Thứ ba, 08 Tháng 10 2013 00:00

Tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại địa bàn tỉnh Phú Thọ

Ảnh minh họa Ảnh minh họa

 

Để phục vụ việc giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử xin gửi tới các vị đại biểu Quốc hội một số thông tin về tình hình thực hiện chính sách nông nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Qua đó các đại biểu có nhiều thông tin hơn, trong việc nghiên cứu báo cáo giám sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII một cách khách quan nhất.

  1. Những kết quả đạt được.

Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn góp phần tích cực thực hiện Mục tiêu của chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh đề ra: tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 31,08% năm 2005 hết năm 2012 (theo chuẩn nghèo 2012) tỉnh Phú Thọ còn 14,12%; Năm 2013 còn 12,52% bình quân mỗi năm giảm 4,2% (11.755 hộ) góp phần đưa Phú Thọ cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo. Nâng cao nhận thức, kiến thức cho người nghèo, hỗ trợ người nghèo tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội một cách cơ bản và bình đẳng, giúp họ cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất. Giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo, xã có tỷ lệ nghèo cao.

Chương trình giảm nghèo đã tạo thành sức mạnh tổng hợp: nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế cho người nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; nông dân và các hộ đói nghèo có vốn sản xuất, lao động có việc làm, sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất được nâng lên, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên giảm nghèo, đời sống nhân dân được cải thiện và được thể hiện dưới các con số của từng dự án như sau:

- Công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật: Đã tổ chức tập huấn 125 lớp cho 5.850 lượt nông dân nghèo. Đối tượng tập huấn là các hộ nghèo tại địa phương theo tiêu chí tại Quyết định 170/QĐ-TTg. Nội dung gồm: kỹ thuật trồng, thâm canh lúa lai, ngô lai, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, đại gia súc, trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế trang trại Kinh phí triển khai thực hiện trong 5 năm là: 350,22 triệu đồng.

- Xây dựng mô hình điếm: Tổ chức xây dựng các mô hình điếm với 3 nội dung trồng trọt, chăn nuôi, khuyến lâm tại các xã miền núi, xã ĐBKK và ATK, nội dung chủ yếu tập trung vào các mô hình trồng, thâm canh 995 ha lúa lai, 97 ha ngô lai; trồng, thâm canh cây tre chuyên măng bát độ, trồng mây nếp nguyên liệu, cây sơn, phát triển sản xuất, phục vụ cho phát triển ngành nghề nông thôn. Trong 5 năm đó triển khai hỗ trợ cho trên 4.639 hộ với tổng kinh phí trên 2.480 triệu đồng thực hiện các mô hình.

- Phát triển ngành nghề nông thôn:

Hỗ trợ truyền nghề đan mây, tre, giang cho 172 hộ, kinh phí triển khai 300 triệu đồng; Hỗ trợ phát triển nghề mộc gia dụng: 550 triệu đồng; nghề thủ công khâu nón lá: 230 triệu đồng (tại cẩm Khê). Khôi phục làng nghề dệt mành cọ, dệt chiếu trúc tại Đoan Hùng, làng nghề nuôi ong lấy mật (tại Hạ Hoà) . Hỗ trợ máy đốn hái chè, quy trình vận hành máy móc, kỹ thuật hái, đốn chè. Kinh phí 550 triệu đồng;

Dự án Hỗ trợ Phát triến sản xuất thuộc chương trình 135 với tổngnguồn vốn: 83.100 triệu đồng, 275.599 hộ thụ hưởng, đã thu được những kết quả sau: Giống cây trồng: số hộ được thụ hưởng là 70.624 hộ, kinh phí là 17.132 triệu đồng, trong đó: Giống lúa 340,4 tấn với kinh phí là 5.195 triệu đồng; giống ngô lai 222,4 tấn, kinh phí là 5.517 triệu đồng; giống khoai tây 48 tấn, kinh phí là 1.080 triệu đồng; giống đậu tương 15 tấn, kinh phí là 684 triệu đồng; giống lạc 18 tấn, kinh phí là 572 triệu đồng; một số loại cây trồng khác (chè, sơn, mây nếp, cây lâm nghiệp) 3.136.200 cây giống, kinh phí là 4.086 triệu đồng.

Giống vật nuôi: số hộ được thụ hưởng là 8898 hộ, kinh phí là 15.291 triệu đồng, trong đó: Giống trâu, bò, dê 1.559 con, kinh phí là 6.348 triệu đồng; Lợn (lợn giống sinh sản và lợn thịt) 6.258 con, kinh phí là 4.776 triệu đồng; giống Gia cầm 110.516 con, kinh phí là 2.916 triệu đồng; thủy sản 1.991.750 con, kinh phí 1.927 triệu đồng; ong mật 400 đàn, kinh phí 200 triệu đồng.

Vật tư sản xuất: số hộ được thụ hưởng là 47.525 hộ, kinh phí là 16.561 triệu đồng, trong đó: Phân đạm Urê 664 tấn, kinh phí là 2.948 triệu đồng; phân tổng hợp NPK 1471 tấn, kinh phí là 4297 triệu đồng; phân Kali 255 tấn, kinh phí 1619 triệu đồng; phân Supe lân 328 tấn, kinh phí là 921 triệu đồng; các loại vật tư khác (Cám công nghiệp, Nilon che phủ, thuốc bảo vệ thực vật) 642 tấn, kinh phí là 4.866 triệu đồng.

Hỗ trợ máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất: số hộ được thụ hưởng là 14.571 hộ, kinh phí là 17.682 triệu đồng, tổng số máy móc, thiết bị được hỗ trợ là 2.938 máy (máy cày, bừa, máy bơm nước, máy hái chè, đốn chè, chế biến gỗ).

Xây dựng mô hình sản xuất: số hộ được thụ hưởng là 7.059 hộ, tổng số 144 mô hình, kinh phí là 8.154 triệu đồng.

Bồi dưỡng, tập huấn: Trong 5 năm đã tố chức được 1106 lớp, với 30.833lượt người tham gia, kinh phí là 4.011 triệu đồng.

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được triến khai đồng bộ đã giúp các xã, thôn bản ĐBKK có điều kiện xây dựng và trình diễn các mô hình sản xuất nông, lâm, ngư, nghiệp có năng suất, chất lượng cao, giúp đồng bào miền núi chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi cách nghĩ, cách làm, tập quán sản xuất, canh tác đạt năng xuất và hiệu quả hơn; nhiều ngành nghề mới được phát triển và nhân rộng. Hỗ trợ kinh phí cho các hộ nghèo có điều kiện mua sắm vật tư, giống cây trồng, vật nuôi, máy móc thiết bị phục vụ cho công tác chế biến bảo quản nông lâm sản... góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân.

- Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững 30a với tổng số vốn được hỗ trợphát triển sản xuất: 38.722 triệu đồng.

Kết quả thực hiện năm 2009:Hỗ trợ là 6.002 triệu đồng.

Chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm tăng thu nhập gồm: khoán chăm sóc bảo vệ rừng, giao đất trồng rừng sản xuất tạo việc làm tăng thu nhập;

Hỗ trợ về trồng trọt đảm bảo an ninh lương thực xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện gồm các hạng mục hỗ trợ như phân bón, công tác bảo vệ thực vật, trồng các loại cây trồng có năng suất, chất lượng, sản lượng cao với 105ha lúa, ngô, đậu đỗ các loại, số hộ hưởng lợi 1.389 hộ. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng 630 tấn, năng suất lúa tăng bình quân 2,5 tạ/ha.

Hỗ trợ các giống đặc sản địa phương như Lợn rừng lai, gà nhiều cựa theo hướng sản xuất hàng hóa đã góp phần tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo cho nhân dân địa phương.

Chương trình đã hỗ trợ vay vốn cho 3.456 hộ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc gia, cầm và xóa nhà tạm đã được nhân dân sử dụng hiệu quả.

Kết quả thực hiện năm 2010/ Hỗ trợ là 8.480 triệu đồng.

Các hạng mục hỗ trợ gồm:

Hỗ trợ xây dựng quy hoạch nông, lâm, thủy sản cho 520 ha lúa giống, ngô lai 286 ha, đậu tương 150 ha cho 8.045 lượt hộ gia đình.

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi 146 con bò laisind; 5.500 con gà giống nhiều cựa cho 1.600 hộ.

Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật về trồng trọt chăn nuôi kinh tế trang trại cho 1400 hộ tham gia học tập

Kết quả thực hiện năm 2011:Hỗtrợ là 10.660 triệu đồng.

Gồm hỗ trợ giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng 1.439,8ha cho 1.192 hộ; hỗ trợ 52,2 tấn gạo cho 480 hộ nghèo thiếu lương thực, hỗ trợ trồng lúa lai với diện tích 270ha, ngô lai 226ha, Đậu tương 33 ha, khoai tây hà lan 50ha, trồng mới 10 ha chè Phúc Vân Tiên, 174 con bò laisind 72 con lợn cái giống, 32ha nuôi trồng thủy sản, 16,7 nghìn liều vắc sin dịch tả lọn, 13,73 nghìn liều vắc sin lở mồm long móng

Hỗ trợ cơ giới hóa gồm 96 máy bơm nước, máy hái chè, máy cày bừa, máy vò lúa.

Hỗ trợ tập hấn kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi.. ..4.250 hộ

Kết quả thực hiện năm 2012:lỉề trợ là 13.580 triệu đồng gồm:

Trồng trọt: Cây chè với diện tích 60ha, 30 ha trồng cây Sơn, 140 ha trồng lúa, 25 ha khoai tây.

Chăn nuôi: 190 con bò, 150 con trâu sinh sản, 530 con lợn và và các lớp tập huấn xúc tiến thương mại.

          2. Tồn tại, hạn chế trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, thay đổi nhận thức, sự tham gia của người nghèo, xây dựng cơ chế điều hành, lồng ghép trong chính sách giảm nghèo.

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách giảm nghèo trên địa bản tỉnh Phú Thọ cũng vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục:

-         Một số chương trình, dự án triển khai chậm, quá trình thực hiện còn lúng túng. Năng lực quản lý và tổ chức thực hiện của một số chủ đầu tư, chủ dự án còn hạn chế, nhất là cấp xã, do đó việc triển khai thực hiện dự án chậm và còn sai sót, nhất là khâu hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đầu tư, giải ngân, thanh quyết toán. Việc huy động nguồn lực của địa phương đạt thấp, tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào ngân sách cấp trên khá phố biến. Công tác xã hội hoá các hoạt động của chương trình, dự án hạn chế.

-         Chế độ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời; xác định danh mục, quy mô đầu tư thiếu chính xác, vẫn xảy ra tình trạng đề nghị xin điều chỉnh, bổ sung thay đổi danh mục, quy mô công trình.

-         Công tác kiểm tra, giám sát của một số sở ngành quản lý các dự án chương trình chưa thường xuyên; tổng hợp, đánh giá thiếu cụ thể; giải quyết hoặc đề xuất xử lý những phát sinh vướng mắc chưa kịp thời. Sự phối kết hợp trong Ban chỉ đạo, giữa các sở, ngành và UBND các huyện chưa chặt chẽ.

-         Tính bền vững của việc giảm nghèo chưa cao, đặc biệt đối với các vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi thường xảy ra hạn hán, thiên tai, lũ lụt...tỷ lệ hộ nghèo, tái nghèo còn cao.

-         Công tác rà soát, khảo sát nắm tình hình đói nghèo, xác định hộ nghèo hạn chế, vai trò của cấp uỷ đảng, chính quyền cơ sở chưa được phát huy; kết quả phản ánh có địa phương, cơ sở chưa chính xác; không đạt mục tiêu đề ra.

3 Nguyên nhân của những tồn tại.

- Về khách quan: Sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão, lũ, dịch bệnh, hiệu quả đầu tư sản xuất nông nghiệp thấp, rủi ro cao; tình trạng suy giảm kinh tế thế giới và trong nước đã hạn chế các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Văn bản hướng dẫn của một số Bộ, ngành chủ quản chương trình, dự án chậm; có nội dung chương trình 135, dự án đến tháng 9/2008 mới có hướng dẫn triển khai thực hiện, ảnh hưởng trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện; chính sách nhiều, phân tán, chồng chéo...

-    Về chủ quan: Phú Thọ là tỉnh miền núi còn nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh cho các chương trình mục tiêu quốc gia rất hạn hẹp. Mức sống dân cư chưa cao, khả năng huy động các nguồn lực từ cơ sở thấp.

Đặc biệt, do nhận thức của một số cấp uỷ đảng, chính quyền, của bản thân người nghèo còn hạn chế, bên cạnh đó vùng nghèo được hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, người nghèo ngày càng được thụ hưởng nhiều chính sách quan tâm hỗ trợ trực tiếp của Đảng, Nhà nước nên một số địa phương, một bộ phận người nghèo đã xuất hiện tư tưởng trông chờ, ỷ nại...có nơi mất đoàn kết ở cơ sở.

4. Một số kinh nghiệm trong thực hiện chương trình.

Một là, cần có sự chuyển biến nhận thức: Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân đây là một chủ trương, chính sách an sinh xã hội lớn, nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên trong chiến lược phát triến kinh tế - xã hội, lấy phát triển kinh tế xã hội để giảm nghèo, để từ đó hoạch định các chương trình cụ thể từng năm bằng việc Nhà nước trợ giúp một phần và huy động cộng đồng, gia đình, dòng họ hỗ trợ để chính người nghèo tự vươn lên. Thực tế chứng minh, nơi nào nhận thức của cấp uỷ Đảng, chính quyền cụ thể sâu sắc, bám sát vào chương trình, coi chương trình Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng yếu thì mới tạo ra sự phát triển đồng bộ và đạt kết quả tốt.

Hai là, cần điều tra nắm vững số lượng, nguyên nhân hộ đói nghèo để đề ra các giải pháp cụ thể, phù hợp để việc tác động đúng địa chỉ và đề xuất của người dân và người dân chính thức là chủ thể trong ý tưởng cho đến tổ chức thực hiện thì mới tạo nên sự thành công.

Ba là, phát huy mạnh mẽ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; phải công khai, công bằng trong việc thực hiện các chính sách.

Bốn là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đổi mới phương thức lãnh đạo theo hướng có trọng tâm, trọng điểm. Các cấp ủy Đảng phải lãnh đạo toàn diện; chính quyền điều hành cụ thể, sáng tạo, phù hợp, phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội về quyền làm chủ của nhân dân; khơi dậy nội lực, ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo. Tăng cường kiểm tra, giám sát, lồng ghép các nguồn lực thực hiện chương trình.

Năm là, Tập trung hỗ trợ phát trien sản xuất, thực hiện chuyến giao đúng kỹ thuật tuyên truyền nâng cao ý thức của các hộ tham gia thực hiện chương trình, khuyến nghị cho người dân về các quy trình kỹ thuật mới, những cách làm hay, tiến bộ từ đó có tác dụng lan tỏa trong cộng đồng; coi trọng phát huy nội lực, không ngừng tranh thủ mọi nguồn lực qua các chương trình, dự án, doanh nghiệp và xã hội hóa. Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vùng nghèo có giá trị giảm nghèo bền vững.

Sáu là, Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực tham gia chương trình; đẩy mạnh hoạt động truyền thông, tổ chức lấy ý kiến của nhân dân xây dựng các mô hình theo đề xuất của người dân đảm bảo đúng hướng, áp dụng tiến bộ khoa học tiến bộ vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản; Tận dụng kiến thức khoa học trong liên kết 4 nhà vào hoạt động sản xuất kinh doanh từ đó có thị trường đầu ra ổn định. Phối họp với Đài phát thanh truyền hình thực hiện phóng sự trên truyền hình tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật.

5. Giải pháp.

-        Nhóm giải pháp về chính sách:

Về nguyên tắc Nhà Nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Hoạt động Hỗ trợ người nghèo cũng phải thực hiện trong khuôn khổ pháp luật, được điều chỉnh bằng các văn bản qui phạm pháp luật, hoạt động Hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững ưu tiên hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà Nước. Ưu tiên đầu tư thực hiện các dự án phục vụ nhiều người ở những vùng đời sống quá khó khăn;

Có chính sách trợ giá đầu vào, tiêu thụ nông sản phù hợp cho các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn tham gia sản xuất trong chương trình xuất khẩu hoặc xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.

Tuyên truyền hỗ trợ thông tin, hỗ trợ khắc phục rủi ro trong sản xuất, có chính sách thu hút nhân tài về các xã để thúc đẩy phát triển sản xuất giảm nghèo bền vững.

-        Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện:

Trong khi yêu cầu của người dân được hỗ trợ cả về lực lượng lao động, vốn, cán bộ lãnh đạo, y tế và giáo dục. Bởi vì các vùng đặc biệt khó khăn, vùng nghèo hầu hết là những vùng điều kiện để tiếp cận cuộc sống còn nhiều khó khăn, các điều kiện phục vụ y tế, giáo dục, văn hoá v.v. còn thiếu thốn rất. Đặc biệt giữa chính quyền phải có sự phối họp chặt chẽ trong công tác khuyến Nông-Lâm-Ngư để giúp người dân có thể vượt qua được những khó khăn ổn định sản xuất và đời sống. Giải pháp về hỗ trợ sản xuất hỗ trợ công tác khuyến nông, lâm, ngư

+ Hỗ trợ nông dân Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, vật tư phân bón vào sản xuất.

+ Hỗ trợ vốn cho việc ứng dụng kỹ thuật mới, thử nghiệm giống cây trồng vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.

+ Ưu tiên vốn vay cho các hộ có mô hình trang trại nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa. Cho vay ưu đãi, lãi xuất thấp đối với các hộ trồng cây ăn quả theo mô hình trang trại từ 2 ha trở lên, thời hạn vay 10-15 năm. Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với người sản xuất và các cơ sở chế biến tiêu thụ sản phẩm.

+ Quy hoạch bố trí lại hệ thống lưới chợ nông thôn. Nhanh chóng xây dựng các chợ thu mua sản phẩm có tính chất là đầu mối về rau xanh, cá, tôm, hoa... phục vụ bán buôn, nhằm tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân và thúc đẩy thị trường ở nông thôn phát triển.

-       Giải pháp về nguồn lực:

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình; làm tốt công tác huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho chương trình, khuyến khích nhân dân cùng tham gia đầu tư xâý dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm

-       Tăng cường nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, bảo đảm đủ theo quy định đế các xã có khả năng thực hiện chương trình theo đề án,dự án; nhà nước có nhiều hình thức hỗ trợ, có thể cả bằng hiện vật. Đầu tư mạnh nguồn lực cho phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 30 Tháng 5 2014 02:05

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành