Hiện Việt Nam đang tiến hành sửa đổi toàn diện Bộ luật Dân sự năm 2005, trong đó có phần nội dung về giao dịch bảo đảm (dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang được lấy ý kiến nhân dân). Liên quan đến nội dung về giao dịch bảo đảm, dự thảo Bộ luật Dân sự đã có những định hướng sửa đổi lớn như sau:
1. Về chủ thuyết xây dựng nội dung về giao dịch bảo đảm trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi
Những nội dung quy định về giao dịch bảo đảm được xây dựng dựa trên lý thuyết vật quyền bảo đảm. Theo đó, quyền của bên nhận bảo đảm được bảo vệ mạnh mẽ hơn với tư cách là chủ thể có vật quyền bảo đảm.
Dự thảo Bộ luật ghi nhận đầy đủ, rõ ràng và hợp lý hơn về những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ sau đây: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh. Ví dụ, về cầm cố, thế chấp thì dự thảo Bộ luật quy định theo hướng, bên cầm cố, bên thế chấp có quyền bán, trao đổi, tặng cho, thay thế tài sản cầm cố, thế chấp nếu có thỏa thuận với bên nhận cầm cố, nhận thế chấp hoặc tài sản cầm cố, thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của luật. Trường hợp tài sản cầm cố, thế chấp được bán, trao đổi, tặng cho, thay thế thì bên mua, bên nhận trao đổi, bên nhận tặng cho tài sản có nghĩa vụ phải giao tài sản theo yêu cầu của bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp. Trường hợp bên mua, bên nhận trao đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn không giao tài sản thì bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên mua, bên nhận trao đổi, bên nhận tặng cho, bên thuê, bên mượn phải giao tài sản theo thủ tục tố tụng rút gọn.
2. Về những nội dung cụ thể
- Về xử lý tài sản bảo đảm
2.1. Trong Bộ luật dân sự hiện này quy định tản mát tại từng biện pháp bảo đảm. Cơ sở để xử lý tài sản bảo đảm đối với tất cả các biện pháp bảo đảm là như nhau. Chính vì thế trong dự thảoBộ luật bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm và phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Quy định về vấn đề này được pháp điển hóa trên cơ sở các quy định của Nghị định về giao dịch bảo đảm và được kiểm nghiệm trong thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng của các chủ thể. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm vẫn được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên trong trường hợp các bên không thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản đó được bán đấu giá.
Dự thảo có những quy định tăng cường tính chủ động của bên nhận bảo đảm khi xử lý tài sản bảo đảm, ví dụ như quy định về quyền truy đòi (theo đuổi) tài sản bảo đảm để xử lý, quyền ưu tiên thanh toán, quyền xử lý trực tiếp tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm trong trường hợp biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba (Điều 326).
- Về thứ tự ưu tiên giữa các bên cùng nhận bảo đảm
2.2. Trong Bộ luật dân sự hiện hành mới chỉ giải quyết thứ tự ưu tiên giữa các bên cùng nhận bảo đảm, trong khi đó tài sản bảo đảm còn liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
Theo quy định tại Điều 325 thì “trong trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự mà có giao dịch bảo đảm có đăng ký, có giao dịch bảo đảm không đăng ký thì giao dịch bảo đảm có đăng ký được ưu tiên thanh toán”. Bảo lãnh về bản chất pháp lí là quan hệ bảo đảm đối nhân và không thuộc đối tượng đăng ký như các vật quyền bảo đảm khác. Tuy nhiên, do BLDS xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa giao dịch bảo đảm bằng tài sản (ví dụ, cầm cố, thế chấp) với bảo lãnh theo tiêu chí “đăng ký”, trong khi hợp đồng bảo lãnh không thuộc diện đăng ký nên chưa giải quyết triệt để thứ tự ưu tiên giữa bên nhận bảo lãnh với bên nhận thế chấp (hoặc bên nhận cầm cố).
Mặt khác, Điều 325 mới chỉ giải quyết vấn đề thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các giao dịch bảo đảm, chưa giải quyết vấn đề xác địnhthứ tự ưu tiên thanh toán từ số tiền thu được do xử lý tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm với chủ thể khác có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản bảo đảm (ví dụ: người được thi hành án, Nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp nợ thuế) hay với các quyền ưu tiên khác liên quan đến tài sản bảo đảm (ví dụ: quyền của người lao động trong doanh nghiệp; quyền của người cho vay tiền mua tài sản…). Đồng thời, Điều 325 mới chỉ đề cập đến thuật ngữ “thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các giao dịch bảo đảm”. Theo đó, “thứ tự ưu tiên thanh toán” thường chỉ nhằm xác định giữa các bên cùng nhận bảo đảm bằng một tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm, mà chưa bao hàm đầy đủ và toàn diện như khái niệm “quyền ưu tiên” hiện đang được pháp luật nhiều nước quy định.
Do vây, dự thảo đã có những quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm giữa bên nhận bảo đảm và các bên khác có quyền và lợi ích liên quan trực tiếp đến tài sản bảo đảm nhưng không phải là bên nhận bảo đảm. Việc sử dụng các thuật ngữ “đang ký biện pháp bảo đảm”, “biện pháp bảo đảm được xác lập” và “giao kết hợp đồng” nhằm thể hiện đúng bản chất của giao dịch bảo đảm khi xác định thứ tự ưu tiên thanh toán. Do biện pháp bảo đảm được thực hiện theo phương thức chuyển giao tài sản hoặc phương thức không chuyển giao tài sản nên đăng ký và chuyển giao tào sản là cơ sở để công khai hóa thông tin với người tứ ba và là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ thể.
Bên cạnh đó, để phù hợp với thông lệ quốc tế về việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba, bảo đảm đính công khai minh bạch về tài sản, tạp sự bình đẳng cho các bên thì việc quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán đối tới từng trường hợp là rất cần thiết.
- Về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
2.3. Trong Bộ luật dân sự hiện hành quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự chỉ bao gồm cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp. Tuy nhiên, do điều kiện phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế dự thảo đã bổ sung một số biện pháp mang tính chất bảo đảm nhưng chưa được pháp luật ghi nhận là biện pháp bảo đảm ví dụ như cầm giữ, bảo lưu quyền sở hữu… nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ được thỏa thuận trong trường hợp song vụ, hợp đồng mua bán phù hợp với thông lệ quốc tế. Bên cạnh đó dự thảo Bộ luật dân sự bỏ biện pháp tín chấp vì về bản chất đây là giao dịch không có tài sản để bảo đảm. Mặt khác, thực tiễn giao kết cho thấy, các khoản vay được bảo đảm bởi biện pháp tín chấp có giá trị nhỏ, mang tính chất vay không có bảo đảm.
- Về đăng ký giao dịch bảo đảm
Trong Bộ luật dân sự hiện hành có quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận hoặc pháp luật quy định về việc thực hiện biện pháp bảo đảm được quy định định cụ thể đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Việc đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. Việc đăng lý là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định định. Tuy nhiên, trong dự thảo Bộ luật sửa đổi thì đăng ký giao dịch bào đảm chỉ là một trong các phương thức làm phát sinh hiệ lực đối kháng với bên thứ ba. Đồng thời, trong thứ tự ưu tiên giữa các bên cùng nhận bảo đảm đã được giải quyết bằng một điều riêng nên trong dự thảo Bộ luật sửa đổi không quy định việ đăng ký giao dịch bảo đảm vì dự thảo đã có quy định nhằm tạo lập cơ sở pháp lý cho việc xây dựng Luật Đăng ký tài sản, trong đó có quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, qua đó, góp phần công khai, minh bạch hóa thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản. (Điều 123).
- Về phương thức xử lý tài sản bảo đảm
Trong Bộ luật dân sự hiện hành không quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm . Tuy nhiên, trong thực tiễn đã phát sinh những trường hợp cần phải có quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm đã được Chính phủ hướng dẫn trong Nghị định 163/2006/NĐ-CHÍNH PHỦ. Để phù hợp với tình hình mới trong dự thảo sửa đổi đã bổ sung quy định về phương thức xử lý tài sản bảo đảm nhằm tạo lập cơ sở pháp lý cho việc lựa chọn phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo hướng các bên có quyền thỏa thuận các phương thức xử tài sản bảo đảm theo phương thức bán tài sản bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; hoặc bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Tuy nhiên, nếu các bên không thỏa thuận được phương thức xử lý tài sản bảo đảm bằng một trong các phương thức trên thì tài sản đó sẽ được bán đấu giá.
- Về quyền nhận lại tài sản bảo đảm được dự thảo Bộ luật dân sự quy định trước thời điểm xử lý tài sản bảo đảm mà bên bảo đảm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với bên nhận bảo đảm và thanh toán các chi phí phát sinh do việc chậm thực hiện nghĩa vụ thì có quyền nhận lại tài sản đó. Đây là điểm mới so với Bộ luật dân sự hiện hành nhằm tạo lập cơ sở pháp lý để bên bảo đảm thực hiện quyền của mình, song vẫn bảo vệ được lợi ích cho bên nhận bảo đảm.
2.5. Xây dựng hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm đồng bộ, đầy đủ. Mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký; chú trọng tính minh bạch, thân thiện với người dân, doanh nghiệp.