Thứ bảy, 17 Tháng 9 2016 06:58

Kỹ năng vận dụng kết quả của quy trình phân tích đánh giá chính sách công trong hoạt động giám sát

(Ảnh minh họa) (Ảnh minh họa)

Việc sử dụng kết quả phân tích, giám sát chính sách công một cách hiệu quả, các đại biểu cần phải xem xét về quá trình tổ chức phân tích, đánh giá chính sách công được tổ chức như thế nào, quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi, đúng theo quy trình, công tác phân tích, đánh giá khoa học, hợp lý hay không, có đạt kết quả mong muốn không phải xem xét vào quá trình phân tích chính sách công có được tiến hành dựa trên các cơ sở sau hay không.

Thứ nhất, việc phân tích và giám sát chính sách công được các đại biểu tiến hành trên cơ sở đánh giá cả quá trình chính sách thông qua việc xác định chủ thể là một thực thể chủ động tác động lên các mỗi quan hệ với các thực thể khác.

Thứ hai, khi đại biểu tiến hành phân tích chính sách trong việc xây dựng chính sách cũng như việc giám sát chính sách từ khâu xây dựng chính sách đến khâu thực thi chính sách cần phải nghiên cứu đánh giá tác động của nhiều nhóm lợi ích khác nhau:

- Nhà nước là chủ thể phân tích, đánh giá chính sách công nên có thể thấy việc hoạch định và tổ chức thực thi chính sách công do nhà nước tiến hành. Các đại biểu tiến hành phân tích chính sách công để đánh giá những tiến bộ xã hội trên các lĩnh vực do chính sách của nhà nước mang lại. Đồng thời cũng thấy được những vấn đề mới phát sinh cần được giải quyết bằng chính sách công để xã hội tiếp tục phát triển theo định hướng. Như vậy, phân tích chính sách công của đại biểu Quốc hội giúp cho việc giám sát nhằm phát hiện, tìm kiếm và lựa chọn những vấn đề chính sách. Khi vấn đề chính sách được xác định, các đại biểu phải đề xuất những kiến nghị, khuyến nghị về các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong việc xây dựng cũng như tổ chức thực thi chính sách công. Phân tích chính sách công cũng như giám sát quá trình thực thi chính sách công giúp đưa ra được những giải pháp thích hợp với từng vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường theo định hướng. Các giải pháp, khuyến nghị của đại biểu được thể hiện cụ thể bằng mục tiêu và các biện pháp trong mỗi chính sách công. Như vậy, phân tích chính sách công giúp cho các đại biểu xác định mục tiêu cho lĩnh vực và phù hợp với mỗi đối tượng cụ thể. Hoạt động giám sát việc tổ chức thực thi chính sách công nhằm đánh giá tính khả thi của chính sách công trước trong quá trình thực hiện, các đại biểu Quốc hội phải tiến hành phân tích tính phù hợp giữa mục tiêu, biện pháp chính sách công mới hoạch định và điều kiện cụ thể của môi trường thực thi chính sách công. Khi chính sách công được ban hành và triển khai thực hiện, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội phải thường xuyên giám sát tình hình tổ chức thực thi để bổ sung, hoàn thiện cả nội dung và biện pháp thực hiện chính sách công. Hoạt động phân tích cũng như giám sát chính sách công của nhà nước luôn theo sát cả trong hoạch định và thực thi để đánh giá kịp thời, chính xác toàn bộ quá trình chính sách công. Tổng kết những kinh nghiệm làm chính sách công để không ngừng hoàn thiện chu trình chính sách công theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ.

Để đáp ứng yêu cầu hoạt động của đại biểu Quốc hội, việc sử dụng kết quả phân tích, đánh giá chính sách công của các cơ quan có thẩm quyền và chức năng chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động phân tích, đánh giá chính sách công từ trung ương đến địa phương là rất quan trọng. Ngoài ra, ban hành hệ thống thể chế để duy trì các hoạt động phân tích, đánh giá chính sách công theo định hướng.

Chính sách công của nhà nước tác động đến nhiều đối tượng trong xã hội và mang lại những lợi ích khác nhau cho mỗi cá nhân, tổ chức. Để bảo vệ quyền và lợi ích ca mình, các thành phần này thường xuyên tham gia, theo dõi, giám sát quá trình chính sách công, vì vậy các đại biểu cần vận dụng kết quả của các chủ thể tham gia phân tích, đánh giá chính sách công cho hoạt động của mình. Có thể thấy, các kết quả phân tích, đánh giá chính sách công mang tính chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp. Đối với những kết quả phân tích, đánh giá công chuyên nghiệp là do các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghiệp đoàn, tổ chức phi chính phủ... Các tổ chức này trở thành chủ thể phân tích, đánh giá chính sách công thường xuyên là do:

Thứ nhất, họ phải chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích của tổ chức mình bằng cách đệ trình sáng kiến chính sách lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ban hành chính sách công nhằm đáp ứng những mong muốn, yêu cầu của tổ chức họ. Muốn sáng kiến chính sách do mình đề xuất được nhà nước chấp thuận, họ phải thường xuyên phân tích, đánh giá các hoạt động có liên quan đến chu trình chính sách công để phát hiện những vấn đề làm ảnh hưởng đến quyền lợi của họ hay xã hội do tác động của chính sách công hiện hành. Chỉ có trên cơ sở đó, những đề xuất sáng kiến chính sách công của họ mới có tính thuyết phục cao.

Thứ hai, các tổ chức kinh tế, xã hội là những tế bào cấu thành nền kinh tế, nên những biến động làm ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội cũng sẽ làm tổn hại đến lợi ích của mỗi tổ chức. Vì vậy các tổ chức phải thường xuyên phân tích, đánh giá chính sách công để theo dõi những biến động trong các lĩnh vực tác động đến lợi ích của tổ chức mình nhằm kịp thời đề xuất ý kiến với nhà nước xem xét giải quyết bằng chính sách công.

Thứ ba, các tổ chức tiến hành phân tích, đánh giá chính sách công thường xuyên để biết mức độ tác động của chính sách công đến lợi ích của mỗi tổ chức, từ đó đề xuất những chương trình, chiến lược liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước nhằm tạo ra những lợi thế cộng hưởng cho họ từ những chính sách công hiện có.

Thứ tư, để tồn tại và phát triển, các tổ chức cũng cần ban hành chính sách công thiết thực trong phạm vi hoạt động của mình, vì vậy họ phải thường xuyên phân tích, đánh giá cả chính sách công và chính sách khác có liên quan để xem giữa các loại chính sách này có sự tương đồng hay không. Việc làm này giúp cho chính sách công của tổ chức mới được ban hành đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức trong môi trường chính sách vĩ mô của nhà nước.

Thứ năm, xét trên một góc độ nào đó, các tổ chức phân tích, đánh giá chính sách công thường xuyên có mối liên hệ khá gắn bó với nhà nước. Họ vừa có trách nhiệm cùng nhà nước bổ sung kết quả phân tích, đánh giá cho nhau, vừa dựa vào định hướng phân tích của nhà nước làm cho công tác phân tích, đánh giá chính sách công của tổ chức ngày càng hoàn thiện.

Bên cạnh các tổ chức có tư cách pháp nhân là những chủ thể phân tích, đánh giá chính sách công thưng xuyên, còn có các chuyên gia, các nhà khoa học quan tâm đến chính sách công. Với tư cách là cá nhân chuyên nghiên cứu về chính sách công, các chuyên gia và nhà khoa học luôn tìm kiếm những sáng kiến cho quá trình chính sách để đệ trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để có được kết quả nghiên cứu về chính sách công, họ phải tư duy trên cơ sở những quy luật vận động của các yếu tố cấu thành quá trình chính sách kết hợp với diễn biến của chính sách công trong thực tế. Do vậy họ phải thường xuyên phân tích, đánh giá toàn bộ diễn biến của chu trình chính sách công trong thực tế để so với yêu cầu chuẩn mực của lý thuyết mới có được những sáng kiến chính sách hữu ích. Kết quả nghiên cứu trên đây chỉ là những ý kiến của cá nhân về chính sách công, nhưng nếu kết quả này thu hút được sự quan tâm, chú ý của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội thì nó sẽ có cơ hội trở thành vấn đề chính sách của nhà nước hay của các tổ chức trong xã hội.

Các chủ thể phân tích, đánh giá chính sách công không thường xuyên bao gồm các đối tượng thụ hưởng chính sách công thuộc mỗi nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Bình thường họ ít quan tâm đến những biến cố xảy ra trong chu trình chính sách công, vì họ luôn tin tưởng vào chính sách do nhà nước ban hành. Họ luôn tâm niệm lợi ích của mình không thể bị ảnh hưởng vì nó nằm trong lợi ích chung của nhóm theo nguyên tác “bảo đảm chế độ, quyền lợi chung”. Nhưng khi bất thường xảy ra một vấn đề có tác động mạnh đến tư tưởng của họ như chứng kiến những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng hay tiếp nhận thông tin về ô nhiễm môi trường sông trên các phương tiện thông tin đại chúng... đã gây ra cảm xúc mạnh, khiến họ phải tiến hành phân tích, đánh giá tác động của những chính sách công hiện thời để có những yêu cầu cụ thể với tổ chức hay chính quyền các cấp. Các chủ thể này không thường xuyên phân tích, đánh giá chính sách công, nên nhng sáng kiến chính sách của họ ít khi được chấp nhận đưa vào nghị trình chính sách công vì thường mang nhiều cảm tính cá nhân, tản mạn, không hệ thống và thiếu tính thuyết phục.

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành