Thứ ba, 16 Tháng 8 2016 07:17

Một số kiến nghị về hết quyền đối với hàng hóa nhãn hiệu bảo hộ sửa chữa

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Sửa chữa và tái chế hàng hóa ngày càng chứng tỏ giá trị kinh tế và giá trị sinh thái với lý do giảm chi phí nguyên liệu và năng lượng đầu vào cho nhà sản xuất, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường do giảm đáng kể lượng chất thải. Tái sử dụng sản phẩm cũng đem lại lợi ích cho ngưi tiêu dùng, với lý do người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm mới hoặc sản phẩm tái sử dụng cho phù hợp với điều kiện. Bên cạnh đó, tái sử dụng có thể giúp giảm giá sản phẩm[1]. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, cơ sở pháp lý cho sửa chữa, tái chế sản phẩm chứa yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và để giải quyết những vụ việc liên quan đến loại sản phẩm này không đầy đủ. Do đó, cần phải bổ sung những quy định về hết quyền đối với nhãn hiệu và hết quyền số hữu trí tuệ nói chung nhằm tạo cơ sở pháp lý cho sửa chữa, tái chế sản phẩm và giải quyết những vụ việc liên quan đến những hoạt động này. Pháp luật cũng như thực tiễn của Hoa Kỳ và Hướng dẫn, Nghị quyết của Hiệp hội bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ quốc tế về hết quyền đối với nhãn hiệu trong trường hợp sửa chữa, tái chế là những tham chiếu có giá trị cho chúng ta[2].

Các quy định pháp luật về hết quyn đối với nhãn hiệu trong trường hợp sửa chữa, tái chế nên bao gồm những nội dung sau đây: (i) định nghĩa sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; (ii) tính hợp pháp của sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ; (iii) các trường hợp sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyển đối với nhãn hiệu.

1. Định nghĩa sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ

Cần quy định bổ sung định nghĩa sửa chữa (và tái chế) trong Nghị định số 103/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP). Định nghĩa này nên bổ sung thêm khoản 3 Điều 21 và quy định như sau:

“Sửa chữa sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ được hiểu là tân trang lại sản phẩm, bảo dưỡng sản phẩm, khôi phục phần bị hỏng hoặc bị lỗi để duy trì tình trạng bình thường của sản phẩm”.

Trong trường hợp sửa chữa, sản phẩm vẫn là sản phẩm ban đầu nhưng có một số thay đổi nhỏ do được tân trang, bảo dưỡng, khôi phục. Tái chế sản phẩm được hiểu là sự can thiệp vào sản phẩm ban đầu ở mức độ cao hơn sửa chữa nhưng không tạo ra sản phẩm mới. Nói cách khác, đối với tái chế sản phẩm,mức độ can thiệp vào sản phẩm ban đầu cao hơn sửa chữa sn phẩm nhưng thấp hơn tạo ra sản phẩm mới.

2. Tính hợp pháp của sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ

Phải khẳng định rằng: sau khi sản phẩm được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc vối sự đồng ý của chủ s hữu nhãn hiệu và chủ sở hữu nhãn hiệu đã thu được lợi ích kinh tế từ việc đưa sản phẩm ra thị trường, người mua sản phẩm có quyền sửa chữa, tái chế sản phẩm theo mong muốn của họ vì mục đích tiêu dùng hoặc kinh doanh, trừ trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu và phía bên kia của hợp đồng có thỏa thuận khác. Chẳng hạn, trong hợp đồng phân phối sản phẩm giữa chủ sở hữu nhãn hiệu và nhà phân phối bao gồm điều khoản “chỉ sử dụng sản phẩm một lần”. Trong những trường hợp quyền sửa chữa, tái chế sản phẩm của bên mua bị hạn chế do thỏa thuận hợp đồng như vậy, giá trị pháp lý của những điu khoản này phải được xem xét kỹ lưỡng theo quy định của pháp luật cạnh tranh.

Đối với sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ và sửa chữa hàng hóa được bảo hộ quyển sở hữu công nghiệp nói chung được công nhận hợp pháp theo điểm b khoản 2 Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành mặc dù không có quy định cụ thể v vấn để này. Nhằm thiết lập cơ sở pháp lý chắc chắn và rõ ràng cho sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ và sửa chữa hàng hóa được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung, Nghị định số 103/2006/NĐ-CP nên tiếp tục được sửa đổi, bổ sung trong đó, quy đinh rõ tính hợp pháp của sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ. Cụ thể, nên bổ sung khoản 4 cho Điếu 21 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP với quy định như sau:

“Sửa chữa và tái chế sản phẩm mang đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ là khai thác công dụng của sản phẩm theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ”.

3. Các trường hợp sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Nên lưu ý rằng, chủ sở hữu nhãn hiệu cũng như chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp khác không có quyển ngăn cấm sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ sau khi sản phẩm đã được đưa ra thị trường bởi chính chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu. Nói cách khác, về nguyên tắc, sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ được, công nhận hợp pháp như hệ quả pháp lý của hết quyn đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, kể cả khi hết quyn đối với nhãn hiệu đã xảy ra, chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn có quyền ngăn chặn sửa chữa sản phẩm trong một số trường hợp. Vấn đề này cần được quy định trong Nghị định số 105/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật s hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP). Việt Nam có thể tham khảo pháp luật Hoa Kỳ khi xây dựng pháp luật về vấn đề này. Theo pháp luật Hoa Kỳ, sửa chữa hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyển đối với nhãn hiệu trong những trường hợp sau: (i) sửa chữa, tái chế làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn giữa sản phẩm ban đầu và sản phẩm được sửa chữa, tái chế; (ii) khi có căn cứ cho rằng sửa chữa, tái chế làm cho tình trạng của sản phẩm giảm sút và ảnh hưởng đến danh tiếng, uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu; (iii) khi có cản cứ cho rằng việc sử dụng sản phẩm được sửa chữa, tái chế gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của người tiêu dùng; (iv) tạo ra sản phẩm mói từ sản phẩm ban đầu sản phẩm ban đầu có thể là một bộ phận hoặc nguyên liệu cho bộ phận mới được tạo ra và gắn nhãn hiệu lên sản phẩm mới.

Quy định này được xây dựng trên cơ sỏ chức năng cơ bản của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng nhận biết nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ cùng loại nhưng có nguồn gốc khác nhau. Quy định này nhằm bảo vệ uy tín của chủ sở hữu nhãn hiệu, đồng thời bảo vệ quyn lợi của người tiêu dùng.

Hơn nữa, Nghị định số 105/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 119/2010/NĐ-CP) nên bổ sung quy định: chủ sở hữu nhãn hiệu không có quyền ngăn cấm những giao dịch thương mại liên quan tới sản phẩm được sửa chữa khi sản phẩm gắn những thông tin cần thiết chỉ rõ rằng sản phẩm được sửa chữa và chủ sở hữu nhãn hiệu không liên quan đến những hoạt động này. Đây là căn cứ chứng minh sự khác biệt giữa sản phẩm ban đầu của chủ sở hữu nhãn hiệu và sản phẩm đã được sửa chữa. Cho nên, người tiêu dùng tránh được nhầm lẫn giữa sản phẩm ban đầu và sản phẩm đã được sửa chữa. Quy định này nhằm bảo vệ lợi ích của những chủ thể liên quan, đó là người sửa chữa, chủ sở hữu nhãn hiệu và người tiêu dùng.

Giải quyết những vụ việc v hết quyền sở hữu trí tuệ trong trường hợp tồn tại điều khoản giới hạn trong hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ không đầy đủ.


Drugs, ParaLlel Imports and Price Controls, Toulouse School of Economics, 2009, <http://www.econ.puc-rio.br/pdf/seminario/2009/article3.pdf>; Boonfueng, Krithpaka, Parallel Imports in Pharmaceuticals: Increase access to HIV drugs, Thailand Law Forum, <http://www.thailawforum.com/ article8/hivdrugsl.html>. Xem thêm: Taylor, Yolanda, Batling HĨV/AIDS: A decision makers guide to the procurement of medicines and related supplies, The International Bank for Reconstruction and Development/ The World Bank, 2004, tr, 11-20,

[1]Xem: AIPPI, Working GuỉdelineSy Question Q205, Exhaustion of IPRs in cases of recycling and repair of goods, <http://www.aippi-china. org/wtyj/wt/200905/P020090506505343653399.pdfX

[2]AIPPI, Working Guidelines, Question Q205, Exhaustion of IPRs in cases of recycling and repair of goods, <http://www.aippi-china.org/ wtyj/wt/200905/P020090506505343653399.pd£>; AIPPI, Resolution, Quéstỉon Q205, Exhaustion of IPRs in cases of recycling and repair of goods, Congress Boston 2008, <https://www.aippi.org/download/comitees/ 205/RS205En gli sh. pd£>.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành