In trang này
Thứ tư, 08 Tháng 11 2023 09:01

Một số quan niệm về nền kinh tế thị trường hiện đại

Hiện nay trong nghiên cứu lý luận cũng như thực tiễn, chưa có một khái niệm thống nhất về nền kinh tế thị trường hiện đại. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào trình độ phát triển hiện nay của nền kinh tế thị trường trên thế giới, có thể khái quát: Nền kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế thị trường dung nạp được những thành tựu mới nhất của nhân loại về vận hành và phát huy vai trò của cơ chế thị trường trong huy động và phân bổ nguồn lực cho quá trình tái sản xuất xã hội.

Nền kinh tế thị trường hiện đại nhất hiện nay thuộc về nền kinh tế thị trường của các nước phát triển nhất trên thế giới, nền kinh tế thị trường của các quốc gia thuộc nhóm G7.

Khái niệm hiện đại được hiểu theo nghĩa lịch sử cụ thể, tức là hiện đại tính tới thời điểm hiện nay, còn trong tương lai, tỉnh chất hiện đại của nền kinh tế thị trường lại được bổ sung bởi những thành tựu mới. Do đó, không hiểu nền kinh tế thị trường hiện đại như một khuôn mẫu đóng cứng mà đó là quá trình phát triển không ngừng của kinh tế thị trường thế giới.

Với nghĩa như vậy, nền kinh tế thị trường hiện đại đương nhiên bao hàm đặc trưng hội nhập quốc tế. Nghĩa là nền kinh tế thị trường gắn với thị trường thế giới.

Khi đề cập tới nền kinh tế thị trường hiện đại cần hàm ý đó là mô hình kinh tế thị trường cụ thể. Một mô hình kinh tế thị trường lại bao hàm những cấu trúc cơ bản: chế độ sở hữu; nền tầng lý luận, vai trò của thị trường, vai trò của nhà nước.

Kinh tế thị trường là kết quả của quá trình phát triển sản xuất hàng hóa và phân công lao động của nhân loại. Sự hình thành và phát triển của kinh tế thị trường là tất yếu, chừng nào còn có sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất khác nhau. Nền kinh tế thị trường, xét về thực tế, là kiểu tổ chức sản xuất, vận hành nền kinh tế dựa trên các quy luật như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh, quy luật tối đa hóa lợi nhuận... Có nhiều cách tiếp cận khi phân tích về nền kinh tế thị trường, trong đó có thể phân tích về những nền kinh tế thị trường theo các tiêu chí cơ bản như:

Một là, chế độ sở hữu.

Hai là, nền tảng tư tưởng của chế độ chính trị. Ba là, vai trò của nhà nước.

Bốn là, vai trò của thị trường.

Năm là, sự hoàn thiện của hệ thống an sinh xã hội.

Khi xét trong thực tế các nền kinh tế thị trường thế giới, cho dù có những đặc điểm và biểu hiện trình độ phát triển khác nhau, mỗi nền kinh tế thị trường đều có thể được lý giải từ những tiêu chí căn bản nêu trên. Với nghĩa như vậy, hệ các tiêu chí căn bảnđó có thể được xem là khung tiêu chí để phân tích về nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập.

Từ sự khác nhau trong các tổ hợp tiêu chí cơ bản trên, có thể khám phá được những đặc trưng phân biệt những nền kinh tế thị trường khác nhau trên thế giới. Cơ chế thị trường là trừu tượng, đó là một hệ thống các quan hệ kinh tế vô hình. Con người nhận biết được tác động của cơ chế thị trường trong nền kinh tế thông qua hành vi ứng xử, ra các quyết định kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế. Do đó, khi xét về biểu hiện thực tế, sẽ không có một nền kinh tế thị trường trừu tượng, lơ lửng không gắn với không gian cụ thể nhất định. Trái lại, một nền kinh tế của một quốc gia, nếu được xác định đó là nền kinh tế thị trường thì không thể phủ nhận một hiện thực là nền kinh tế ấy phải tồn tại gắn với một không gian cụ thể với điều kiện, hoàn cảnh rất cụ thể tương ứng của quốc gia đó.

Với mỗi quốc gia, đến lượt nó, do tính quy định của hoàn cảnh cụ thể, mà một quốc gia có chế độ sở hữu, nền tảng tư tưởng của chế độ chính trị khác với quốc gia khác. Từ đó, kéo theo bản chất nhà nước, biểu hiện vai trò kinh tế của nhà nước là khác nhau dot sigma mỗi quốc gia. Tương tự, vai trò của thị trường trong huy động, phân bổ nguồn lực, kích thích sản xuất, trao đổi và phân phối vì thế cũng khác nhau về trình độ phát triển, mức độ chín muối của các quan hệ thị trường giữa các nền kinh tế tương ứng. Thậm chí, trong một nền kinh tế thị trường, tùy từng điều kiện lịch sử dot sigma những giai đoạn phát triển khác nhau, vai trò kinh tế của nhà nước, vai trò của thị trường tương ứng cũng rất khác nhau. Cho dù nền tảng sở hữu, nền tảng tư tưởng chưa có sự thay đổi.

Trong trường hợp có sự khác nhau dù chỉ là một trong các tiêu chí trong hệ các tiêu chí nêu trên, có thể nhận biết được sự khác nhau của các nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn, cùng là nền tảng sở hữu tư nhân, nếu nền tảng tư tưởng của chế độ chính trị khác nhau sẽ có nền kinh tế thị trường khác nhau, hoặc cùng có sự giống nhau về nền tảng tư tưởng và nền tảng sở hữu, song liều lượng và vai trò kinh tế của nhà nước khác nhau đã cho phép định hình các nền kinh tế thị trường khác nhau. Quan hệ giữa nhà nước và thị trường luôn không giống nhau giữa các quốc gia, Trong một quốc gia, do tính quy định kinh tế khách quan phải giải quyết những nhiệm vụ phát triển cụ thể, quan hệ giữa nhà nước và thị trường, hay chức năng kinh tế của nhà nước và chức năng của thị trường cũng không phải luôn đồng nhất. Điều đó có nghĩa là, không có một khuôn mẫu duy nhất mà căn cứ vào đó người ta có thể định ra những nền kinh tế thị trường đồng nhất. Trên thực tế, mỗi nền kinh tế thị trường có những đặc trưng riêng. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận rằng, đã là nền kinh tế thị trường thì phải được vận hành đầy đủ theo các quy luật và các yếu tố của nền kinh tế thị trường.

Những thành tựu mới nhất của nhân loại về vận hành và phát huy vai trò của cơ chế thị trường thể hiện trên nhiều khía cạnh, trong đó có những nhóm khía cạnh mới như: Hệ thống thể chế kinh tế thị trường hiện đại, có sự hiện diện đầy đủ các yếu tố thị trường văn minh. Các yếu tố của thị trường như giá cả, hàng hóa - dịch vụ, các chủ thể tham gia thị trường, các quan hệ thị trường... Trong nền kinh tế thị trường hiện đại các yếu tố này không còn ở giai đoạn sơ khai, trái lại đã đạt đến trình độ văn minh nhất mà loài người đang có được.