Thứ tư, 15 Tháng 11 2023 07:53

Phân tích về độc lập của tòa án trong xây dựng chính sách ở Việt Nam

Điều 102 Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Với quy định trên, đã có nhiều ý kiến khác nhau về nội hàm của việc thực hiện quyền tư pháp[1].

Ý kiến thứ nhất cho rằng, Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định Tòa án thực hiện quy định tòa án thực hiện quyền tư pháp nhưng điều đó không có nghĩa Tòa án là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp. Theo nguyên tắc Nhà nước thống nhất quyền lực, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, thì ở Việt Nam, không có cơ quan nào là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp. Quy định về việc Tòa án thực hiện quyền tư pháp thực chất là quy định chức năng xem xét, phán quyết của Tòa án khi thực hiện việc xét xử các vụ việc được đưa đến Tòa án sau khi có quyết định truy tổ, khởi kiện... ra Tòa án về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án.

Ý kiến thứ hai cho rằng, theo quy định tại Điều 102 Hiến pháp năm 2013 thì quyền tư pháp là quyền riêng có của Tòa án. Theo quan điểm này, ngoài Tòa án, các cơ quan khác như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không thực hiện quyền tư pháp (và không phải cơ quan tư pháp). Quan điểm này cho rằng, cần hiểu quyền tư pháp của Tòa án được thể hiện ở tất cả các giai đoạn: Trước, trong và sau xét xử.

Ý kiến thứ ba cho rằng, Hiến pháp quy định Tòa án thực hiện quyền tư pháp là quy định mở rộng phạm vi thực hiện chức năng của Tòa án. Theo đó thực hiện quyền tư pháp không chỉ là thực hiện quyền xét xử mà còn là quyền đánh giá và kết luận về tính hợp pháp và có căn cứ của các quyết định, hành vi tố tụng do các cơ quan tư pháp thực hiện trong tất cả quá trình tố tụng và thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Ý kiến này cho rằng, trước yêu cầu bảo đảm tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi biện pháp ngăn chặn hoặc cưỡng chế của Nhà nước nếu hạn chế quyền con người, quyền công dân thì đều phải được Tòa án xem xét, áp dụng hoặc kiểm tra để thay đổi, hủy bỏ trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp đó là trái pháp luật hoặc không cần thiết.

Qua nghiên cứu quy định trong Hiến pháp và pháp luật các nước trên thế giới về vấn đề quyền tư pháp, từ pháp độc lập và sự độc lập của Tòa án cho thấy quyền tư pháp là quyền duy nhất của Tòa án và việc thực hiện quyền tư pháp không chỉ là thực hiện quyền xét xử mà còn là quyền đánh giá và kết luận về tinh hợp pháp và có căn cứ của các quyết định, hành vi tố tụng do các cơ quan tư pháp thực hiện trong của Tòa án. tất cả quá trình tố tụng và thi hành bản án, quyết định.

Đồng thời, cũng có quan điểm phân tích nội hàm của tư pháp độc lập và sự độc lập của Tòa án như sau:

Thứ nhất, tính độc lập của quyền tư pháp là một giá trị cốt lõi của quyền tư pháp. Trong số các đặc trưng phổ biến của quyền tư pháp trong mọi Nhà nước pháp quyền thì tính độc lập của quyền tư pháp là đặc trưng vốn có, không thể thiếu. Thiếu tính độc lập thì không thể có quyền tư pháp. Tính độc lập không được bảo đảm đầy đủ thì không thể có quyền tư pháp đúng nghĩa của nó. Quyền tự pháp được độc lập để thực hiện chức năng rất quan trọng của quyền lực nhà nước là áp dụng pháp luật đúng đắn, thực hiện xét xử để bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật và khôi phục các quyền đã bị xâm phạm. Tính độc lập của Tòa án, tất yếu, dẫn đến tính độc lập của thực hiện quyền tư pháp.

Thứ hai, tính độc lập của quyền tư pháp và của thực hiện quyển tư pháp thể hiện ở những nội dung sau: độc lập về vị trí, vai trò trong cơ chế quyền lực nhà nước; độc lập về quyền năng; độc lập về chủ thể thực hiện: độc lập của Tòa án, độc lập của Thẩm pháp và Hội thẩm nhân dân khi xét xử; độc lập về phương thức thực hiện quyền năng: tố tụng tư pháp; chỉ tuân theo pháp luật; độc lập trong việc đưa ra phán quyết (bản án, quyết định); nghiêm cấm mọi sự can thiệp, mọi sự gây áp lực. Nói cách khác, đó là độc lập về tổ chức và độc lập về hoạt động.

Độc lập về vị trí tức là quyền tư pháp có vị trí riêng trong cơ chế quyền lực nhà nước, không bị “hòa lẫn”, “hòa tan” trong quyền lập pháp, quyền hành pháp và ngược lại; quyền tư pháp có một vị tri độc lập như vị trí độc lập của quyền lập pháp, vị trí độc lập của quyền hành pháp. Nói cách khác, quyền tư pháp có “chỗ đứng độc lập" trong cơ chế quyền lực nhà nước, theo đó tư pháp được trao quyền lực nhà nước riêng biệt và hợp lý để cân bằng và kiểm soát các quyền lập pháp và hành pháp; và độc lập trong quá trình thực thi quyền tư pháp và không thể bị các quyền lực lập pháp và hành pháp tham gia thoặc can thiệp; Sự kiểm soát của quyền tự pháp đối với các quyền lập pháp và hành pháp mang tính chung quyết trên nền tảng pháp luật, đạo đức và các giá trị cơ bản của công lý[2].

Độc lập về vai trò nghĩa là quyền tư pháp có vai trò riêng của minh trong cơ chế quyền lực nhà nước, tức là có sự tác động quyền lực riêng, có chức năng riêng, có mối liên hệ tương tác với hai lĩnh vực quyền lực còn lại là quyền lập pháp và quyền hành pháp.

Độc lập về quyền năng nghĩa là quyền tư pháp bao gồm các quyền năng riêng có của mình: quyền năng xét xử và phán quyết, quyền năng giải thích pháp luật, quyền năng tổng kết thực tiễn xét xứ, hướng dẫn áp dụng pháp luật thống nhất trong cả nước, quyền năng xây dựng và phát triển án lệ, quyền năng xây dựng và phát triển cộng đồng Thẩm phán, quyền năng giám sát thi hành án.

Độc lập về chủ thể thực hiện: độc lập của Tòa án, độc lập của Thẩm pháp, Hội thẩm nhân dân. Tòa án là một hệ thống các cơ quan độc lập trong hệ thống các cơ quan nhà nước, có chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của mình; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập.

Độc lập của mỗi cấp xét xử theo thẩm quyền: hệ thống các Tòa ăn bao gồm những cấp xét xử theo thẩm quyền tố tụng đã được quy định; khi xét xử các Hội đồng xét xử hoàn toàn độc lập và chi tuấn theo pháp luật. Ở Tòa án, không có “Tòa cấp trên” và “Tòa cấp dưới" mà các Tòa án chỉ có quan hệ theo thẩm quyền tố tụng (xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm).

Độc lập về phương thức thực hiện quyền: quyền tư pháp được thực hiện bằng phương thức riêng có của mình là tổ tụng tư pháp với tư cách là các loại tố tụng tư pháp và các hoạt động tố tụng tư pháp được quy định rất rõ ràng, minh bạch, cụ thể, chặt chẽ.

Tính tuân thủ pháp luật, tính tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước công lý, trước pháp luật: hoạt động xét xử là một loại hoạt động áp dụng pháp luật, khi xét xử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật và lương tâm trong quá trình tiến hành tổ tụng, độc lập trong hành trình đi tìm công lý, khách quan, vô tư. công chính không chịu ảnh hưởng bởi bất cứ thế lực, động cơ nào ảnh hưởng đến việc nhận biết, đánh giá các dữ liệu đầu vào của một vụ án. Tòa án độc lập trong việc đưa ra phán quyết (bản án, quyết định) và tự chịu trách nhiệm trước công lý, trước pháp luật về phân quyết do mình đưa ra.

Tính không được can thiệp có nghĩa là không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có quyền can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phản. Hội thẩm; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm; nghiêm cấm mọi sự gây áp lực đối với Tòa án, Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử.

Ngoài ra, một số chuyên gia Luật[3] đã kiến nghị rằng, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cần có phần riêng về quyền tư pháp trong mục Nhà nước pháp quyền (đặt sau các phần về lập pháp và hành pháp), trong đó cần nhấn mạnh độc lập tư pháp hay nói cách khác là độc lập xét xử và chi tuân theo pháp luật. Đồng thời, cần nghiên cứu xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp mới giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045 trên cơ sở đổi mới mạnh mẽ tư duy chính trị - pháp lý về quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp[4]. Đây cũng là một phương thức góp phần đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức về quyền tư pháp, về tư pháp độc lập và sự độc lập của Tòa án.

 


[1] Nguyễn Đức Minh (2011), “Nhận thức về quyền tư pháp ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 6; Hoàng Thị Ái Quỳnh (2020), Một số vấn đề lý luận về quyền tư pháp và thực hiện quyền tư pháp tại Việt Nam, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/mot-so-van-de-ly- luan-ve-quyen-tu-phap-va-thuc-hien-quyen-tu-phap-tai-viet-nam, truy cập ngày 25/11/2020; Trần Đình Nhã (2013), “Một số vấn đề về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp, kiểm sát hoạt động tự pháp", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 16; Ngô Cường (2019), Về quyền tư pháp, https://tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/ve-quyen tu-phap.

[2] Bùi Nguyễn Khánh (2014), Cơ sở pháp lý đảm bảo sự độc lập xét xử của tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật,tr. 48.

[3] Ý kiến của GS.TS. Lê Hồng Hạnh; Nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao Đăng Quang Phương; PGS. Hoàng Thế Liên; Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình; GS. Phan Trung Lý trong Hội thảo góp ý Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng XIII ngày 11/11/2020.

[4] Võ Khánh Vinh (2019), “Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở Việt Nam", Tạp chí Tòa án nhân dân, số 16, tr.15; Ý kiến của PGS.TS. Trần Văn Độ trong Nghĩa Nhân (2020), Cải cách tư pháp: Thành tựu và những việc cần làm tiếp, https://plo.vn/phap-luat/cai-cach-tu-phap-thanh-tuu-va nhung-viec-can-lam-tiep-947593.html, truy cập ngày 25/11/2020.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành