Thứ sáu, 19 Tháng 7 2024 03:16

Khái quát về sự thay đổi thể chế và chuyển đổi mô hình thể chế trên con đường hiện đại hóa của một số nước xã hội chủ nghĩa

Bắt đầu từ thập niên 80 thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa truyền thống lần lượt thực hiện cải cách và chuyển đổi mô hình thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Bài viết này so sánh tóm tắt những khác biệt trong con đường chuyển đổi mô hình giữa các nước khác nhau, đồng thời phân tích nguyên nhân nảy sinh những khác biệt này.

1. Tính tất yếu của việc thực hiện thay đổi thể chế và chuyển đổi mô hình thể chế

Việc thực hiện thay đổi thể chế và chuyển đổi mô hình thể chế bắt đầu từ thập niên 80 thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa truyền thống lần lượt thực hiện cải cách và chuyển đổi mô hình thể chế chính trị và thể chế kinh tế. Sự cải cách và chuyển đổi mô hình này từ hai phương diện trong và ngoài nước. Trong nội bộ các nước này, những hạn chế của thể chế kinh tế kế hoạch dần bộc lộ, những vấn đề kinh tế dần tích tụ và thể chế kinh tế kế hoạch thiếu sức sống. Xét từ bên ngoài, qua so sánh tốc độ phát triển kinh tế của các nước ở hai phe Đông - Tây, có thể nhìn rõ ưu thế thể chế to lớn của kinh tế thị trường so với kinh tế kế hoạch, các nước xã hội chủ nghĩa ở vào thế dưới trong cạnh tranh quốc tế, hơn nữa khoảng cách có xu hướng ngày càng lớn. Áp lực song trùng trong và ngoài nước cuối cùng đã thúc đẩy chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách kinh tế quy mô lớn, đồng thời đã thúc đẩy cải cách chính trị trong bối cảnh cải cách gặp phải trở ngại từ thể chế chính trị.

Phương hướng cơ bản trong chuyển đổi mô hình kinh tế của các nước chuyển đổi mô hình khác nhau nhưng có đặc điểm chung là đều lấy kinh tế thị trường làm mục tiêu chuyển đổi mô hình nhằm thay thế thể chế kinh tế kế hoạch. Tuy nhiên, lý luận chỉ đạo cải cách, chiến lược chuyển đổi cụ thể và con đường phát triển giữa các nước chuyển đổi mô hình cũng có sự khác biệt lớn. Nổi bật là tiến trình chuyển đổi mô hình của Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc.

2. Tiến trình chuyển đổi mô hình của Liên Xô, Đông Âu

Từ tháng 3/1985, Gorbachev bắt đầu đảm nhận vai trò lãnh đạo tối cao của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, lúc này tình hình kinh tế - xã hội của Liên Xô đã tích tụ rất nhiều khó khăn và trì trệ. Điều này buộc Gorbachev hạ quyết tâm tiến hành cái cách thể chế của Liên Xô.

Cũng giống như Trung Quốc, cải cách của Liên Xô ban đầu cũng bắt đầu cải cách thể chế kinh tế. Tuy nhiên, Chính phủ Liên Xô nhanh chóng phát hiện ra, do thể chế chính trị cứng nhắc và trở ngại về quan niệm, cải cách thể chế kinh tế rất khó có thể tiếp tục tiến hành. Một nhóm lãnh đạo của Liên Xô do Gorbachev đứng đầu từng bước chuyển trọng tâm của cải cách từ thể chế kinh tế sang thể chế chính trị, cho rằng chỉ có xóa bỏ những trở ngại về quan niệm và thể chế chính trị trước, mới có thể thúc đẩy thua lợi cải cách kinh tế. Các cách nhìn nhận như “tư duy mới" trong cải cách, và xây dựng “chủ nghĩa xã hội nhân đạo, dân chủ”, v.v. nhóm Gorbachev đưa ra chính là muốn tạo nền tảng tư tưởng tà chính trị cho cải cách. Tuy nhiên, biện pháp cải cách kinh tế chính trị trên cơ sở tư duy mới này cuối cùng lại kết thúc bằng thất bại không chỉ cải cách kinh tế bị đình trệ, mà còn làm tăng thêm xung đột, đấu tranh và bất ổn về chính trị, cuối cùng dẫn đến sự tan rã của Liên Xô và biến động chính trị ở Đông Âu năm 1991.

Sau khi Liên Xô tan rã, các nước cộng hòa thuộc Liên Xô như Nga cũng như phần lớn các nước Đông Âu đều bãi bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa về chính trị. Về kinh tế các nước này lại chủ yếu chọn chiến lược chuyển đổi mô hình kinh tế có tên gọi là “liệu pháp sốc". Căn cứ lý luận của liệu pháp sốc là kết luận trong kinh tế học của chủ nghĩa tân cổ điển phương Tây, cho rằng kinh tế thị trường tự do có thể tự thực hiện phân phối có hiệu quả tài nguyên trong điều kiện cạnh tranh. Nội dung chủ yếu của nó là: tự do hóa giá cả một cách triệt để, trực tiếp, dựa vào chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô (bao gồm giảm bớt chi tiêu của chính phủ để duy trì cân bằng ngân sách, kiểm soát nguồn cung tiền tệ để giảm thiểu lạm phát), tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ việc phân bố nguồn lực của nhà nước, tháo dỡ những hàng rào lưu động về vốn và thương mại quốc tế.

3. Tiến trình cải cách của Trung Quốc

Con đường chuyển đổi mô hình kinh tế mà Trung Quốc áp dụng không giống với Liên Xô và các nước Đông Âu, thường được gọi là cải cách kiểu tiệm tiến. Cái gọi là “tiệm tiến" thể hiện ở hai tầng diện.

Thứ nhất, cải cách thể chế kinh tế phải được tiến hành dần dần. Ví dụ, về phương diện giá cả không được tiến hành tự do hỏa đột ngột, mà trước hết phải quá độ thông qua cơ chế kép, sau đó từng bước chuyển từ chỗ kế hoạch nhà nước quyết định giá cả sang thị trường quyết định giá cả. Hoặc về chế độ sở hữu, không trực tiếp tư hữu hóa mọi doanh nghiệp nhà nước, mà trong khi duy trì nhiều doanh nghiệp nhà nước phải khuyến khích doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển, sau đó lại để doanh nghiệp nhà nước rút lui khỏi một số ngành nghề, chỉ duy trì địa vị chủ đạo của kinh tế quốc hữu ở một số lĩnh vực và ngành nghề then chốt.

Thứ hai, cải cách chế độ kinh tế có tính chất thử nghiệm, được gọi một cách hình tượng là “dò đá qua sông". Ví dụ, thử nghiệm một số chế độ mới ở một số khu vực (như đặc khu kinh tế), sau đó mở rộng ra các khu vực khác.

4. Sự khác biệt về thành tựu trong cải cách của Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu

Sau khi Liên Xô tan rã, sự phát triển của kinh tế Nga có thể chia thành hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất (1991-1999) là thời kỳ suy thoái và điều chỉnh, kinh tế Nga gặp phải sự đả kích rất nghiêm trọng. GDP từ 509,3 tỷ USD năm 1991 giảm xuống còn 195,9 tỷ USD năm 1999, sụt giảm tới 60%, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm giai đoạn này là -6,5%. Đồng thời, giá cả tăng vọt dẫn đến lạm phát phi mã, chênh lệch giàu nghèo nghiêm trọng, tuổi thọ mong muốn giảm xuống. Giai đoạn thứ hai là thời kỳ phục hồi và phát triển (từ năm 1999 đến nay), kinh tế Nga bắt đầu quay trở lại quỹ đạo đúng đắn. GDP năm 2003 đã phục hồi trở lại mức khi Liên Xô tan rã, đến năm 2012 tăng lên 2.014,8 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn này là 5,2%/năm, cao hơn mức bình quân chung của thế giới ở cùng thời kỳ[1]. Tuy những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của Nga tương đối nhanh song chủ yếu là dựa vào xuất khẩu tài nguyên như dầu mỏ, do đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ kinh tế bên ngoài. Một ví dụ điển hình là, do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009 GDP của Nga đã giảm 7,8%.

Kinh tế của 14 nước cộng hòa liên minh khác của Liên Xã và các nước Đông Âu khác sau biến động của Đông Âu có biểu hiện không giống nhau, có thể chia thành những loại sau. Loại thứ nhất là các nước có nền kinh tế biểu hiện tương đối tốt nhụ Ba Lan, Hunggari, Látvia, Adécbaigian; loại thứ hai là các nước có nền kinh tế biểu hiện bình thường như Nga và Croatia; loại thứ ba là các nước có nền kinh tế biểu hiện kém như Ucraina, Udobêkixtan và Tátgikixtan. Biểu hiện không giống nhau của những nước này là khi chuyển đổi mô hình đã chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố như cơ sở kinh tế cụ thể, số lượng dân số, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, chính sách cụ thể của chuyển đổi mô hình. Nói một cách đơn giản, các nước trước khi chuyển đổi có thực lực kinh tế mạnh, dân số ít, có tài nguyên phong phú (như dầu mó), có môi trường địa chính trị tốt hơn (như gần Tây Âu) sẽ dễ dàng phục hồi lại sau biến động mạnh về chế độ, thể chế và có thành tựu chuyển đổi mô hình tốt hơn. So với Liên Xô và phần lớn các nước Đông Âu, thành tích chuyển đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc biểu hiện tốt hơn. Từ khi cải cách mở cửa năm 1978 đến năm 2013, tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm của Trung Quốc đạt gần 10%, quy mô kinh tế đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Đồng thời đời sống người dân và địa vị quốc tế cũng được nâng cao rõ rệt.

5. Đánh giá về phương thức chuyển đổi mô hình kinh tế khác nhau và gợi mở

Có thể chia phương thức chuyển đổi mô hình của các nước chuyển đổi mô hình thành hai loại: áp dụng liệu pháp sốc và cải cách tiệm tiến. Từ góc độ thể chế kinh tế, có thể lý giải hai phương thức này là biến đổi chính trị mang tính bắt buộc và biến đổi chế độ dẫn dắt. Hai phương thức chuyển đổi mô hình này khác nhau như thế nào? Quan điểm chủ yếu của giới học thuật hiện nay cho rằng, biểu hiện kinh tế của liệu pháp sốc không hẳn là lý tưởng, tạo nên sự thụt lùi kinh tế hoặc dài hoặc ngắn về thời gian, hoặc sâu hoặc nông về mức độ. Nguyên nhân của thất bại có thể là do nhà thiết kế của liệu pháp sốc không thực sự hiểu cơ chế vận hành xã hội của Liên Xô và Đông Âu, không ý thức được điều kiện chế độ và môi trường vận hành của thể chế kinh tế. Ngược lại, cải cách kiểu tiệm tiến với đại diện là Trung Quốc đã đạt được thành công lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do cải cách tiệm tiến có thể xuất phát từ tình hình thực tế, phù hợp với tình hình trong nước, bắt đầu từ chỗ gây trở ngại nhỏ nhất cho cải cách, bắt đầu từ chế độ cải cách dễ dàng nhất, và dễ dàng điều chỉnh cục bộ khi gặp khó khăn và thất bại.

Song điều này không có nghĩa là các nước như Nga có thể sao chép một cách đơn giản thành công của Trung Quốc. Trên thực tế, trong những năm 1985-1991, Liên Xô đã từng thúc đẩy thực hiện cải cách kiểu tiệm tiến, song đã thất bại. Các biện pháp cải cách tương tự sở dĩ có thể thành công ở Trung Quốc nhưng lại thất bại ở Liên Xô, nguyên nhân có thể là do tình hình trong nước của hai nước khác nhau. Sự phát triển của thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa và thể chế kinh tế kế hoạch của Liên Xô tương đổi hoàn chỉnh và ổn định, nói theo thuật ngữ của thuyết cờ vây chính là trong sự cân bằng tương đối ổn định, muốn tiến hành cải cách cục bộ sẽ gặp phải trở ngại rất lớn, chỉ có thông qua cải cách để điều chỉnh liệu pháp sốc mới có thể thay đổi được thể chế hiện có. Kết cấu tổ chức chính trị và thể chế vận hành kinh tế của Trung Quốc lại chịu sự tác động của các hoạt động chính trị như “Đại cách mạng văn hóa” chứ không hề ổn định và có hệ thống. Về mặt tư tưởng, sự kết thúc của “Đại cách mạng văn hóa” cũng có đầy đủ nhu cầu đối với cải cách vì thế mà dễ tiếp nhận sự thay đổi mang tính tiết kiệm hơn.

 


[1] Số liệu từ trang web của Ngân hàng Thế giới.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành