Thứ ba, 19 Tháng 4 2016 00:00

Một số vấn đề về hàng rào kỹ thuật trong hội nhập quốc tế - TPP

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

Việt Nam phấn đấu đạt yêu cầu cao đối với lực lượng sản xuất phát triển nhanh và hội nhập quốc tế sâu rộng, là hình mẫu phát triển thương mại trong khu vực và thế giới nên việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình dương là cơ hội cũng là thác thức đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt nhiều kỳ vọng cho việc hoàn thiện chính sách phát triển của đất nước ta trong thời gian mới.

Việc ký kết thành công Hiệp định TPP là cơ hội để để chúng ta một lần nữa khẳng định nội hàm trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đã khẳng định. Để từng bước triển khai thành công Hiệp định TPP vào cuộc sống cần thiết phải rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong đó cần tập trung vào những chế định liên quan trực tiếp đến thương mại thế giới như các chế định về rào cản kỹ thuật, xử sự quốc gia và thị trường lưu thông hàng hóa, quy tắt xuất xử và thủ tục về xuất xứ, quản lý hải quan và tạo thuận lợi thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp vệ sinh và kiểm dịch, thương mại dịch vụ xuyên biên giới, dịch vụ tài chính, chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, lao động, môi trường, tạo thuận lợi trong môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh v.v….

Trong chuyên đề này chúng tôi xin giới thiệu về một số nội dung liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là các quy định về hàng rào kỹ thuật trong Hiệp định xuyên Thái Bình Dương, đây là một trong những vấn đề quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế thương mại của nước ta.

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế bao gồm nhiều loại khác nhau và mỗi loại lại có những vị trí và vai trò nhất định. Chẳng hạn, để bảo hộ sản xuất trong nước người ta có thể sử dụng các biện pháp thuế quan vì thuế quan có ưu điếm là rõ ràng, minh bạch, dễ dự đoán và tạo nguồn thu chắc chắn cho Chính phủ. Tuy nhiên, thuế quan lại có nhược điểm là không tạo ra đưẩc sự bảo hộ nhanh chóng. Khi kim ngạch nhập khẩu của một mạt hàng nào đó tăng nhanh gây tổn hại hoặc đe doa gây tổn hại cho ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở trong nước thì các biện pháp như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu không tự động có khả năng hạn chế nhập khẩu một cách nhanh chóng nhất. Mặt khác, một biện pháp phi thuế quan có thể đồng thời phục vụ cho nhiều mục tiêu khấc nhau. Chẳng hạn, với việc quy địnhvề vệ sinh kiểm dịch đợi với hàng nông sản nhập khẩu nhằm mục tiêu đảm bảo sức khỏe con người và động thực vật thì lại có tác dụng gián tiếp tới bảo hộ sản xuất trong nước.

Tuy có nhiều ưu điểm nhưng các biện pháp phi thuế quan cũng có nhược điểm là dễ làm sai lệch các tín hiệu thị trường dần tới phân bổ nguồn lực không đúng, các biện pháp phi thuế quan khó lượng hoa và khó dự đoán, không mang lại nguồn thu cho chính phủ mà còn kèm theo là các khoản chi phí quản lý phát sinh, dễ gây ra các tiêu cực.

Do các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có những ưu điểm và nhược điểm nhất định nên chúng thường được sử sung đồng thời. Tuy nhiên, trước sức ép của việc mở cửa thị trường, biện pháp thuế quan đang dẩn được loại bỏ, và thay vào đó các nước ngày càng sử dụng rộng rãi hơn các hàng rào phi thuế quan, trong đó đặc biệt quan tâm tới việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật để tạo ra lợi thế trong trao đổi thương mại cho quợc gia mình. về mặt lý thuyết, hàng rào thương mại có vai trò chủ yếu trong việc tác động vào các dòng chảy thương mại quợc tế để điều chỉnh các dòng chảy này theo hướng có lợi nhất, đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu xác định của mỗi quợc gia. Cùng có vai trò như trên, hàng rào kỹ thuật còn giúp các nước sử dụng chúng đảm bảo rằng người dán của họ có thể sử dụng hàng hóa nhập khẩu có chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe và an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần nâng cao đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hoa và tự do hóa thương mại, hầu hết các nước và các khu vực đều cam kết từng bước dỡ bỏ các hàng rào thương mại để thúc đẩy lựa do hoa thương mại. Nhưng thực tế thì việc dỡ bỏ này là rất chậm chạp, thậm chí còn được tạo dựng mới rất tinh vi. Việc sử dụng các biện pháp gắn với môi trường, tiêu chuẩn lao động và các biện pháp mang tính chất quản lý, quy trình.. . đang diễn ra khá phổ biến,trong đó việc sử dụng hàng rào kỹ thuật là rất cần thiết. Đế hiểu rõ hơn về việc sử dụng hàng rào kỹ thuật trong thương mại thì trước hết cần phải tìm hiểu về sự hình thành của chúng.

Xét về đặc điểm của hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế

Thứ nhất, tiêu chuẩn và các qui định trong rào cán kỹ thuật thương mại thường mang lại hiệu quả cao hơn so với thuế và hạn ngạch thương mại. Các rào cản thương mại cổ điển đó bao gồm các loại thuế kém hiệu quả và phân biệt đánh vào các nguồn lực kinhtế nước ngoài, đổng thời điều này cũng làm tăng chi phí đối với người tiêu dùng và người sử dụng đẩu vào, phân bổ một cách không hiệu quả các nguồn lực, và bảo hộ các thế lực thị trường trong nước. Phải nói rằng các tiêu chuẩn đem lại lợi ích kinhtế lớn mànếu như xóa bósẽ tạo ra một tổn thất đáng kể cho xã hội, chẳng hạn các tiêu chuẩn rác thái và yêu cầu sử dụng nhiên liệu hiệu quả có thể giúp làm sạch không khí hơn, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể cải thiện sức khoe và chất lượng cuộc sống.

Thứ hai, rào cản kỹ thuật tác động hai mặt tới thương mại quốc tế. Một mặt, các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo cho thương mại vì chúng ra đời từ mối quan tâm chung của cả Chính phủ và người tiêu dùng đối với vấn đề sức khỏe, an toàn và chất lượng môi trường. Nhưng mặt khác mạnh hơn, chúng có tác động cản trở thương mại quốctế. Bởi vì thực tế cho thấy các nước có thể đưa ra những quy định nhằm phục vụ các mục đích khác nhau, chứ không phải chỉ mục đích bảo vệ xã hội , bảo vệ người tiêu dùng, ví dụ như lợi dụng các hàng rào này để bảo vệ các nhà sản xuất nội địa.

Thứ ba, từ đặc điểm trên, có thể thấy rằng hiện nay, nếu như đối với các nước phát triển, rào cản kỹ thuật là một công cụ chính sách thương mại hữu hiệu phục vụ chủnghĩa bảo hộ, thì ngưẩc lại, rào cản kỹ thuật đang trở thành mối quan tâm, lo ngại đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi rào cán kỹ thuật thương mại của các nước phát triển làm phát sinh chi phí trong sản xuất hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển. Không chỉ các tiêu chuẩn trong rào cản thương mại liên quan đến chi phí mà ngay cả các thủ tục đánh giá tính tuân thủ và sự trì hoãn đi kèm cũng gây tốn kém, và đặc biệt chi phí còn phát sinh do sự khác biệt của các tiêu chuẩn ở các thị trường xuất khẩu khác nhau và sự thay đổi tiêu chuẩn theo thời gian.

Thứ tư, việc sử dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế được điềuchinh thông qua hiệp định trong thương mại của WTO. Cụ thể, để hạn chế những tác động tiêu cực cũng như sự khác biệt của hàng rào kỹ thuật trong TMQT, tổ chức thương mại thế giới WTO đã thống nhất các nguyên tắc chung và đã được cộng đồng thế giới cam kết tại Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Tuy nhiên, hiệp định này mới chỉ khuyến khích các nước cân nhắc vào tình hình sử dụng tiêu chuẩn quốc tế nhưng cuối cùng lại không yêu cầu các nước thay đổi mức bảo hộ. Do vậy, nhắc tới hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế, người ta vẫn luôn cho rằng đó là một trong những công cụ bảo hộ mậu dịch hiệu quà của các nước và khu vực.

Thứ năm, đối với các quy định về rào cản thương mại trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng đặt ra một số yêu cầu chung trên cơ sở có áp dụng một số quy định của Hiệp định TBT. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy của các cơ quan quản lý nhà nước có thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa giữa các bên tham gia ký kết Hiệp định TPP, trừ trường hợp các thông số kỹ thuật do các tổ chức, cá nhân thuộc Chính phủ cung cấp phục vụ yêu cầu sản xuất, tiêu thụ của các tổ chức, cá nhân này. Các thông số kỹ thuật này được quy định chủ yếu phục vụ cho mục đích mua sắn của chính phủ và sẽ có quy định riêng phù hợp với cam kết của TPP.

Xét ở góc độ minh bạch được đề cập đến trong TPP cũng khẳng định mỗi bên phải cho phép người của các bên khác tham gia vào quá trình xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá hợp quy do các cơ quan Trung ương của mình thực hiện. Đồng thời phải cho phép người của các bên khác tham gia vào quá trình xây dựng các biện pháp không kém thuận lợi hơn các biện pháp áp dụng đối với người của Bên mình. Đây là một trong những quy định nổi bật về tính minh bạch trong quá trình hoạt động lập pháp. Những quy định này góp phần tạo thuận lợi cho các cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực liên quan đến thương mại cần phải chú trọng hơn nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích cho các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại quốc tế.

Trên cơ sở làm rõ tính minh bạch đối với các chế định liên quan đến hàng rào kỹ thuật trong hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam cũng phải công bố tất cả các đề xuất về quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật mới, đề xuất sửa đổi các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật hiện có, các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật chính thức và sửa đổi chính thức của các quy trình đánh giá hợp quy và quy chuẩn kỹ thuật hiện có. Để làm được những vấn đề này đảm bảo cho việc Hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng ngay khâu xây dựng chính sách cần phải có sự quan tâm của các cơ quan chủ quản và sự đóng góp ý kiến của các cơ quan chuyên môn cùng với sự giám sát từ quy trình lập pháp đến quá trình thực thi pháp luật phải đảm bảo tính minh bạch và theo đúng Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như các quy định của TPP và TBT đối với lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành