Thứ năm, 16 Tháng 11 2023 09:57

Phân tích chính sách về quyền của người nông dân tham gia bảo hiểm xã hội ở Hy Lạp

1. Đối tượng tham gia

Dân số của Hy Lạp bắt đầu xu thế giảm từ năm 2005 cho đến nay, từ 11,23 triệu người xuống còn như hiện nay, và dự báo tiếp tục giảm còn 9,03 triệu (năm 2050) và 6,61 triệu người (năm 2099)[1]. Nguyên nhân chủ yếu là tỷ lệ sinh thấp, trung bình chỉ 1,3 trẻ em/phụ nữ, do tác động của khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế, phụ nữ thất nghiệp cao và do chính sách của Chính phủ yếu kém khiến người dân không sẵn sàng sinh con, đặc biệt các chính sách “thắt lưng buộc bụng” của Chính phủ nhằm đáp ứng các yêu cầu của chủ nợ khiến thu nhập và các chính sách liên quan đến an sinh xã hội buộc phải tái cấu trúc. Chính phủ Hy Lạp xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân với các tiêu chí cụ thể như sau:

Để tham gia vào OGA, luật bảo hiểm xã hội nông dân đã xác định đối tượng tham gia là:

Thứ nhất, những người làm trong các nông trại, tức là những người có nguồn thu nhập chính từ lao động ban ngày hoặc nhân viên làm công ăn lương, được trả bằng tiền hoặc hiện vật, trong bất kỳ loại hình công việc sản xuất nông nghiệp nào;

Thứ hai, nhân viên của tất cả các loại hình công việc sống trong khu vực hoặc cộng đồng với dân số lên tới 5.000 người với điều kiện những người này không liên kết với bất kỳ tổ chức bảo hiểm xã hội nào khác;

Thứ ba, những ngư dân không được bất kỳ tổ chức an sinh xã hội nào khác bảo hiểm.

Thứ tư, các chuyên gia, thợ thủ công và thương nhân lao động trong nghề nông ở làng hoặc các khu vực nông thôn với dân số dưới 2.000 cư dân.

Cuối cùng, các linh mục và nữ tu Hy Lạp làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp[2]:

2. Mức phí đóng

Lương hưu được coi là lĩnh vực lớn nhất của hệ thống bảo hiểm xã hội Hy Lạp (chiếm 71,5% tổng chỉ tiêu xã hội - 1995). Dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng (pay as you go), Quỹ của OGA trợ cấp khoản tiền cho người già, người tàn tật, người bị tai nạn lao động, góa phụ và trẻ mồ côi và người hưu tr không có bảo hiểm[3]. Hệ thống bảo hiểm xã hội của Hy Lạp gồm các chế độ: chế độ hưu trí cơ bản; chế độ hưu trí bố sung hỗ trợ; chế độ bảo hiểm y tế; chế độ phúc lợi xã hội và phúc lợi được xác định như thất nghiệp. Chế độ hưu trí cơ bản và y tế được áp dụng bắt buộc cho tất cả các loại hình lao động và mức hưởng sẽ phụ thuộc cụ thể vào từng loại hình bảo hiểm mà người lao động tham gia.

Tỷ lệ hưu trí cơ bản được thống nhất là 20%, đối với lao động phụ thuộc và lực lượng lao động được xác định tương tự lao động phụ thuộc vì mục đích bảo hiểm xã hội, thì đóng góp bảo hiểm xã hội được phân chia theo mức 13,33% cho chủ sử dụng lao động và 6,67% người lao động luật sư được trả lương hay những nghề nghiệp mà chủ sử dụng từ hai lao động trở lên phải đóng chế độ bảo hiểm này.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm hưu trí bổ sung được hình thành như sau: 7% cho lao động phụ thuộc, với các loại hình lao động khác thì mức đóng là 3,5% cho chủ sử dụng lao động và 3,5% cho người lao động. Mức đóng này sẽ giảm xuống còn 6,5% cho giai đoạn từ ngày 1/6/2019 đến ngày 1/5/2022 và giảm còn mức 6% thực hiện từ ngày 1/1/2022, được chia đều giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Mức 7% cho lao động tự do hoặc bán lao động hoặc các lao động nghề tương tự như người lao động tự do/bán lao động vì mục đích bảo hiểm xã hội sẽ được giảm trừ như quy định ở trên. Nếu bảo hiểm xã hội bổ sung hoặc tự chọn hoặc bắt buộc thì người lao động tự do phải đóng toàn bộ.

Mức đóng bảo hiểm y tế là 7,1% đối với lao động phụ thuộc, đối với lực lượng lao động được xác định tương tự lao động phụ thuộc vì mục đích bảo hiểm xã hội thì mức đóng là 455% cho chủ sử dụng lao động và 2,55% cho người lao động. Mức 6,95% đối với lao động tự do hoặc bán lao động hoặc các lao động nghề tương tự như người lao động tự do bản lao động vì mục đích bảo hiểm xã hội sẽ được giảm trừ như quy định ở trên. Nếu thuộc trường hợp bổ tự chọn hoặc bắt buộc thì người lao động tự do phải đóng toàn bộ. sung hoặc Luật số 4387/2016 cũng quy định mức giảm tỷ lệ đóng được áp dụng cho một số loại hình lao động nhất định, chẳng hạn:

- Người lao động phụ thuộc có thu nhập cũng đóng bảo hiểm xã hội ở mức 6,96% với chế độ bảo hiểm thất nghiệp, và phúc lợi tương tự thì mức đóng là 3,68% cho chủ sử dụng lao động và 3,28% cho người lao động;

- Luật sư được trả lương phải đóng phí bảo hiểm ở mức 4%;

- Mức đóng 120 EUR cho Văn phòng Thất nghiệp (O.A.E.A.) đối với cá nhân được nhận bảo hiểm như luật sư tự do và luật sư được trả lương thưởng. Mức đóng bảo hiểm xã hội có thể tăng trong một số hợp nhất định như lao động trong lĩnh vực nguy hiểm và nghề mạo hiểm.

3. Hỗ trợ của Nhà nước

Quỹ tài chính cho bảo hiểm xã hội Hy Lạp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó đóng góp của nông dân chỉ chiếm khoảng 20%. Quỹ tài chính của bảo hiểm xã hội cho người nông dân ở Hy Lạp nằm trong chương trình trụ cột thứ nhất theo luật định và quy tắc chung là tiền đóng góp bảo hiểm xã hội được nộp theo tháng. Theo trụ cột này, các chương trình bảo hiểm xã hội khác nhau được tài trợ theo các cách khác nhau từ sự đóng góp của người sử dụng lao động hoặc người được bảo hiểm khác, từ các nguồn tài chính xã hội (đây là các khoản thuế được đánh gián tiếp), từ trợ cấp nhà nước nói chung hoặc từ thuế đột xuất chung và từ số tiền thu được thông qua việc khai thác vốn thuộc sở hữu của các tổ chức bảo hiểm xã hội.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội OGA được pháp luật quy định trong cải cách năm 2002. Nhà nước đóng góp vào việc tài trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội bằng các khoản trợ cấp định kỳ (chủ yếu là hàng năm) cho các tổ chức bảo hiểm xã hội. Trong những năm qua, các khoản trợ cấp của Nhà nước đã dần dần tăng lên. Đối với chế độ bảo hiểm của nông dân, Nhà nước tài trợ hầu hết các khoản chi. Bên cạnh đó, các nguồn tài chính xã hội cũng là một nguồn khá quan trọng trong bảo hiểm xã hội của Hy Lạp, đặc biệt là liên quan đến các chương trình dành cho nông dân. Việc quản lý tài sản của các quỹ bảo hiểm xã hội trở thành một vấn đề quan trọng trong các cuộc tranh luân về cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội ở Hy Lạp. Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, các nhà hoạch định chính sách Hy Lạp đã cung cấp các cơ chế, thông qua đó giúp cho việc quản lý trở nên có hiệu quả hơn cho các chương trình bảo hiểm.

Ngân sách công tham gia tài trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội trong cải cách năm 2002 là kết quả của cuộc đối thoại xã hội giữa Chính phủ và các đối tác xã hội. Nhà nước đóng góp vào việc tài trợ cho các chương trình bảo hiểm xã hội bằng các khoản trợ cấp định kỳ (chủ yếu hàng năm) cho các tổ chức bảo hiểm xã hội. Trong những năm qua, trợ cấp của Nhà nước đã dần dần tăng lên. Đối với chế độ bảo hiểm của nông dân, Nhà nước tài trợ hầu hết các khoản chi. Bên cạnh đó, các “nguồn tài chính xã hội” tạo thành một nguồn khá quan trọng trong bảo hiểm xã hội của Hy Lạp, đặc biệt là liên quan đến các chương trình của nông dân.

Bảng tỷ lệ trợ cấp hưu trí cho quá trình chuyển đổi Quỹ bảo hiểm xã hội nông dân (OGA) tại Hy Lạp[4]

Năm Tỷ lệ phần trăm trợ cấp hưu trí
2017 6,20 Hệ thống mới 2017 93,80 Hệ thống cũ
2018 12,90 2018 87,10
2019 19,60 2019 80,40
2020 26,30 2020 73,70
2021 33,00 2021 67,00
2022 39,70 2022 60,30
2023 46,40 2023 53,60
2024 53,10 2024 46,90
2025 59,80 2025 40,20
2026 66,50 2026 33,50
2027 73,20 2027 26,80
2028 79,90 2028 20,10
2029 86,60 2029 13,40
2030 93,30 2030 6,70
2031 100,00 2030 0,00

Tỷ lệ đóng góp khác nhau, tùy thuộc vào các loại hình khác nhau, tùy theo hạng mục xã hội - nghề nghiệp của người được bảo hiểm liên quan. Tuy nhiên quy tắc chung là đóng góp bảo hiểm xã hội được quy định nộp hàng tháng cho Nhà nước Hy Lạp.

 


[1] World Population Review (2020), Grece Population live, https:// worldpopulationreview.com/countries/greece-population/

[2] European Commission, Your social security rights in Greece. https://ec.europa.eu/employment_social/empl_portal/

SSRinEU/Your%20social%20security%20rights%20in%20Greece_en.pdf.

[3] European Commission, Greece, https://ec.europa.eu/employment social/soc-prot/missoc98/english/socprot/el.htm.

[4] Nguồn: Georgios Symeonidis (2017), Forging a new, solid social security system for Greece: The NTS proposal, tr.18, http://www. actuaries.org/cancun2017/Papers/37.%20Georgios%20Symeonidis_Pa per.pdf

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành