Thứ bảy, 22 Tháng 2 2014 00:00

Chính sách kinh tế trong xóa đói giảm nghèo

Rong nho biển một đối tượng “xoá đói giảm nghèo” và chuyển đổi nghề cho ngư dân ven biển Rong nho biển một đối tượng “xoá đói giảm nghèo” và chuyển đổi nghề cho ngư dân ven biển
  1. Những kết quả đạt được.

Cùng với việc tập trung nguồn lực phát triến kinh tế hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, trong những năm qua Chương trình giảm nghèo đã được cấp ủy, chính quyền các cấp chỉ đạo kịp thời và sát sao.

Những chính sách giảm nghèo do Chính phủ ban hành đã được các cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng triển khai đồng bộ cùng với nguồn kinh phí huy động từ ngân sách Nhà nước, các tố chức xã hội và cộng đồng đã làm giảm đáng kế tỷ lệ hộ nghèo. Bộ mặt nông thôn đã thay đổi, hạ tầng cơ sở, các cơ sở dịch vụ sản xuất, đời sống người dân được nâng cao, đời sống các hộ nghèo được cải thiện rõ rệt. Các huyện, thị xã, thành phố và các xã, phường, thị trấn đã đưa chương trình giảm nghèo vào trong Nghị quyết của Đảng bộ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình; việc phân công trách nhiệm tố chức thực hiện giữa các cấp, các ngành rõ ràng; một số chính sách, dự án đã được kế hoạch hoá từ cấp xã đến cấp tỉnh trên cơ sở xã hội hoá các hoạt động, xã hội hoá các nguồn lực: tỉnh, huyện, xã và nhân dân cùng tham gia.

-  Về thực hiện các chính sách: trong bối cảnh kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về những giải pháp điều hành phát triến kinh tế - xã hội trong tình hình mới, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công nhưng vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo; đồng thời, tiếp tục bố trí kinh phí đế triến khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo; ban hành một số các chính sách hướng tới người nghèo, cận nghèo như các chính sách về tín dụng, y tế, giáo dục, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề, tạo việc làm... nhằm giúp giảm nghèo bền vững đã được người dân đồng tình và đánh giá cao. Theo đó, các tỉnh cũng quan tâm, tạo điều kiện, bố trí nguồn vốn thực hiện đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm bảo tính kịp thời trong thực hiện chi trả, hỗ trợ đối tượng theo quy định. Nhìn chung, người nghèo, người cận nghèo đã tiêp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp của nhà nước, cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của các huyện, thị xã, thành phố giảm nhanh, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

-  Kết quả thực hiện các hoạt động thuộc chương trình giảm nghèo đã góp phần ổn định xã hội, thúc đấy tăng trưởng kỉnh tế và phát triền bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo.

-  Đời sống của người nghèo được cải thiện một bước về điều kiện sống, nhận thức của người nghèo được nâng lên, người nghèo đã được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập; một số nhu cầu thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng (nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, học tập...), về lâu dài, tác động của chương trình giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân.

-  Chương trình giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của cấp ủy Đảng, chính quyền; người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo.

  1. Những tồn tại, hạn chế:

-  So với tổng mức đầu tư, dự toán được duyệt của các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc chương trình giảm nghèo việc bố trí vốn kế hoạch hàng năm còn thấp, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra.

-  Việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân cũng như các tổ chức chính quyền vùng hưởng lợi tại khu vực nông thôn hầu như không có do đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Công tác xã hội hóa một số lĩnh vực như y tế, giáo dục tại các địa bàn này tuy có được triển khai nhưng chưa hiệu quả do không thu hút được đầu tư.

-  Một số văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan còn chưa kịp thời, chồng chéo, rất nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện thay thế, bổ sung còn thiếu đồng bộ đã khiến công tác điều hành và tố chức thực hiện còn nhiều vướng mắc.

Mẫu biểu điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo khi tính thu nhập hộ gia đình chỉ tính các chi phí cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ... không tính đến các khoản chi phí khác của hộ gia đình như ốm đau bệnh tật nặng, hiếm nghèo, hay chi phí học tập của con cái, trong khi những khoản chi này mới chiếm phần lớn chi phí của người nghèo. Đây là một khó khăn khi đánh giá nghèo ở cơ sở hiện nay.

-  Các chương trình lớn thuộc chương trình giảm nghèo chủ yếu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia. Hàng năm nguồn vốn chương trình này thường giao muộn. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến người dân thuộc đối tượng của chính sách (như Hợp phần hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trĩnh 135 chưa có sự quan tâm đúng mức đến tính thời vụ, đến giữa năm người dân có tiền hỗ trợ của Nhà nước mới thực hiện trồng cấy, chăn nuôi, bỏ lỡ một số nông vụ khác...).

-  Nhận thức về công tác giảm nghèo tại một số cơ sở vẫn còn hạn chế, thể hiện qua việc xây dựng các Kế hoạch giảm nghèo hàng năm chưa đầy đủ; kê khai thu nhập, tài sản thiêu chính xác. Mục tiêu giảm nghèo được đề ra. nhưng trong công tác tổ chức thực hiện chưa quyết liệt và hiệu quả, chưa kết họp được việc phát triển kinh tế của địa phương gắn với việc giảm tỷ lệ hộ nghèo. Tại một số cơ sở địa bàn trong tỉnh vẫn còn có tư tưởng trục lợi, trông chờ, ỷ lại, muốn được trợ cấp lâu dài và hưởng nhiều chính sách hỗ trợ của Nhà nước về bảo hiếm y tế, tín dụng, hỗ trợ giáo dục, bảo trợ xã hội nên chưa tích cực chủ động trong thực hiện các chính sách giảm nghèo nhằm đạt hiệu quả cao.

-  Kỹ năng làm việc của cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã cũng còn hạn chế.

  1. Nguyên nhân:
  2. Bài học kinh nghiệm:

- Nguyên nhân khách quan:

+ Một số cơ chế chính sách chưa đồng bộ, chưa phù hợp. Các chính sách còn nặng tính trợ cấp từ nhà nước làm phát sinh tư tưởng ỷ lại của các câp và của bản thân người nghèo, xu hướng nhiều địa phương huyện, xã và người dân muốn vào danh sách đối tượng nghèo. Còn có một số chính sách mang tính ngắn hạn, chưa tập trung tạo sinh kế nhằm giúp người nghèo có việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, khai thác được tiềm năng, thế mạnh; thiếu cơ chế chính sách khuyến khích và hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhất là hộ cận nghèo nhằm giúp họ thoát nghèo bền vững.

+ Việc huy động sự tham gia đóng góp của người dân cũng như các tổ chức chính quyền vùng hưởng lợi tại khu vực nông thôn hầu như không có do đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Công tác xã hội hóa một số lĩnh vực như y tế, giáo dục tại các địa bàn này tuy có được triển khai nhưng chưa hiệu quả do không thu hút được đẩu tư.

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Một số cơ sở chưa thực sự tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình; nguồn lực hỗ trợ cho chương trình còn hạn chế, nguồn lực huy động tại chỗ ít. Một số xã còn ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của cấp trên.

+ Tình trạng sai sót trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo còn xảy ra. Một số không đúng hộ nghèo, ghép khâu nghèo, hoặc đưa người tàn tật, người đơn thân nuôi con nhỏ không thuộc diện nghèo vào danh sách hộ nghèo để được hưởng các chính sách xã hội đối với người nghèo; một số xã, phường, thị trấn có hiện tượng tách các hộ có người già, người tàn tật đế nhằm hưởng trợ cấp xã hội, những ưu tiên dành cho người nghèo, hộ nghèo (y tế, giáo dục, vay vốn...) dẫn đến việc giảm nghèo chưa cao.

+ Hàng năm công tác sơ kết, đánh giá báo cáo chủ yếu dựa vào báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, các ngành liên quan gửi về; các báo cáo thường mang tính liệt kê số liệu, chưa có sự phân tích đánh giá đầy đủ dẫn đến chất lượng đánh giá chương trinh của tỉnh qua các năm còn hạn chế.

-  Phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, trên địa bàn đế thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Trong quá trình thực hiện phải kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội, gắn kết chương trình, dự án khác với chương trình mục tiêu giảm nghèo.

-  Có được các cơ chế khuyến khích hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo, tiến tới khá giả; địa phương chủ động, sáng tạo trong thực hiện giảm nghèo bên vững, khuyến khích phát huy mạnh mẽ nội lực trong nhân dân, huy động sự đóng góp tích cực của toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo.

-  Đẩy mạnh công tác đào tạo tập huấn, hướng dẫn dạy nghề, phố biến cách làm ăn, tập trang các ngành nghề gắn vói thực tiễn sản xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm, tố chức sơ tống kết kịp thời nhân rộng mô hình, điến hình làm ăn hiệu quả.

5. Giải pháp, kiến nghị:

1.1. Nhóm giải pháp về the chế chính sách

-          Chính sách dành cho người nghèo luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, rõ nhât là thông qua đầu tư nguồn lực đế thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Để nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo, các Bộ, ngành, địa phương cần từng bước đối mới cơ chế triển khai thực hiện. Trong đó, có sự thay đối về quan điếm, tư duy, chuyến từ cơ chế tập trung sang phân cấp cho địa phương với sự tham gia tích cực của người dân; chuyển từ hình thức cấp không sang hỗ trợ, cho vay; từ hồ trợ trực tiếp hộ nghèo chuyển sang hỗ trợ hộ nghèo, nhóm hộ nghèo và cộng đồng bằng các mô hình sản xuất... Nội dung các chương trình, chính sách chuyến dần theo hướng đa chiều, cùng với hỗ trợ trực tiếp người nghèo; đồng thời, có sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cho người dân.

Có sự phân định và tách biệt rõ ràng nhóm đối tượng cần sự trợ giúp về trợ cấp xã hội như người khuyết tật, người cao tuổi với người nghèo để tránh việc người dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

-          Việc tính thu nhập của hộ gia đình, trong đó yếu tố mức chi ra cũng nên nghiên cứu, tính toán thêm cả những yếu tố về giáo dục, y tế, mức sống ... để đánh giá nghèo phù họp với cuộc sông hiện tại hơn vì ngày nay cái nghèo không chỉ đơn thuần tính về lương thực. Một số đối tượng thu nhập vượt qua mức cận nghèo nhưng lại chưa giải quyết được việc con cái đi học, ốm đau khám chữa bệnh, tiếp cận thông tin, nước sạch sinh hoạt.... Vì vậy cần quan tâm cả đối tượng cận nghèo trong hoạch định chính sách nhằm giúp giảm nghèo bền vững.

  1. 2.Nhóm giải pháp về nguồn lực

-          Để đảm bảo đủ nguồn lực cho chương trình giảm nghèo cần phải áp dụng cơ chê huy động đa nguồn, bao gồm: Ngân sách Trang ương; ngân sách địa phương; huy động các doanh nghiệp trong địa bàn, huy động sự đóng góp của nhân dân; nguồn lực của chính người nghèo; huy động sự họp tác hỗ trợ của các Tổ chức Quốc tế. Các nguồn lực đầu tư nên tập trung, tránh dàn trải, nhỏ lẻ dẫn đến hiệu quả không cao.

-          Thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, trên địa bàn đế thực hiện mục tiêu giảm nghèo bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.

  1. Kiến nghị:

-  Các câp Bộ, ngành Trung ương cần nghiên cứu điều chỉnh chuẩn nghèo cho phù hợp vói tình hình phát triển kinh tế xã hội từng giai đoạn, thời kỳ.

-  Các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo nên đồng nhất, tránh chồng chéo trong việc thực hiện. Có các chính sách mans tính hỗ trợ, khuyến khích đối với những hộ thoát nghèo, tránh tình trạng các hộ nghèo có tâm lý mong muốn được là hộ nghèo để được nhận những hỗ trợ mang tính cho không của Nhà nước. Các chính sách hỗ trợ găn với quản lý Nhà nước của các Bộ, ngành có thế thiết kế lồng ghép trong các hoạt động hàng năm như chính sách về BHYT, chính sách giáo dục. Các chương trình, dự án liên quan tới cơ sở hạ tầng có thế thống nhất trong Chương trình 135... Từ đó, giúp Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo gọn nhẹ hơn, tránh sự chồng chéo và nâng cao hiệu quả giảm nghèo.

-  Ban hành riêng các chính sách trợ giúp các đối tượng cần bảo trợ xã hội, tách hắn “điều kiện” phải thuộc diện hộ nghèo mới được hưởng trợ cấp nhằm tránh việc cấp cơ sở và người dân đưa những trường họp này vào “hộ nghèo” đế nhận sự trợ giúp của Nhà nước.

-  Tiếp tục thực hiện Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2 theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

-  Hàng năm, Trung ương cần tăng cường bố trí kinh phí từ Ngân sách Trung ương nhằm giúp địa phương thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo theo kế hoạch đề ra. Đặc biệt, quan tâm bố trí thêm nguồn lực cho những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Sửa đổi lần cuối Thứ sáu, 30 Tháng 5 2014 01:58

Đăng ký nhận email

Đăng ký email để có thể có được những cập nhật mới nhất về tải liệu được đăng tải trên website

Tập san đã phát hành