Thứ hai, 23 Tháng 5 2016 00:00

Hết quyền đối với sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Thuyết hết quyền ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển của thương mại và tiến bộ khoa học, công nghệ. Hiện nay, hết quyền sở hữu trí tuệ nói chung và hết quyền đối với nhãn hiệu nói riêng không chỉ đặt trong mối quan hệ với nhập khẩu song song mà còn vi những vấn đề khác như sửa chữa hàng hóa mang đồi tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ.

Về ngôn ngữ, sửa chữa được định nghĩa trong những từ điển thuc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ: trong Từ điển tiếng Anh, sửa chữa được định nghĩa là “khôi phục bằng cách thay thế một bộ phận hoặc ráp lại thứ bị rách hoặc bị vỡ”[1]trong từ điển tiếng Việt, sửa chữa là “sửa những chỗ hư hỏng sai sót”[2]. Tương tự, sửa chữa được định nghĩa là “làm cho cái gì đó tr lại tình trạng ban đầu trước khi bị hư hỏng”[3].

Về mặt pháp lý, tòa án đã giải thích khái niệm sửa chữa trong các án lệ. Theo đó, sửa chữa được hiểu tương tự như các định nghĩa trong từ điển là khôi phục thứ bị hư hỏng và làm cho nó trở lại tình trạng ban đầu[4].

Trên cơ sở định nghĩa từ góc độ ngôn ngữ thuần tuý và từ góc độ pháp lý, sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ có thể được hiểu là khôi phục lại hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ đã bị hư hỏng và làm cho hàng hóa trở lại tình trạng như trước khi bị hư hỏng.

Sửa chữa và tái chế hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ không phải là vấn đề mới, nhưng lại là vấn đề tương đối mới khi đặt trong mối quan hệ với hết quyền sở hữu trí tuệ. Hết quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp sửa chữa, tái chế và tạo ra sản phẩm mối còn là vấn đề gây tranh cãi tại nhiều diễn đàn quốc gia cũng như quốc tế và cần được làm rõ. Năm 2008, Hiệp hội Bảo hộquyển sở hữu trí tuệ quốc tế (viết tắt là AIPPI) đã tiến hành điều tra pháp luật quốc gia về hết quyền sở hữu trí tuệ[5]. Báo cáo điều tra chỉ ra rằng ở hầu hết các nước, sửa chữa và tái chế hàng hóa còn là vấn đề tương đối mới nên quan điểm của các nước về vấn đề này tất khác nhauvà cần phải hài hòa pháp luật về vấn đề này trong tương lai[6].

Sửa chữa và tái chế hàng hóa ngày càng trở nên quan trọng cả về phương diện kinh tế và phương diện sinh thái. Lý do là những hoạt động nàỹ dẫn đến giẳm tiêu thụ nguyên liệu thô, năng lượng và tránh được các vấn đề môi trường gắn liền với tiêu hủy nhựa thải cũng như các nguyên liệu khác. Đối với người tiêu dùng, hoạt động này giúp người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn giữa sản phẩm chính hiệu do chủ thể nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ sản xuất và sản phẩm được sửa chữa hoặc được tái chế dựa trên cơ sở sản phẩm chính hiệu nhưng do các chủ thể khác bán sản phẩm.

Khi xem xét hết quyn đối với nhãn hiệu trong trường hợp sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ, điểm mấu chốt là hết quyền đối với nhãn hiệu đã xảy ra hay chưa. Khi hết quyền đốì vối nhãn hiệu chưa xảy ra, sửa chữa hàng hóa chỉđược thực hiện với sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu; sửa chữa không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi hết quyền đã xảy ra, sửa chữa hàng hóa được coi là một hệ quả của hết quyền đối với nhãn hiệu. Hết quyền đối với nhãn hiệu là cơ sở xác định tính hợp pháp của sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ. Người mua có quyền sửa chữa hàng hóa với điệu kiện việc sửa chữa không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn giữa hàng hóa nguyên gốc và hàng hóa đã sửa chữa.

Vấn đề sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ và mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ nói chung không được quy định cụ thể trong Hiệp định TRIPS mà được hiểu gián tiếp qua các quy định của Hiệp định TRIPS về hệ quả pháp lý của hết quyền đối với nhãn hiệu cũng như hết quyền sở hữu trítuệ) và quy định về quyền của chủ sỏ hữu nhãn hiệu.Theo chú thích 6 cho Điều 28 mục l điểm a Hiệp địnhTRIPS, quyền “sử dụng, bán, nhập khẩu hànghóa hoặc phân phối hàng hóa dưới hình thức khác” không còn khi hết quyền đối với nhãn hiệu xảy ra. Nói cách khác, người mua có quyển sử dụng, bán, nhập khẩu hàng hóa hoặc phân phối hàng hóa dưới hình thức khác khi hết quyền đối với nhãn hiệu xảy ra.

Hơn nữa, hết quyền đối với hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ còn được hiểu thông qua quy định tại Điều 16 mục 1 Hiệp định TRIPS về quyền của chử sở hữu nhãn hiệu. Theo Điều 16 mục 1, chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền ngăn chặn chủ thể khác sử dựng nhãn hiệu đã đăng ký trong trường hợp việc sử dụng nhãn hiệu được sự đồng ý của chủ sỏ hữu nhãn hiệu. Do đó, sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa đã được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu được coi là hành vi hợp pháp.

Xem xét Điều 16 mục 1 trong mối quan hệ với chú thích 6 cho Điều 28 mục l điểm a Hiệp định TRIPS hỗ trợ lập luận với ý nghĩa là hệ quả của hết quyền, sử dụng nhãn hiệu gắn với hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ trong trường hợp sửa chữa hàng hóa được coi là hợp pháp.

Các vấn đề khác liên quan đến sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ như phạm vi sửa chữa, ranh giới giữa sửa chữa hợp pháp và hành vi xâm phạm nhãn hiệukhông được đề cập trọng Hiệp định TRIPS. Do đó, các nước thành viên WTO được tự do quyết định những vấn đề này bằng pháp luật quốc gia.


[1]Merriam-Webster Online Dictionary <Www.m-w.com/cgi-bin/ dictionary>.

[2]Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nảng, 2000, tr. 878.                     

[3]Le Petit Larousse Illustré, 1999, được trích dẫn bi Derclaye, Estelle, Repair and Recycle betiveen IP Rights, End User License Agreements and Encryption, (Heath, Christopher and Sanders, Anselm Kamperman (eds.), Spares, Repaỉrs and IPRs, KIuwer Law International, 2009, tr. 23).

[4]Ví dụ, các vụ việc ở Hoa Kỳ: Karl Storz Endoscopy America, Ịnc.ví Surgical Technologies, Inc.y 285 F.3d 848 (9th Cir. 2002); Jazz PhotoCorp. V. InVl Trade Comm'n, 264 F 3d 1094, 1105 (Fe.Cir.2001); Britishcases* British Leyland Motor Corporation and Others V. ArmstrongUnited Wire V. ScreenPatents Company Limited [1986], RPC 279; Repair Services (Scotland) Ltd [2001] RPC 439

[5]Xem: AIPPI, Working Guidelines, Question Q205, Exhaustion of IPRs in cases of recycling and repaỉr ofgoods, <http://www.aippi-china. org/wtyj/wt/200905/P020090ộ06505343653399.pdf>. AIPPI, Summary Report: Exhaustỉon ofIPRs in cases recycling or repair of goods, 2008, <https://www.aippi.org/download/comitees/205/SR205English.pdP>; AIPPI, ' Resolution, Question Q205, .Ẹxhaustion of IPRs in cases •/* recycling and repair of gọods, Congress Boston 2008, <https://www.aippi.org/ download/comitees/205/RS205English.pd£>.

[6]AIPPI, ỆỊệpimary Report: Exhaustion of IPRs in cases recyclỉng or repair of goods,*ị2008, <https://www.aippi.org/download/comitees/205/ SỊt205Engỉish.pdf>.

Sửa đổi lần cuối Thứ tư, 14 Tháng 12 2016 16:04

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành