Thứ sáu, 17 Tháng 6 2016 15:37

Dự kiến triển vọng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Định hướng châu Á - Thái Bình Dương (TPP) và định hướng châu Á có quan hệ tương tác lẫn nhau, do vậy việc xem xét triển vọng và tiến trình phát triển của TPP cũng được gắn liền động thái tiến triển của định hướng Đông Á nhằm cùng đạt đến Hiệp định Thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương. Do vậy, các hiệp định thương mại tự do trong tương lai được xét theo hai hướng xuyên Thái Bình Dương và châu Á. Mỗi tiến trình được thực hiện thông qua nhiều giai đoạn khác nhau. Trong khi từng bước tiến trình của mỗi định hướng đều có những nhân tố không chắc chắn, nhưng kết quả lại cho thấy các định hướng đều đang hết sức thuyết phục. Cách tiếp cận hai hướng tránh được sự so sánh một cách đơn điệu, cứng nhắc trong nhiều phương án lựa chọn, tập trung vào định hướng “tích cực - bền vững”.

Các hiệp định tự do thương mại được ký kết theo hướng xuyên Thái Bình Dương được xây dựng dựa trên Hiệp định được ký kết giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (Hiệp định P4) trước đây và các hiệp định song phương gắn kết các cặp thành viên tiềm năng. Trong giai đoạn đầu, các nước thuộc TPP gia nhập và tham gia đàm phán năm 2010. Bước tiếp theo bổ sung thêm các nền kinh tế NAFTA khác (Canada và Mexico) và Nhật Bản năm 2013. Giai đoạn tiếp theo đến năm 2020, có thể là sự tham gia của Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan... Do vậy, sau năm 2020 là nhóm có thể hơn 12 thành viên bao gồm nhiều nền kinh tế lớn có quy mô thương mại hàng đầu thế giới (TPP > 12) nhằm hình thành nên FTAAP theo định hướng TPP.

Các hiệp định tự do thương mại được ký kết theo hướng Châu Á xây dựng dựa trên nỗ lực của liên kết ASEAN+, bao gồm Phác thảo Kế hoạch Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại song phương hiện nay với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, New Zealand (RCEP). Các hiệp định này bao quát một lượng lớn các hoạt động thương mại, nhưng bao gồm ít lĩnh vực trong một hiệp định và cho phép miễn trừ lớn hơn các FTA của hướng xuyên Thái Bình Dương. Hơn nữa, ba nền kinh tế lớn nhất hiện không gắn kết với nhau trong bất kỳ hiệp định nào, mặc dù Hiệp định CJK (Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc) hiện đã xúc tiến được đến vòng 7 các đàm phán tháng 5 năm 2015.

RCEAP (hay ASEAN+6) được kỳ vọng hoàn tất việc ký kết vào năm 2015 nhằm hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định Thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho sự hình thành Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (EAFTA). Mặc dù EAFTA sẽ không tạo ra những tự do hóa song phương mới nhưng EAFTA sẽ gắn kết các quy định và cho phép áp dụng quy định về xuất xứ cộng gộp toàn khu vực. Điều này sẽ đạt được thêm những lợi ích về phúc lợi xã hội và thương mại.

Các định hướng châu Á và xuyên Thái Bình Dương trên đều hướng đến một hiệp định tự do thương mại (FTA) ở quy mô rộng hơn là FTAAP. FTAAP sẽ bao gồm tất cả các nền kinh tế theo hai hướng cộng với Nga và Đài Loan của Trung Quốc. Định hướng xuyên Thái Bình Dương bắt đầu từ P4 nhưng đã nhanh chóng mở rộng với thương mại nội vùng trong TPP12 đạt 41% tổng thương mại. Định hướng Châu Á bắt đầu với ASEAN và khi mở rộng thành EAFTA nó cũng chỉ chiếm 24% trong tổng thương mại của khu vực, phần lớn xuất khẩu đều xuyên qua Thái Bình Dương, đến chủ yếu là Bắc Mỹ. Mặc dù định hướng Châu Á bao phủ hoạt động thương mại ít hơn định hướng xuyên Thái Bình Dương và dường như áp dụng ít quy định nghiêm ngặt hơn định hướng xuyên Thái Bình Dương, nhưng nó sẽ tạo ra lợi ích phúc lợi xã hội lớn hơn định hướng TPP. Đó là vì hầu hết thương mại của TPP là kết quả của các hiệp định hiện có, bao gồm Hiệp định NAFTA. Hơn nữa, các nền kinh tế theo hướng châu Á nhìn chung sẽ tăng trưởng nhanh hơn các nước theo hướng TPP.

Bảng 4: Tổng hợp các viễn cảnh

Thứ

tự

Mục tiêu Mô tả Những tham số thay đổi
0 Điểm chuẩn Tăng trưởng IMF CEPn, thực hiện các FTA đã thỏa thuận Thay đổi thuế quan và NTB (hàng rào phi thuế quan) như lịch biểu
1 Định hướng TPP Hiệp định TPP9 và tiếp tục mở rộng thanh TPP 12 Thay đổi thuế quan và NTB tương tự như các hiệp định trước đó giữa các thành viên TPP. Sử dụng các ưu đãi lớn hơn ưu đãi trước đó để tích lũy ROO
2 Định hướng châu Á Hiệp định CJK và củng cố và gắn kết tất cả các hiệp định ASEAN+3 thành một EAFTA duy nhất Thay đối thuế quan và NTB tương tự như các hiệp định trước đó giữa các thành viên CJK, gắn kết ASEAN +1 và Hiệp định CJK tạo ra các ưu đãi lớn hơn ưu đãi trước đó để tích lũy ROO
3 FTAAP từ định hướng TPP Mở rộng TPP12 để tiến tới bao gồm toàn bộ 21 nền kinh tế APEC Cắt giảm thuế quan và NTB tương tự như định hướng TPP. Sử dụng các ưu đãi lớn hơn ưu đãi trước đó để tích lũy ROO
4 FTAAP từ định hướng châu Á Mở rộng EAFTA để tiến tới bao gồm toàn bộ 21 nền kinh tế APEC Cắt giảm thuế quan và NTB tương tự như định hướng châu Á. Sử dụng các ưu đãi lớn hơn ưu đãi trước đó để tích lũy ROO
5 FTAAP từ cả hai định hướng Mở rộng TPP12 và EAFTA để bao gồm toàn bộ 21 nền kinh tế APEC Cắt giảm thuế quan và NTB ở mức bình quân giữa hai hướng TPP và châu Á. Sử dụng các ưu đãi lớn hơn ưu đãi trước đó để tích lũy ROO
6 FTAAP từ điểm chuẩn FTA giữa 21 nền kinh tế APEC không có Hiệp định trước đó Cắt giảm thuế quan và NTB như trong FTAAP từ cả hai hướng
7 Hướng TPP với sự tham gia tích cực của Nhật Bản Nhật Bản tham gia TPP trong vòng đầu đàm phán chứ không phải vòng hai Tương tự định hướng TPP, tự do hóa tại Nhật Bản được thực hiện năm 2015
8 Định hướng TPP có miễn trừ Giảm mức bảo hộ thấp hơn tại một số ngành công nghiệp nhạy cảm Tương tự định hướng TPP với tự do hóa sớm của Nhật Bản, việc cắt giảm được điều tiết giữa ba lĩnh vực nhạy cảm nhất của mỗi nước.
9 Sự bế tắc Tương tự như điểm chuẩn, nhưng không thực hiện FTA Thuế quan và NTB được giữ ở mức 2010

Tất nhiên, tất cả điều này cũng có nghĩa là định hướng châu Á sẽ khó phát triển hơn và hoặc sẽ quy tụ những quy tắc ứng xử yếu hơn.

Các quy định của FTAAP được giả định sẽ phụ thuộc vào các định hướng, con đường đã sử dụng để đạt đến đích tức là FTA này phụ thuộc vào những hiệp định hiện đang tồn tại, những khuôn mẫu của nó có thể dựa trên TPP hoặc trên EAFTA hoặc kết hợp cả hai. Hiệp định này cũng có thể được phát triển từ vạch xuất phát nếu không có định hướng nào tồn tại. Lựa chọn cuối cùng - sự ra đời từ chính FTAAP - nó có thể không xảy ra, nhưng sẽ cung cấp quy chuẩn hữu ích để phân tích định hướng TPP và châu Á. Tất cả các định hướng hay con đường trên đều được tính đến để đi đến một Hiệp định FTAAP được hình thành trong một tương lai gần sắp tới.

Cùng với những viễn cảnh này, cần xem xét một số tình huống của mỗi định hướng như được tổng hợp lại một cách vắn tắt như trong Bảng 4.

Sửa đổi lần cuối Thứ hai, 05 Tháng 12 2016 16:01

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành