đảm tính thống nhất về thé chế và vai trò chủ đạo của NSTW, phân cấp mạnh và giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là việc quyết định về ngân sách. Theo đó, năng lực cho HĐND cấp tỉnh sẽ được tăng cường, vấn đề này cũng đặt ra một cơ chế giám sát tập trung và vai trò của KTNN trong việc trợ giúp HĐND cấp tỉnh thực hiện tốt chức năng của mình. Mỗi cấp ngân sách phải chịu trách nhiệm quyết định, phê chuẩn ngân sách của cấp mình và số bổ sung từ ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới. Việc gia tăng quyền hạn của các cấp chính quyền địa phương tạo ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường năng lực và tăng cường tính minh bạch và các thé chế giải trình trách nhiệm tài chính.

Vì vậy, KTNN phải xác định rõ đối tượng cung cấp thông tin qua kết quả KTNN chính là Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, lấy ngân sách cấp tỉnh là cấp chủ đạo kiểm toán đối với NSĐP. Quá trình kiểm toán, phải xác lập được mối quan hệ phục vụ và phối hợp công tác với HĐND cấp tỉnh trong cả 4 giai đoạn của quy trình kiểm toán. Quá trình kiểm toán cần đánh giá tác động đối với việc giao cho cấp tỉnh quyền chủ động phân cấp quản lý ngân sách cho cấp huyện và xã. Những vấn đề này đặt ra những mục tiêu kiểm toán mới, sử dụng loại hình kiểm toán mới và phân tích kết quả kiểm toán mang tính vi mô, hướng theo việc kiểm toán hiệu quả và vai trò của KTNN trong việc tư vấn cho HĐND cấp tỉnh quyết định phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi cho cấp huyện và xã tại địa phương. Trong tương lai gần khi không còn HĐND cấp huyện, cấp ngân sách huyện sẽ tương đương với một đơn vị dự toán cũng giảm bớt đầu mối kiểm toán ngân sách;

Hai  là,  Những thay đổi quan  trọng trong việc từng bước chuyển quản  lý NSNN theo đầu vào sang quản lý theo kết quả đầu ra, thay đổi quy trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ dẫn tới phương thức quản lý ngân sách cũng có những thay đổi tương ứng. Điều này sẽ có tác động lớn tới việc sử dụng loại hình, phương thức kiểm toán và xác định mục tiêu kiểm toán NSNN của KTNN.

Chính phủ đang trién khai thí điểm thực hiện lập dự toán, chấp hành, kế toán, quyết toán và đánh giá thực hiện ngân sách theo kết quả đầu ra; thực hiện cơ chế cấp phát ngân sách theo chương trình, theo kết quả công việc. Việc từng bước chuyén quản lý NSNN theo đầu vào sang quản lý theo kết quả đầu ra, thay đổi quy trình lập ngân sách theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn sẽ dẫn tới phương thức quản lý ngân sách cũng có những thay đổi tương ứng. Những vấn đề này đặt ra mục tiêu kiểm toán NSNN phải có sự thay đổi rõ nét, hướng vào những đánh giá mang tính vi mô, trung hạn (không chỉ là một năm ngân sách), nhất là thời kỳ ổn định ngân sách và dự báo cho thời kỳ ổn định trung hạn tiếp theo. KTNN phải tăng cường công tác tư vấn cho các cơ quan giám sát, những nhà hoạch định chính sách với vai trò là một cơ quan độc lập về những mục tiêu được ưu tiên trong trung hạn. KTNN phải đánh giá tính trung thực, tin cậy của các thông tin trên báo cáo của các đối tượng sử dụng ngân sách theo phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, không chỉ là báo cáo Quyết toán NSNN như hiện nay. Đồng thời, KTNN phải xây dựng và duy trì một hệ thống thông tin và cung cấp thông tin toàn diện và liên tục thông qua công tác kiểm toán hàng năm giúp các cơ quan giám sát như Quốc hội và HĐND quyết định dự toán, phê chuẩn quyết toán ngân sách. Muốn thực hiện được vấn đề này, KTNN cần tăng cường kiểm toán theo chuyên đề, theo linh vực hoặc theo ngành quản lý nhà nước theo hướng ưu tiên tùy thuộc vào cơ cấu ngân sách, đồng thời đẩy mạnh kiểm toán hoạt động đé đánh giá tính hiệu quả sử dụng NSNN theo kết quả đầu ra và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu từ việc sử dụng NSNN;

Ba là, Việc đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và dần cổ phần hóa một số đơn vị sự nghiệp công lập sẽ ảnh hưởng đến cách thức tổ chức kiểm toán và sử dụng các loại hình kiểm toán trong tầm trung hạn.

Việc giao thêm quyền cho các đơn vị sử dụng ngân sách là một bước phát trién quan trọng trong quản lý chi NSNN ở Việt Nam. Việc giao quyền này đang được đẩy mạnh và tiến hành song song, nhưng riêng biệt giữa các đơn vị hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu. Cơ chế này đặt ra là cần giám sát, đánh giá và quản lý chặt chẽ việc giao quyền tự chủ với những đánh giá độc lập về kết quả hoạt động dịch vụ công so với chi phí NSNN đã đầu tư. Những thay đổi này dẫn đến các đối tượng kiểm toán NSNN (nhất là các đơn vị sự nghiệp có thu sẽ dần thu hẹp lại) và mục tiêu kiểm toán NSNN chuyén dần từ mục tiêu xác nhận số liệu quyết toán, đánh giá việc tuân thủ pháp luật sang mục tiêu đánh giá hiệu lực và hiệu quả sử dụng NSNN (theo đầu ra) hoặc đánh giá chất lượng của dịch vụ công và chuyén dần loại hình kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ sang tập trung cho kiểm toán hoạt động với việc tăng cường chức năng tư vấn. Việc kiểm toán NSNN sẽ tập trung nhiều hơn cho kiểm toán ở các đơn vị tổng hợp, hoặc đơn vị dự toán cấp I và dần đáp ứng được việc kiểm toán thường xuyên ngân sách cấp tỉnh và NSTW. Các phương pháp kiểm toán được sử dụng trong kiểm toán NSNN sẽ có sự thay đổi lớn và việc đào tạo, tuyén dụng KTV linh vực kiểm toán NSNN phải theo hướng đa dạng hơn;

Bốn là, Những tác động trong việc hiện đại hóa công tác quản lý NSNN thông qua việc thực hiện dự án “Cải cách quản lý tài chính công” có thể tác động lớn tới cách thức triển khai công tác kiểm toán NSNN.

Chính phủ đã quyết định thực hiện Dự án Cải cách quản lý tài chính công. Dự án này nhằm xây dựng hệ thống Thông tin tích hợp quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS) nhằm thay thế hàng loạt các hệ thống hiện nay đé hỗ trợ quá trình ngân sách, kiểm soát, giám sát và kế toán ở cấp Chính phủ TW và các cấp chính quyền địa phương. Đối tượng sử dụng của TABMIS là toàn bộ các đơn vị KBNN, các đơn vị quản lý NSNN từ TW đến địa phương, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị quản lý, đơn vị sử dụng NSNN. Chính phủ đã cam kết thống nhất và tích hợp hệ thống kế toán kho bạc, kế toán ngân sách và hệ thống kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách trong hệ thống tài khoản kế toán thống nhất. Trong tương lai gần, hệ thống TABMIS có khả năng chiết xuất các báo cáo đầy đủ và quyết toán tài khoản vào cuối năm kịp thời và chính xác, lưu trữ thông tin phục vụ công tác phân tích. Hệ thống này bảo đảm việc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ chuyên ngành và địa phương được tiếp cận trực tiếp với số liệu của KBNN về thực hiện thu, chi ngân sách ở mọi cấp chính quyền.

Như vậy, khi trién khai đồng bộ hệ thống TABMIS (dự kiến vào năm 2010) sẽ tác động sâu sắc tới việc tổ chức trién khai công tác kiểm toán NSNN. Việc lập kế hoạch kiểm toán, xem xét và đánh giá thông tin, thực hiện thu thập bằng chứng kiểm toán ban đầu có thé được truy cập tại chỗ thông qua hệ thống này. Chế độ báo cáo quyết toán NSNN của từng cấp ngân sách (thậm chí là đơn vị sử dụng ngân sách) trong một hệ thống tài khoản hợp nhất được lập một cách nhanh chóng và đồng bộ, đòi hỏi KTNN phải chuẩn bị phương án cho việc kiểm toán NSNN trong môi trường công nghệ thông tin. Việc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán sẽ giảm tối thiéu và chủ yếu là kiểm toán tại các cơ quan tổng hợp; việc phân tích thông tin sẽ đa chiều hơn trong việc so sánh dữ liệu giữa nhiều đối tượng đòi hỏi KTNN phải sử dụng các phương pháp kiểm toán hiện đại trong kiểm toán NSNN. Đồng thời, hệ thống này sẽ giúp cho KTNN thu thập được thông tin một cách hệ thống và liên hoàn, rất tiện ích cho việc so sánh và kiểm tra hoặc theo dõi các sự kiện bất thường đé lựa chọn phạm vi, giới hạn kiểm toán;

Năm là, Quản lý NSNN ngày càng đổi mới phương thức quản lý, sử dụng ngân sách theo hướng gắn đầu tư của NSNN với hiệu quả xã hội; thực hiện cải cách hành chính trong việc lập, thực hiện và quyết toán ngân sách; kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu, chi NSNN qua các quy định về tăng cường trách nhiệm, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán gắn với xử lý vi phạm. Điều này đòi hỏi phải đổi mới một cách đồng bộ và toàn diện công tác kiểm toán NSNN của KTNN theo hướng: Tăng cường kiểm toán tuân thủ, phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm luật NSNN; đổi mới công tác kiểm toán cho kịp với các đổi mới và cải cách linh vực tài chính công nói chung và ngân sách nói riêng; ngoài kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ, cần xúc tiến nghiên cứu, áp dụng hình thức kiểm toán hoạt động trong linh vực NSNN;

Sáu là, Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP đã khẳng định phải tổ chức kiểm toán nội bộ tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đé bảo vệ an toàn tài sản; đánh giá về chất lượng và độ tin cậy của các thông tin kinh tế, tài chính; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và nội quy, quy chế của đơn vị đé góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng và nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Vì vậy, KTNN cần phải tăng cường vai trò hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống kiểm toán nội bộ  theo quy định của Luật KTNN, đồng thời cách thức kiểm toán cũng phải có sự đổi mới theo hướng tăng cường mối quan hệ với kiểm toán nội bộ và sử dụng kết quả của kiểm toán nội bộ tại các đơn vị quản lý và sử dụng NSNN.

 

Sửa đổi lần cuối Thứ năm, 06 Tháng 11 2014 07:29

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành