Thứ ba, 24 Tháng 5 2016 00:00

Quy định về hết quyền đối với nhãn hiệu trong các hiệp định thương mại quốc tế

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Hết quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là vấn đề thuộc về mỗi quốc gia, mà còn là vấn đề mang tính toàn cầu do tác động của nó đối với thương mại quốc tế. Những khác biệt về chính sách, pháp luật hết quyền sở hữu trí tuệ và thương mại song song giữa các quốc gia có thể tạo ra những rào cản cho thương mại quốc tế. Do đó, hết quyền s hữu trí tuệ được xem xét tại nhiều diễn đàn song phương và đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại và cạnh tranh. Vấn đề này được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp trong những công ước quốc tế như: Công ước Bécnơ, Công ước Pari, Hiệp ước về s hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp bán dẫn, Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, Hiệp định TRIPS.

Trong Công ước Bécnơ - công ưc quốc tế đầu tiên trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan - thuật ngữ “hết quyền”không xuất hiện[1]. Công ước Bécnơ được thiết lập trên cơ sở lý thuyết lãnh thổ của quyền sở hữu trí tuệ, do đó, quyền tác giả và quyển liên quan mang tính quốc gia và có giá trị trong lãnh thổ quốc gia. Lý thuyết lãnh thổ được thể hiện trong một số quy định của Công ước Bécnơ, tại Điều 16, Điều 13(3) Công ước Bécnơ và Điều IV(4)(a) Phụ lục của Công ước Bécnơ. Cụ thể, Điều 16 Công ước Bécnơ quy định “Mọi tác phẩm phi pháp có thể bị tịch thu ở những quốc gia là Thành viên Liên hiệp... việc tịch thu được xử lý theo pháp luật của mỗi quốc gia”. Điều 13(3) quy định: “những đĩa âm thanh được sản xuất theo hợp đồng chuyển giao không tự nguyện và được nhập cảng không được sự cho phép của các chủ thể hữu quan vào một quốc gia nơi mà các bản sao như thế không được xem là hợp pháp, thì có thể tịch thu tại chỗ”. Điều IV(4)(a) Phụ lục của Công ước Bécnơ quy định “Giấy phép được cấp theo Điều II hay Điều III của Công ước Bécnơ không được bao hàm việc xuất cảng các phiên bản và chỉ có giá trị tuỳ từng trường hợp hoặc cho việc xuất bản các bản dịch hoặc tái bản trong nội địa của quốc gia nơi giấy phép đã được cấp”. Tóm lại, mặc dù Công ước Bécnơ không bao gồm quy định về hết quyền nhưng trên cơ sở lý thuyết lãnh thổ và những quy định trên đây có thể hiêu rằng: theo Công ước Bécnơ, hết quyền đối với quyền tác giả và quyền liên quan gii hạn ở cơ chế hết quyền quốc gia.

Trong khi Công ước Bécnơ không bao gồm bất kỳ quy định nào v hết quyền tác giả và quyền liên quan, Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (thông qua tại Giơnevơ ngày 20-12-1996) và Hiệp ước của WIPO về bảo hộ cuộc biểu diễn và bản ghi âm (thông qua tại Giơnevơ ngày 20-12-1996) đề cập đến vấn đề này. Điều 6(2) của Hiệp ước về quyền tác giả quy định: “không một quy định nào trong Hiệp ước này ảnh hưởng đến tự do của các nước thành viên trong quyết định điều kiện, nếu có, mà theo đó hết quyền được áp dụng sau khi bán lần đầu tiên hoặc chuyển giao quyền sỏ hữu bản gốc hoặc bản sao với sự cho phép của tác giả”. Tương tự, Điều 8(2) của Hiệp ước vể bảo hệ cuộc biểu diễn và bần ghi âm quy định; “không một quy định nào trong Hiệp ước này ảnh hưởng đến tự do của các nước thành viên trong quyết định điều kiện, nếu có, mà theo đó hết quyền được áp dụng sau khi bán lần đầu tiên hoặc chuyển giao quyền sở hữu bản gốc hoặc bản sao của một cuộc buổi diễn đã được định hình với sự cho phép của người biểu diễn”, cả hai Hiệp ước đều không buộc các nước thành viên phải áp dụng cơ chế hết quyền quốc gia, khu vực hay quốc tế và cũng không yêu cầu các nước thành viên quy định về hết quyền tác giả và hết quyền liên quan.

Theo Điều 6(5) cửa Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp bán dẫn, hết quyền đối với mạch tích hợp bán dẫn xảy ra khi đốì tượng này được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp bán dẫn, hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp bán dẫn. Tuy nhiên, Hiệp ước này không phát sinh hiệu lực, bởi vì, Hoa Kỳ và Nhật Bản không đồng tình với những quy định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế trong Công ước và số lượng thành viên không đủ để phê chuẩn Công ước.

Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (bản thỏa thuận năm 1991) cũng bao gồm quy định về hết quyền tại Điều 16(1). Theo đó, “tác giả không có quyền đôi với vật liệu nhân giông được bảo hộ [...] đã được bán hoặc đưa ra thị trường với hình thức khác bởi tác giả hoặc với sự đồng ỷ bủa tác giả trong lãnh thổ của nước thành viên liên quan, trừ trường hợp...”. Như vậy, về nguyên tắc, theo Công ước quốc tế về bảo hộ giông cây trồng mới, cơ chế hết quyền quốc gia đứợc áp dụng đối với giồng cây trồng mới.

Tóm lại, hết quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với mạch tích hợp bán dẫn và quyền đối với giống cây trồng mới đã được quy định trực tiếp hoặc gián tiếp trong một số công ước quốc tế. Ngoại trừ đối với Công ước quốc tế về bảo hộ giông cây trồng mới, mức độ đồng thuận giữa cac nước thành viện về vấn đề hết quyền chưa cao. Không có công ước quốc tế hoặc quy định cụ thể v hết quyền đối với nhãn hiệu. Vấn đề hết quyền đối với nhãn hiệu được hiểu từ các thỏa thuận trong ba công ưốc quốc tế: Công ước Pari, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại và Hiệp định TRIPS.

Có thể thấy rằng Công ước Pari là công ước quốc tế đầu tiên về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói riêng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung[2]được thiết lập trên cơ sở nguyên tắc đối xử quốc gianguyên tắc ưu tiên đối với người đăng ký nhãn hiệu. Tuy nhiên, công ước Pari không quy định trực tiếp về hết quyền sở hữu công nghiệp nói chung và hết quyền đối với nhãn hiệu nói riêng, nhưng trong mỗi quy định ngụ ý về hết quyền đối với nhãnhiệu được tìm thấy trong Điều 6(3) về tính độc lập của bảo hộ nhãn hiệu những nước khác nhau[3].

Đối với Hiệp định chung về thuế quan và thương mại không phải là một thỏa thuận quốc tế về sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, sở hữu trí tuệ được đề cập trong một số điều khoản của Hiệp định này như những thỏa thuận về sở hữu trí tuệ; những thỏa thuận chung có thể áp dụng cho sở hữu trí tuệ và không quy định cụ thể về hết quyền sở hữu trí tuệ mà chỉ áo dụng theo phương pháp loại trừ tất cả các nghĩa vụ phát sinh được quy định trong Hiệp định chung về thuế quan và thương mại. Ví dụ: Điu XX(d) quy định rằng: “các biện pháp không được áp dụng trong tình trạng gây ra phương thức độc quyền hoặc phân biệt vô lý giữa các nước khi có cùng điều kiện như nhau, hoặc gây ra hạn chế được ngụy trang đối với thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, các biện pháp như ngăn chặn nhập khẩu song song dựa trên cơ s pháp luật nhãn hiệu phải “cần thiết tuân thủ chặt chẽ pháp luật hoặc những quy định phù hợp với những quy định của Hiệp định này”.

Bên cạnh đó, vấn đề sở hữu trí tuệ được xác định ngay trong mục tiêu của Hiệp định TRIPS là thúc đẩy thương mại quốc tế thông qua bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời ngăn chặn các nước thành viên s dụng quyển sở hữu trí tuệ như những rào cản thương mại. Như vậy, có thể thấy rằng các quy định về hết quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu được đặt ra trong các hiệp định thương mại quốc tế trên phạm vi hợp tác song phương và đa phương nhằm hạn chế sự khác biệt về chính sách, pháp luật hết quyền sở hữu trí tuệ và thương mại giữa các quốc gia đang là rào cản cho thương mại quốc tế.


[1]Công ước Bécnơ về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật ngày 09-9-1886, hoàn thành tại Pari ngày 04-5-1896, sửa đổi tại Béclin ngày 13-11-1908, hoàn thành tại Bécnơ ngày 20-3-1914, sửa đổi tại Rôma ngày 02-6-1928, sửa đổi tại Brúcxen ngày 26-6-1948, sửa đổi tại Xtốckhôm ngày 14-7-1967, sửa đổi tại Pari ngày 24-7-1971.

[2]Công ước Pari vể bảo hộ sỏ hữu cộng nghiệp ngày 20-3-1883, sửa đổi tại Brúcxen ngày 14-12-1900, sửa đổi tại Oasinhtơn ngày 02-6-1911» sửa đổi tại Hague ngày 06-11-1925, sửa đổi tại Luân Đôn ngày 02-6-1934, sửa đổi tại Lisbon ngày 31-10-1958, sửa đổi tại Xtốckhôm ngày 14-7-1967 và 28-9-1979

[3]Tương tự như đối với nhãn hiệu, hết quyển đối vối sáng chế được quy định ngụ ý tại Điều 4bis(l) Công ước Pari.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành