Thứ ba, 21 Tháng 10 2014 00:00

Xử lý nợ công ở Việt Nam

I. Thực trạng nợ công ở Việt Nam:

Từ năm 2001 đến 2012, nợ công của Việt Nam tăng lên đáng kể, chủ yếu là nợ nước ngoài. Tình hình như hiện nay, nếu không được quản lý hiệu quả thì nguy cơ khủng hoảng nợ công là rất cao. Chính phủ dự kiến nợ công của Việt Nam tính đến 2015 sẽ tương đương 60-65%. Theo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, mức nợ này vượt ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế và cần được sử dụng hết sức thận trọng. Hiện nay, Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước đang nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát và tăng cường quản lý nợ công thúc đẩy phát triển kinh tế. Xuất phát từ thực trạng trên, tôi thực hiện nghiên cứu “Quản lý nợ công ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay” nhằm phân tích thực trạng quản lý nợ công, tìm ra những vấn đề còn tồntại và đề xuất các giải pháp quảnlý nợ công hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Nợ nước ngoài và nợ trong nước của Chính phủ có xu hướng gia tăng, việc phát hành trái phiếu chính phủ thành công cùng với việc thu hút vốn ODA từ nước ngoài làm cho tổng mức nợ nước ngoài của Chính phủ tăng lên trung bình đạt 30% GDP trong suốt giai đoạn 2006 - 2011 và sẽ tăng mạnh trong tương lai. Trong bối cảnh lạm phát liên tục tăng cao, chính sách tiền tệ để ổn định ngoại hối sẽ khó khăn hơn khi phải đánh đổi giữa nghĩa vụ nợ tăng lên, hay bào mỏng dự trữ để can thiệp. Bởi vì, cùng với trách nhiệm trả nợ thì Chính phủ còn phải cân nhắc đến khả năng tăng thu ngân sách, khi mà tỷ trọng thu so với GDP đã cao và tình hình kinh tế trong ngắn hạn chưa cho thấy triển vọng phục hồi mạnh mẽ. Về cơ cấu nợ, 46,66% trong số 32,5 tỷ USD này là nợ song phương, 44,59% là nợ đa phương, còn lại là nợ do phát hành trái phiếu, nợ các ngân hàng thương mại và các chủ nợ tư nhân khác.

Khoản nợ này khiến ngân sách nhà nước phải chi trả nợ trong năm 2010 lên tới 1,67 tỷ USD, trong đó chỉ trả hơn 1 tỷ USD nợ gốc, số còn lại là lãi và phí. Mức dư nợ này được dự kiến trả từ năm nay đến hết năm 2026, với mức trả hàng năm cao nhất lên tới gần 2,4 tỷ USD và năm thấp nhất gần 1 tỷ USD. Theo Bộ Tài chính, tổng số nợ nước ngoài của Việt Nam chỉ bao gồm nợ Chính phủ trung ương, địa phương và nợ do Chính phủ bảo lãnh tính đến cuối năm 2010 đã vượt 32,5 tỷ USD, từ con số gần 27,93 tỷ USD trong năm trước đó. Điều đó cũng có nghĩa, trong vòng 1 năm, khối nợ nước ngoài của Việt Nam đã gia tăng thêm gần 4,6 tỷ USD. Trong khi đó, nếu tính cả khoản trả nợ gốc trong năm gần 1,06 tỷ USD, ước tính trong năm 2010, Việt Nam đã thông qua các hiệp định, hợp đồng vay nợ tổng cộng xấp xỉ 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 5,3% GDP cùng năm theo ước tính của Tổng cục Thống kê vào khoảng 104,6 tỷ USD. Với ý nghĩa là khoản vay để bù đắp bội chi ngân sách, theo công bố của Bộ Tài chính ngày 1/4/2013, là vào khoảng 5,6% GDP, thì vay nước ngoài năm 2010 của Việt Nam có vẻ tiếp tục vượt trội so với vay trong nước. Con số dư nợ tăng trong mấy năm gần đây không theo tốc độ tịnh tiến đều năm 2007 tăng thêm khoảng 3,6 tỷ USD; 2008 khoảng 2,6 tỷ USD; 2009 trên 6,1 tỷ USD. Có điểm trùng hợp là ở những giai đoạn thị trường ngoại hối xuất hiện căng thẳng, hiệp định vay vốn nước ngoài thường được thông qua. Năm 2010, dự trữ ngoại hối cũng ghi nhận sự sụt giảm lớn, theo một số ước tính có thể lên đến 4 tỷ USD, còn năm 2009 trước đó thì ghi nhận mức thâm hụt tới 8,8 tỷ USD. Ngoài ra, khía cạnh đánh đổi giữa tăng trưởng đạt thấp trong năm ngoái 6,78% với những rủi ro tăng lên cùng khối nợ nước ngoài mở rộng nhanh cũng là điểm cần xem xét.

II. Thực trạng về quản lý nợ công ở Việt Nam:

Đối với vay nợ nước ngoài, văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/11/2005 ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, và nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, căn cứ vào các nghị định này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy chế hưởng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thông tin nợ. Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài là tương đối đầy đủ và đồng bộ, đã thể hiện những quan điểm đổi mới trong quản lý nợ của Chính phủ, phù hợp luật ngân sách nhà nước 2002, đồng thời cập nhật những khái niệm, những phương pháp luận quản lý nợ hiện đại.

Khuôn khổ pháp luật và thể chế cho quản lý nợ công ở nước ta đã có bước cải thiện đáng kể từ khi Luật Quản lý nợ công và Nghị định 79/2012/NĐ-CP hướng dẫn nghiệp vụ quản lý nợ công ban hành và có hiệu lực vào 1-1-2010. Vai trò của các thiết chế chủ yếu như Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước… đều được quy định rõ từ khâu hoạch định chủ trương đến các khâu cụ thể của quá trình quản lý nợ. Đặc biệt, Luật đã quy định Bộ Tài chính có vai trò và trách nhiệm nòng cốt trong quá trình quản lý nợ. Điều này đã khắc phục được những hạn chế của những năm trước là vai trò và mối quan hệ của Chính phủ và các cơ quan chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước đều chưa rõ. Hơn nữa việc thành lập Cục Quản lý nợ và tài chính thuộc Bộ Tài chính là một bước tiến lớn về mặt thiết chế quản lý, đưa Việt Nam tiến sát với các nước có khuôn khổ pháp lý và thể chế quản lý vững mạnh trên thế giới.

Tồn tại trong khung thể chế luật pháp và trong hệ thống quản lý nợ công có thể kể đến là Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 có quy định quản lý nợ nước ngoài, quy chế quản lý vay trả nợ nước ngoài đưa ra quy định chi tiết về quản lý vay trả nợ, quy chế cấp quản lý bảo lãnh chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài năm 2006… Đây được coi như là bất cập khá lớn, nó làm cho khung pháp lý trở nên rườm rà và chồng chéo, khó theo dõi thực hiện giảm hiệu quả của công tác quản lý nợ.

Hệ thống quản lý nợ công còn chưa hiệu quả và hoàn thiện. Mặc dù Bộ Tài chính là cơ quan trực tiếp quản lý. Tuy nhiên, trên thực tế thể hiện khá nhiều sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ của 2 bộ ngành chủ chốt là Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính. Đặc biệt qua khâu quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. Nó nói rõ hơn trong khi Bộ Tài chính lập kế hoạch vay và trả nợ thì bộ kế hoạch và đầu tư lập kế hoạch về nội dung về số tiền đi vay được. Việc tách quy trình ra làm hai mảng như vậy dẫn đến một số hoạt động của hai bộ bị trùng lặp. Mỗi cơ quan chuyên trách một mảng nhất định của quản lý để hoàn thành tốt chức năng của mình thì lại cần đến sự kết hợp thông tin liên lạc trong khi thực tế thì sự kết hợp giữa các bộ lại chưa được quyết định do vậy gây khó khăn cho quá trình thu thập thông tin lập kế hoạch theo dõi, giám sát và đặc biệt là đánh giá kết quả sử dụng vốn vay.

Trong thực tế, vai trò của Ngân hàng Nhà nước chỉ đóng vai trò làm đại lý phát hành tín phiếu kho bạc cho Bộ Tài chính hỗ trợ việc huy động vốn cho Chính phủ thông qua việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu chính phủ như tạo cầu trái phiếu, tăng tính thanh khoản của thị trường…, thẩm định các dự án quan trọng quốc gia còn chức năng tham gia cùng bộ tài chính trong công tác quản lý nợ thể hiện không rõ. Vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý từ khâu xây dựng chiến lược đến thực hiện chiến lược quản lý nợ đồng thời Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa được thực hiện tốt, nhiệm vụ quan trọng hơn là đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp với chính sách tài khoá của chính phủ nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa đảm bảo.

III. Một số kiến nghị hoàn thiện chính sách:

Trong giai đoạn 2006 - 2013 công tác quản lý nợ công ở Việt Nam đã thu được những thành công nhất định. Cụ thể như: Văn bản quản lý quy định cụ thể từ đầu trong khâu hoạch định quản lý nợ; phát hành trái phiếu chính phủ và xây dựng thị trường trái phiếu chuyên biệt hiệu quả; từng bước hình thành thị trường trái phiếu chính phủ trong nước góp phần làm tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ và phát triển thị trường vốn nói chung; và cuối cùng là thực hiện trả nợ chính phủ trong và ngoài nước đầy đủ và đúng hạn.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác quản lý nợ công ở Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế như khung thể chế luật pháp còn rườm rà chồng chéo; khâu đánh giá nợ có độ trễ nhất định so với thực tế; và việc quản lý sử dụng nợ công chưa hợp lý.

Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý nợ công trong những năm tới chúng ta cần thực hiện một số giải pháp như hoàn thiện thể chế pháp luật và hệ thống quản lý nợ công, hoàn thiện khâu đánh giá nợ công, và hoàn thiện quản lý sử dụng nợ công. Cụ thể, cần thực hiện các giải pháp chính như sau:

- Thứ nhất, việc nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay cần lưu ý như việc hoàn thiện công tác phát hành trái phiếu chính phủ; quản lý ODA hợp lý, đảm bảo luôn linh hoạt, minh bạch và trách nhiệm giải trình cao.

- Thứ hai, nâng cao khả năng kiểm soát và đánh giá việc sử dụng các khoản nợ nhằm đảm bảo một chính sách nợ công có hiệu quả cao nhất.

- Thứ ba, tăng cường tuyên truyền và phổ biến pháp luật về quản lý nợ công như: công khai, minh bạch về tài chính; cải cách hành chính; nâng cao hoạt động kiểm toán và cuối cùng là tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý việc thực hiện quản lý nợ công.

- Thứ tư, cần gia tăng dự trữ ngoại hối vì đây là nguyên nhân gây nên mối quan ngại về sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai; phải có chính sách tỷ giá phù hợp vì nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội nói chung cũng như tình trạng nợ công nói riêng; bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến vấn đề kiềm chế lạm phát, giảm lãi suất trên thị trường cả lãi suất huy động và cho vay; cải thiện môi trường đầu tư, cũng như các chỉ tiêu dùng để đánh giá tín nhiệm như nhóm chỉ tiêu đánh giá rủi ro chính trị.

Như vậy, những giải pháp được đề cập đến trong đề tài không những góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản mà còn góp phần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác. Với mong muốn góp phần xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt Nam trên thị trường Nhật Bản hi vọng rằng những giải pháp nêu trên sẽ đóng góp một phần vào thành công trong kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tương lai.  

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành